Điều trị trầm cảm mất bao lâu

Trầm cảm là bệnh tâm lý và nó khác rất nhiều so với trạng thái cảm xúc mệt mỏi, buồn chán đơn thuần. Nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong suy nghĩ và cả hành vi. Vậy bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không? Có tự khỏi không?

Có rất nhiều người hiểu sai về bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một căn bệnh với những triệu chứng riêng biệt, chứ không phải là biểu hiện của sự chán nản, yếu đuối đơn thuần. Trong y học, trầm cảm được định nghĩa là hiện tượng rối loạn cảm xúc, rối loạn khí sắc phổ biến trong tâm thần học. 

Trầm cảm thực sự là một căn bệnh tâm lý, là hiện tượng rối loạn cảm xúc đáng lo ngại

Đây là căn bệnh tâm lý cực kỳ nguy hiểm, nó không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra những hệ lụy nhưng lại là nguyên nhân thúc đẩy người bệnh thực hiện điều đó. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, các mối quan hệ, sức khỏe, thậm chí là những hành vi tổn hại đến bản thân cùng những người xung quanh, nghiêm trọng nhất là tự tử. 

Tính đến nay đã ghi nhận rất nhiều trường hợp tự tử do trầm cảm ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tin đáng mừng là bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi được. Trong nhiều trường hợp một số người bệnh tiếp nhận điều trị kịp thời đã quay trở về cuộc sống hạnh phúc bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số người phải tiếp nhận điều trị trong một thời gian dài bệnh mới dần dần tốt hơn.

Theo các chuyên gia tâm lý của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, thời gian chữa khỏi nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết  của người bệnh. 

Trước khi bắt đầu bước vào liệu trình điều trị trầm cảm, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán và xác định mức độ nặng nhẹ tùy theo từng người. Trong đó, bệnh trầm cảm được chia làm 3 giai đoạn chính gồm: trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. 

Ở giai đoạn này, việc điều trị chủ yếu thông qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, tích cực trong suy nghĩ mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, nếu đã cố gắng thoát khỏi bệnh bằng các biện pháp tại nhà nhưng không đem lại kết quả khả quan, hãy sớm nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. 

  • Điều trị trầm cảm vừa và nặng: 

Điều trị bệnh trầm cảm ở 2 giai đoạn này bắt buộc phải do bác sĩ tâm lý có chuyên môn thực hiện. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau khi chẩn đoán chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đồng thời, việc điều trị lúc này cũng sẽ phức tạp hơn, kết hợp nhiều phương pháp như trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc Tây y kết hợp Đông y, thiền định, yoga, thay đổi thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học… Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải nhập viện để theo dõi điều trị. 

Sử dụng dụng thuốc  hợp trị liệu tâm lý là 2 phương pháp thường được sử dụng để điều trị trầm cảm

Trong đó, sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý là 2 phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất. Thuốc giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, còn trị liệu tâm lý giúp người bệnh học cách tự thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, mạnh mẽ đối mặt với những tình huống khó khăn, từ đó thay đổi cấu trúc tâm lý lâu dài. 

Cụ thể, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm bao lâu, liều dùng ra sao phải do bác sĩ chỉ định. Thông thường, phải sử dụng trong cả 2 giai đoạn là điều trị tấn công (kéo dài khoảng 6 – 12 tuần) và điều trị duy trì sau khi đã kiểm soát được triệu chứng, thuốc sẽ giúp phòng ngừa tái phát bệnh. 

Việc trị liệu tâm lý cần được thực hiện tại trung tâm lớn uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin cậy mới đảm bảo được hiệu quả tối đa. 

Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại websitetamlytrilieunhc.com hoặc Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Hoặc đến tham vấn trực tiếp tại địa chỉ: 

  • Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh | Điện thoại: (028) 2201 2555 – 096 299 8008

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, cũng có những trường hợp mắc bệnh trầm cảm và tự khỏi bệnh. Trường hợp này xảy ra chủ yếu ở những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ, khi các triệu chứng chưa diễn biến phức tạp và người bệnh có nền tảng tâm lý đủ vững mạnh để có thể tự bước ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực của trầm cảm. 

Tuy nhiên, đó chỉ là con số ít và hiếm. Còn lại, hầu như những trường hợp bị trầm cảm đều phải nhờ đến các biện pháp điều trị chuyên sâu của bác sĩ hoặc chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời. 

