Bảo vệ nhà nước là gì

Ngày 28 tháng 02 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 được thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XIV

Theo đó, phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Đặc biệt, hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước được tổ chức trong phòng họp kín tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức. Trường hợp tổ chức ở ngoài trụ sở làm việc, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có trách nhiệm đề nghị cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh kiểm tra an toàn, an ninh trong và ngoài khu vực diễn ra hội nghị.

Bên cạnh đó, hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước phải sử dụng micro có dây và các phương tiện, thiết bị được cơ quan Bộ Công an, Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trước khi lắp đặt. Người tham dự không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tin, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 1002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.

Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.

Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.

Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:

- 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;

- 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;

- 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.

Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật Nhà nước.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trừ các quy định của Luật này liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Ngày 10 tháng 03 năm 2020, Bộ Công an cũng ban hành Thông tư số 24/2020/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Theo đó, 19 biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước bao gồm: Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật Nhà nước; Dấu chỉ độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật; Dấu Giải mật; Dấu điều chỉnh độ mật; Dấu quản lý số lượng tài liệu bí mật Nhà nước; Văn bản trích sao; Dấu Bản sao; Sổ đăng ký bí mật Nhà nước đi; Sổ đăng ký bí mật Nhà nước đến; Thống kê bí mật Nhà nước;…

Cần lưu ý, mực dùng để đóng các loại dấu chỉ độ mật là mực màu đỏ. Trường hợp tài liệu bí mật Nhà nước, sách chứa đựng nội dung bí mật Nhà nước được in, xuất bản với số lượng lớn thì cơ quan, tổ chức soạn thảo, tạo ra bí mật Nhà nước được in dấu độ mật bằng mực màu đỏ ở bên ngoài tài liệu, bìa sách.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước.

CÁC VĂN BẢN TẠI TẠI ĐÂY: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP, Thông tư số24/2020/TT-BCA

Sở Nội vụ

Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 7 2021 19:19 Lượt xem: 4050

(TUAG)- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng là cuộc đấu tranh không tiếng súng nhưng hết sức cam go, phức tạp và quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có những biến động phức tạp, khó lường hiện nay. Việc nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, vì vậy luôn là vấn đề cấp thiết và đặc biệt quan trọng. Gần đây, trên một số diễn đàn hải ngoại, xuất hiện các quan điểm xuyên tạc, chống lại đường lối, quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay. Tìm hiểu kỹ thì tác giả của các quan điểm trên, thực chất đều là các phần tử chống đối, cơ hội chính trị lâu nay vẫn không ngừng xuyên tạc, chống phá ta. Luận điểm mà chúng đưa ra là: Bảo vệ Tổ quốc chỉ đơn thuần là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, chứ không phải là bảo vệ một thể chế chính trị hay một đảng phái nào (!).Tại sao các thế lực thù địch lại đặt vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ để chống lại quan điểm bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta trong lúc này? Chúng muốn dùng một vấn đề nhạy cảm để đánh vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, đối với đường lối của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.Trước hết, phải thấy đây là một quan điểm hoàn toàn ngụy biện, dùng những lý lẽ bề ngoài có vẻ đúng đắn, hình thức có vẻ logic, nhưng thực chất là sai trái, sai lầm cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn lịch sử, với ý đồ nhằm tạo cớ để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tách rời bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phi chính trị hóa quân đội và công an nhân dân - lực lượng nòng cốt của sức mạnh tổng hợp quốc gia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Về lý luận và pháp lý, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới dù có chế độ chính trị khác nhau, nhưng chế độ chính trị đó phải được gắn liền với lãnh thổ quốc gia và được quản lý, bảo vệ theo luật pháp của quốc gia đó, được luật pháp, cộng đồng quốc tế công nhận về chủ quyền cũng như chế độ chính trị của quốc gia đó. Như vậy chế độ chính trị (thường gắn với đảng cầm quyền) phải gắn liền với một quốc gia, lãnh thổ nhất định, không có quốc gia và chế độ chính trị chung chung cho cả xã hội loài người.Chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị luôn gắn bó chặt chẽ biện chứng với nhau. Trong chủ quyền quốc gia đã bao hàm những chủ quyền cơ bản là quyền tối cao về lãnh thổ, quyền tối cao trong lãnh thổ gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, lập pháp, lập hiến, tư pháp, quyền độc lập trong chính sách ngoại giao. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại chủ quyền quốc gia dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền Nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia là yêu cầu tất yếu, nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Tách rời chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị là tư duy một chiều, sai lầm cả về quan điểm, lý luận và thực tiễn, không một luận cứ khoa học nào có thể chấp nhận được quan điểm đó.Về thực tiễn lịch sử, hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng chính trị lãnh đạo duy nhất đưa dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, thành nước Việt Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vai trò lãnh đạo của Đảng được đưa vào điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chế độ chính trị mà chúng ta đang xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải gắn liền với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, với bảo vệ Đảng và Nhà nước, là nguyên tắc bất di bất dịch, là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta hiện nay và cả mai sau.

Sự thật (st)

Bảo vệ nhà nước là gì