Báo tăng giảm lao động bhxh tiếng anh là gì

Sau đó, bà Trang làm việc tại công ty Y, nhưng công ty Y không thể đóng BHXH cho bà. Cơ quan BHXH cho biết, trên hệ thống, công ty X chưa chấm dứt hợp đồng và chưa báo giảm lao động đóng BHXH đối với trường hợp của bà. Tuy nhiên, qua tra cứu trên hệ thống, bà Trang được biết, hệ thống đã ghi nhận từ tháng 4/2019 đến tháng 2/2020 bà nghỉ không lương.

Bà Trang đã phản ánh sự việc lại với công ty X và công ty X xác nhận, từ thời điểm tháng 4/2019 đến khi bà chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty, các khoản bảo hiểm của bà không được cập nhật. Theo giải thích của công ty X, công ty vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ, có thể do lỗi của thủ tục báo tăng lao động khi bà nghỉ thai sản đi làm trở lại dẫn đến việc trên hệ thống thể hiện từ tháng 4/2019 đến 2/2020 bà nghỉ không lương.

Bà Trang hỏi, bà phải làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình? Yêu cầu công ty X truy đóng BHXH cho bà từ tháng 4/2019 đến tháng 12/2019 thì thủ tục như thế nào? Trong quá trình chờ công ty X làm thủ tục truy đóng BHXH làm thế nào để công ty Y vẫn đóng tiếp được BHXH cho bà?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ Điều 23 quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, bà Trang cần đề nghị công ty X thực hiện báo tăng lại thời gian làm việc và tham gia BHXH từ tháng 4 đến tháng 12/2019, đồng thời báo giảm hẳn do chấm dứt hợp đồng lao động từ tháng 1/2020 để công ty Y báo tăng đóng BHXH đối với bà.

Căn cứ quy định của pháp luật và hướng dẫn tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam; Công văn số 2950/BHXH-BT ngày 17/9/2020 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn bổ sung cách kê khai cột (25), cột (26) cột (27) tại Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của BHXH Việt Nam, trường hợp của Ông/Bà, Công ty A lập hồ sơ báo giảm (theo phương án giảm chuyển đến nơi khác) và đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN cho Ông/Bà đến hết tháng 4/2021, ghi thời điểm đơn vị kết thúc đóng BHXH là tháng 4/2021 tại cột 26 tại Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT). Đồng thời, công ty B lập hồ sơ báo (tăng) tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với Ông/Bà và ghi ngày, tháng, năm đơn vị bắt đầu đóng BHXH cho Ông/Bà từ tháng 5/2021 tại mẫu D02-LT để gửi cơ quan BHXH nơi đang quản lý đơn vị

Hồ sơ thực hiện thủ tục báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động như thế nào?

Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính như sau:

(a) Cơ quan thực hiện: BHXH tỉnh/huyện

(b) Đối tượng thực hiện: Tổ chức

- Trường hợp áp dụng

+ Tăng mới lao động;

+ Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

+ Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);

+ Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

+ Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).

(c) Thành phần hồ sơ

- NLĐ: NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Đơn vị SDLĐ:

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);

+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Báo tăng giảm lao động bhxh tiếng anh là gì

Thủ tục báo tăng/giảm, điều chỉnh tiền lương đóng BHXH: Hồ sơ, trình tự thực hiện, thời hạn giải quyết như thế nào?

Trình tự và cách thức thực hiện thủ tục báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động?

Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính như sau:

(1) Trình tự thực hiện

Bước 1.

- NLĐ:

+ Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;

+ Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.

- Đơn vị SDLĐ lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH:

+ Lập Mẫu D02-LT;

+ Lập Mẫu D01-TS.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.

(2) Cách thức thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

+ Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

+ Qua Bưu chính;

+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

Thời hạn giải quyết và kết quả thực hiện thủ tục báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động?

Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính như sau:

Thời hạn giải quyết

- Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;

- Không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.

Kết quả giải quyết

- Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Sổ BHXH, thẻ BHYT.

- Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Cơ quan BHXH ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.

Thời hạn báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động?

- Thời hạn báo tăng BHXH:

Về thời hạn báo tăng BHXH Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động thì bên phía công ty phải đóng BHXH cho người lao động. Chẳng hạn như bạn kí hợp đồng với công ty ngày 15/03 thì trong khoảng thời gian từ ngày 15/03 đến ngày 15/04 bên phía công ty phải có trách nhiệm báo tăng BHXH cho bạn.

- Thời hạn báo giảm BHXH:

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 hướng dẫn thời gian thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo đó, thời hạn khai báo hồ sơ thì đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần. Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];