Báo cáo đánh giá tác động môi trường đơn giản năm 2024

Khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xin giấy phép hoạt động chắc hẳn sẽ quan tâm đến các thủ tục xin giấy phép môi trường như báo báo đánh giá tác động môi trường. Để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các chủ doanh nghiệp phải làm theo một quy trình nhất định để dễ dàng, thuận tiện trong quá trình đơn vị lập báo cáo.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Điều kiện để lập báo cáo là cơ sở thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đúng quy chuẩn hiện hành. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt môi trường theo quy định.

Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của công ty.

Dịch vụ bạn quan tâm: Xin giấy phép môi trường

2. Vai trò quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Những đối tượng có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây chính công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa hiệu quả, giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Ngoài ra, nó còn giúp cho những nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định, và còn là cơ sở đối chiếu khi có thanh tra kiểm tra môi trường xung quanh dự án. Báo cáo đánh giá tác động môi trường góp phần cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, khuyến khích quá trình quy hoạch và tiết kiệm thời gian, chi phí trong phát triển lâu dài.

Bên cạnh đó, Nghị định 40/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ hơn về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án quy định theo nghị định, trừ các dự án thuộc bí mật quốc gia, an ninh.

3. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là quá trình xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, nên khi lập báo cáo các doanh nghiệp nên tuân theo quy trình tiêu chuẩn:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát môi trường của dự án bao gồm điều kiện từ địa lý – địa chất, môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.

Bước 2: xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước trong và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,…đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố, tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến từ Uỷ ban nhân dân phường nơi thực hiện dự án.

Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường, công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đúng quy chuẩn hiện hành.

Cơ quan, tổ chức cá nhân đề xuất dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định thì phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời cùng với báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM (tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường 2020

Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

  1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

2. THỜI ĐIỂM LẬP ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN VÀ CƠ QUAN THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CĂN CỨ LUẬT

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐTM

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường

Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

  1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dự án đầu tư nhóm II quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020

  1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  1. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Các dự án này thuộc thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định

Khoản 3 Điều 35 Luật bảo vệ môi trường 2020

Dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định ở trên.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư

Khoản 2 Điều 35 Luật bảo vệ môi trường 2020

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

2. TRƯỜNG HỢP LẬP LẠI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Căn cứ điểm a, khoản 4 điều 37 Luật BVMT 2020 và khoản 2 điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết như sau:

► Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

► Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

► Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

► Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

► Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.