Bao nhiêu tuổi thì được đính hôn

Bao nhiêu tuổi thì được đính hôn

Độ tuổi để tổ chức đám hỏi: Điều kiện kết hôn...Xử lý hành vi tảo hôn...Tảo hôn theo quy định của pháp luật hiện hành quy định...

Câu hỏi của bạn: 

     Em sinh 2000 đủ tuổi nhưng không đủ tháng tròn 18 tuổi vậy em có đám hỏi được không? Và bạn trai e có bị ảnh hưởng không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nội dung độ tuổi để tổ chức đám hỏi để đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Nội dung tư vấn về độ tuổi để tổ chức đám hỏi. 

1. Độ tuổi để tổ chức đám hỏi

     Pháp luật không quy định về độ tuổi để tổ chức đám hỏi. Vì đám hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của con người, nó đánh dấu một bước quan trọng của đôi nam nữ trong việc chuẩn bị tiến đến hôn nhân, tiến đến xây dựng một mái ấm gia đình riêng cho mình. Như vậy, tổ chức đám hỏi chỉ là một nghi lễ để đánh dấu việc đôi nam nữ chuẩn bị tiến đến hôn nhân chứ chưa phải là nghi lễ xác định mối quan hệ vợ chồng của đôi nam nữ.

     Trong trường hợp của bạn, khi bạn chưa đủ 18 tuổi mà tổ chức đám hỏi thì không vi phạm quy định của pháp luật. Nhưng nếu bạn đăng ký kết hôn hoặc tổ chức đám cưới thì sẽ vi phạm pháp luật. 

Bao nhiêu tuổi thì được đính hôn

Độ tuổi để tổ chức đám hỏi

2. Điều kiện kết hôn

     Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

     “Điều 8. Điều kiện kết hôn

     1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

     a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

     b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

     c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

     d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

     2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

     Như vậy, độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. Bạn sinh năm 2000 nhưng tính đến thời điểm này bạn chưa đủ 18 tuổi vì chưa đến tháng sinh trong giấy khai sinh của bạn. Nên bạn chưa đủ tuổi để kết hôn. Nếu bạn kết hôn sẽ vi phạm các hành vi mà pháp luật cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

     “2. Cấm các hành vi sau đây:

     …

     b) Tảo hôn…”

     Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”  Tức là khi kết hôn nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên không đủ tuổi theo quy định về điều kiện kết hôn về tuổi là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì đây là hành vi tảo hôn bị pháp luật cấm.

3. Xử lý hành vi tảo hôn

     Bạn tham khảo bài viết sau:

  • Xử lý hành vi tảo hôn theo quy định của pháp luật

     Để được tư vấn chi tiết về độ tuổi để tổ chức đám hỏi quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

Xin chân thành cảm ơn!

(PLO)- Tổ chức lễ đính hôn cho cô dâu 12 tuổi và chú rể 20 tuổi là hành vi tảo hôn và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng.

Những ngày qua, người dân huyện Kế Sách, Sóc Trăng xôn xao vì lễ đính hôn của chú rể SNQ (20 tuổi) và cô dâu nhí HTYN (sinh năm 2005, học sinh lớp 6). Lễ đính hôn của cặp đôi được gia đình tổ chức vào ngày 1 và 2-5 với đầy đủ các lễ nghi dưới sự chứng kiến của đông đảo bà con, họ hàng hai bên.

Bao nhiêu tuổi thì được đính hôn

Ảnh chụp của cô dâu nhí cùng chồng.

Nhiều bạn đọc thắc mắc người đứng ra tổ chức lễ đính hôn này có vi phạm pháp luật hay không, vì theo quy định pháp luật thì cô dâu còn lâu mới đủ tuổi kết hôn.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong trường hợp lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn thì bị xem là hành vi tảo hôn.

Do đó, UBND xã nơi hai người cư trú và tổ chức lễ đính hôn có thẩm quyền buộc chấm dứt việc tổ chức lễ đính hôn. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì UBND xã có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lễ đính hôn này.

Sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà gia đình vẫn cố ý tổ chức lễ đính hôn cho hai người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 và người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

Trong trường hợp hai người này giao cấu với nhau thì “chú rể” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 vì "cô dâu nhí" HTYN chưa đủ 13 tuổi.