Vì vậy, nếu quyết định tiếp nhận điều trị trầm cảm và góp phần mang lại kết quả khả quan, người bệnh cần nắm rõ các lưu ý sau đây:

Muốn kết quả điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết người bệnh phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Bước này cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa, kết quả có chính xác hay không phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Lưu ý, ở bước này, người bệnh nên khai báo triệu chứng bệnh chính xác mới giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh hơn. 

Sau đó, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

 

Nhằm đảm bảo kết quả điều trị hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Thực hiện đúng theo phác đồ của bác sĩ hoặc chuyên gia và tuân thủ những nguyên tắc điều trị cũng như hướng dẫn. 
  • Trong trường hợp người bệnh đến thăm khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, được bác sĩ chuyên khoa khám và kê đơn thuốc để điều trị, hãy uống thuốc theo quy định. Tuyệt đối không được ngưng thuốc đột ngột. Việc làm này có thể kích phát các triệu chứng trầm cảm, thậm chí lần này các triệu chứng còn nặng nề hơn. 
  • Thực hiện điều trị tâm lý chính xác, đều đặn, thường xuyên nếu người bệnh lựa chọn điều trị tại trung tâm tâm lý.  
Chuyên gia tâm lý cho rằng người bệnh trầm cảm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Học cách tự chăm sóc tại nhà cũng là một trong những yếu tố góp phần giúp bệnh nhân trầm cảm nhanh khỏi hơn. Hãy chủ động hình thành những thói quen chăm sóc bản thân tại nhà như:

  • Tập thể dục hằng ngày: Bạn nên tận dụng thời gian sáng sớm mỗi ngày để tập thể dục, thể thao hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Đây là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích thực hiện vì nó đem lại hiệu quả còn tốt hơn cả thuốc. Bởi khoa học đã chứng minh thể dục thể thao sẽ giúp tâm trí thư giãn, đánh thức các tế bào, xua tan suy nghĩ tiêu cực nhờ quá trình tăng cường sản xuất serotonin và endorphins – những chất đóng vai trò ngăn ngừa trầm cảm. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Ưu tiên những loại thực phẩm tươi sống, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, chú ý bổ sung đầy đủ canxi và đảm bảo dưỡng chất cân đối trong cơ thể, duy trì cân nặng phù hợp. Đặc biệt, ăn uống lành mạnh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp não bộ hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý những người bị trầm cảm không nên sử dụng rượu bia vì nó sẽ khiến các triệu chứng trầm cảm nặng nề hơn. 
Tích cực trong thói quen sống và suy nghĩ là cách tốt nhất để cải thiện và phòng ngừa bệnh trầm cảm
  • Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ sâu sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn sau khi thức dậy. Lý do là bởi não bộ đã được nghỉ ngơi và phục hồi, từ đó thúc đẩy làm lành những triệu chứng trầm cảm, âu lo. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy cố gắng thay đổi sao cho phù hợp hơn như điều chỉnh nhiệt độ, không khí, ánh sáng, âm thanh để hình thành đồng hồ sinh học đúng đắn. 
  • Một số thói quen khác: Không chỉ ăn ngủ nghỉ tập thể dục, người bệnh cũng nên thay đổi những thói quen hằng ngày của mình nhằm thoát khỏi bệnh trầm cảm:
    • Học cách bỏ qua những cảm xúc tiêu cực, nhìn nhận mọi việc dưới nhiều góc độ khác nhau. 
    • Tự tạo niềm vui cho bản thân, tìm kiếm những điều mới mẻ làm bản thân vui vẻ hơn. 
    • Đọc nhiều sách báo hơn để cải thiện tâm trạng. Nên ưu tiên những quyển sách với chủ đề vui tươi hoặc sách triết lý, tâm lý học, Phật giáo… sẽ tốt hơn cho người bệnh trầm cảm. 
    • Học thiền và yoga để đạt được cảm giác thư giãn sâu, vừa cải thiện tâm trạng vừa kiểm soát triệu chứng bệnh trầm cảm hoặc phòng ngừa bệnh tái phát. 
    • Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội để mở rộng thế giới của mình, giảm thiểu sự cô lập. Hình thành mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân cũn như tiếp nhận những mối quan hệ mới. 

Trầm cảm thực sự là một căn bệnh và có thể chữa khỏi nếu tích cực điều trị. Mọi chẩn đoán và điều trị hiệu quả sẽ được bác sĩ tâm lý thực hiện, người bệnh nên phối hợp để đảm bảo kết quả trị liệu tốt nhất.

Nguồn: tamlytrilieunhc.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ đề