Cụ thể, theo quy định, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ bảy đến 15 năm: Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12  đến 20 năm: Phạm tội hai lần trở lên...

Theo thông tin trước đó thì gia đình chú rể chưa có ý định làm lễ đính hôn cho đôi trẻ nhưng do nhà gái thúc ép. Hơn nữa, do lo sợ việc bé N. tuổi còn nhỏ trong khi Q. đã đủ tuổi, nếu có chuyện gì thì vi phạm pháp luật nên bây giờ tổ chức đính hôn trước, đợi đến khi bé N. đủ tuổi thì mới tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng việc đính hôn cho N. quá sớm là không phù hợp và có dấu hiệu lách luật để hợp thức hóa một hành vi phạm luật.

Nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và quan hệ trong gia đình như tảo hôn, quyền và nghĩa vụ các bên, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Từ trước đến nay, theo phong tục truyền thống của người Việt Nam chúng ta thì việc đính hôn là một phần không thể thiếu trước khi các bên nam nữ tổ chức kết hôn. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ đính hôn có làm phát sinh quan hệ vợ chồng, quyền và nghĩa vụ giữa các bên hay không? Pháp luật về hôn nhân và gia đình có quy định như thế nào về vấn đề này? Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Bao nhiêu tuổi thì được đính hôn


  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Luật Hộ tịch năm 2014.
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch.

      Đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi. Đây là một nghi thức trong phong tục kết hôn theo truyền thống của người Việt Nam. Lễ đính hôn được hiểu là nghi lễ hứa gả con của gia đình hai bên. Đây chính là bước đệm để hai bên tiến tới hôn nhân. Trong lễ đính hôn, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái; nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là công nhận sẽ gả con gái cho nhà trai. Theo phong tục này, kể từ ngày ăn hỏi, nam nữ có thể coi nhau là cặp vợ chồng chưa cưới. Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà yêu cầu về ngày lễ này cũng khác nhau.

      Đính hôn được xem là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng của đời người. Việc thực hiện nghi lễ đính hôn theo truyền thống giúp giáo dục con cái biết kính trọng tổ tiên, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên nam nữ. Mọi người quan niệm rằng nếu lễ đính hôn được tổ chức thuận lợi, vui vẻ thì cuộc sống hôn nhân sẽ hạnh phúc và quan hệ giữa hai nhà sẽ càng thêm bền chặt.

Đính hôn có làm phát sinh quan hệ hôn nhân không?

      Việc tổ chức lễ đính hôn liệu có làm phát sinh quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận hay không? Khoản 1 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quan hệ hôn nhân như sau:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

      Khoản 5 điều 3 của Luật này giải thích về kết hôn như sau:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

      Như vậy theo các quy định trên thì sau khi vợ chồng tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của Luật Hôn nhân gia đình thì quan hệ hôn nhân đó được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

      Do đó, có thể thấy rằng, việc tổ chức lễ đính hôn không đồng nghĩa với việc làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. Đính hôn chỉ là phong tục để hai bên nam nữ giao ước với nhau, tạo niềm tin hai bên sẽ tạo nên gắn kết bền chặt.

Đính hôn có làm phát sinh quan hệ hôn nhân không

Bao nhiêu tuổi thì được đính hôn

      Để phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp, hai bên nam nữ khi đã đáp ứng các điều kiện kết hôn cần tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình. Khi hai bên tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân mới phát sinh, và khi đó hai bên nam nữ mới chính thức là chồng, là vợ của nhau.

      Theo đó, nam nữ kết hôn phải đảm bảo các điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

  • Về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Về sự tự nguyện: Việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định; không bị lừa dối, ép buộc.
  • Nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Việc kết hôn không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn, bao gồm: kết hôn giả tạo; cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn; người đang có vợ có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng; kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

      Nam, nữ phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Đối với trường hợp nam nữ là người Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì việc đăng ký kết hôn phải thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên. Hay trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam thì ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nơi công dân Việt Nam thường trú có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Đính hôn

      Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài thì tiến hành tại ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

      Như vậy, khi nam nữ đủ điều kiện kết hôn và tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Kể từ thời điểm này, hai bên vợ chồng sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

      Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đính hôn mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể hơn.

      Trân trọng ./.