Bán vốn nhà nước tại công ty cổ phần

          Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo danh sách và chủ trương, lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, có 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Hiện nay, một số địa phương đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước chi phối tại các doanh nghiệp công ích như vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, thoát nước đô thị, cấp nước sạch đô thị… Tại thời điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp này, việc quy định Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối là phù hợp với tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Tuy nhiên tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 quy định một số lĩnh vực như vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, thoát nước đô thị, cấp nước sạch đô thị…lại không thuộc đối tượng Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối.  

Tại điểm b, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg có nêu: Chủ tịch UBND cấp tỉnh xây dựng lộ trình và tổ chức bán vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp tiêu chí tại Quyết định này.

Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, khi chuyển nhượng vốn nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc và phương thức theo quy định. UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng vốn sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xin được trao đổi như sau:

1. Trong trường hợp điều chỉnh giảm tỷ lệ phần vốn Nhà nước để đảm bảo ở mức không nắm giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp cổ phần thuộc các lĩnh vực nêu trên thì việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên để đảm bảo quy định về tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và bảo toàn vốn ngân sách địa phương đầu tư tại doanh nghiệp; đồng thời, việc huy động tăng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư, nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, thì có thể tiếp tục giữ nguyên giá trị phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp này đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhưng nhà nước không tiếp tục tham gia đầu tư.

2. Trong trường hợp tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối  thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg.

Võ Thị Hòa (Phòng Tài chính Doanh nghiệp)

Để hiểu thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần là gì? Cần tìm hiểu thoái vốn là gì?

Thoái vốn là thuật ngữ kinh doanh được sử dụng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp lo lắng về tình trạng này, bởi cá nhân hoặc nhà đầu tư rút vốn đầu tư ra khỏi doanh nghiệp. Nhưng thực chất có phải như vậy không?

Thoái vốn là giảm một hoặc một số loại tài sản cho các mục tiêu về tài chính, chính trị,…của doanh nghiệp.

Thoái vốn có thể là một chính sách cơ cấu của doanh nghiệp, do áp lực xã hội hoặc nghị sự chính trị hoặc có thể là nguyên nhân khác.

Thoái vốn không chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp, tổ chức mà còn xảy ra tại Nhà nước: công ty cổ phần, TNHH có vốn nhà nước, …Vậy thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần là gì?

Thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần là hình thức nhà nước rút vốn đầu tư từ công ty cổ phần thông qua việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần.

2. Nguyên tắc thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần

Nguyên tắc thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật chính là nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần tại Khoản 1, Điều 39 Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 được hướng dẫn bởi các quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 15 và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; khoản 18, khoản 19 Điều 2 và khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

(i) Đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước theo quy định pháp luật

Việc chuyển nhượng vốn nhà nước phải theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần và gửi các hồ sơ, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có cam kết giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với các cổ đông về ưu tiên chuyển nhượng cổ phần (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi điều lệ của công ty cổ phần hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với người đại diện vốn thỏa thuận với các cổ đông để sửa đổi cam kết theo hướng cổ đông Nhà nước được tự do chuyển nhượng vốn cho các nhà đầu tư khác (bao gồm cả cổ đông hiện hữu của công ty).

Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông nhưng không được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đã thỏa thuận nhưng cổ đông không chấp thuận sửa đổi cam kết thì việc chuyển nhượng vốn nhà nước thực hiện theo điều lệ công ty cổ phần và cam kết giữa các cổ đông; việc chuyển nhượng vốn nhà nước cho các cổ đông hiện hữu theo điều lệ và cam kết giữa các cổ đông thực hiện theo nguyên tắc, trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này.
Khi chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên dưới hình thức chuyển nhượng một phần vốn nhà nước thì việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước quy định tại Nghị định này.

(ii) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, thu hồi vốn nhà nước đầu tư ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.

(iii) Việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá chuyển nhượng vốn nhà nước:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá.

Tổ chức có chức năng thẩm định giá được lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để xác định giá khởi điểm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá. Khi xác định giá khởi điểm phải xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn của Nhà nước đầu tư bao gồm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, quyền sử dụng đất thuê (thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê trả tiền hàng năm) theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị thương hiệu (trong đó bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử) vào giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quy định tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày giao dịch cuối cùng (đối với trường hợp giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán); hoặc tính đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng vốn (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh) hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (theo phương thức thỏa thuận).

Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà tỷ lệ Nhà nước đang nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ và giá trị vốn nhà nước nắm giữ trong vốn điều lệ phải chuyển nhượng dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc tự quyết định mức giá khởi điểm tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đảm bảo giá trị chuyển nhượng không thấp hơn giá trị thực của phần vốn góp phải chuyển nhượng trên báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Giá trị thực của phần vốn góp phải chuyển nhượng được xác định theo giá trị vốn chủ sở hữu ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhận vốn góp và tỷ lệ góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, việc xác định giá khởi điểm đảm bảo theo các quy định trên và quy định sau:

– Mức giá khởi điểm do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn không được thấp hơn các mức giá: (i) giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá; (ii) giá tham chiếu bình quân 30 ngày liên tiếp trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của mã chứng khoán đã giao dịch của công ty cổ phần niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; (iii) giá tham chiếu của mã chứng khoán của công ty cổ phần đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn 01 ngày.

– Đối với công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà tổng khối lượng cổ phần phải chuyển nhượng có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc tự quyết định mức giá khởi điểm tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đảm bảo không thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày liên tiếp trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của mã chứng khoán đã giao dịch của công ty cổ phần niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán và giá tham chiếu của mã chứng khoán của công ty cổ phần đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn 01 ngày.

(iv) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước có liên quan đến quyền sử dụng đất thực hiện như sau:

+ Việc xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp và quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê trong giá khởi điểm được thực hiện theo giá đất do tổ chức tư vấn xác định tại thời điểm xác định giá khởi điểm so với tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng, tiền thuê đất mà doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước đã thực hiện nộp và trả.

+ Việc xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Chỉ thực hiện xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm đối với diện tích đất của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước đã và đang trực tiếp ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm được xác định theo thời hạn thuê đất còn lại và chênh lệch (nếu có) giữa tiền thuê đất tính theo giá đất do tổ chức tư vấn xác định tại thời điểm xác định giá khởi điểm với tiền thuê đất tính theo giá đất mà doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước đang thực hiện trả tiền thuê đất.

+ Thời hạn thuê đất còn lại làm cơ sở tính toán giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm là thời gian còn lại trong chu kỳ ổn định đơn giá thuê đất 05 năm theo quy định của pháp luật đất đai. Trường hợp doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê đất nhưng hết hạn thời gian ổn định đơn giá thuê đất mà doanh nghiệp chưa ký lại hợp đồng thì thời hạn thuê đất còn lại được xác định là 05 năm.
Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê đất và được miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai thì diện tích đất thuê được miễn tiền thuê đất được loại trừ khi xác định giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn.

(v) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại ngân hàng thương mại (NHTM): đối với người nhận chuyển nhượng trước khi trở thành người sở hữu phần vốn nhà nước chuyển nhượng tại các NHTM cổ phần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của NHNN.

(vi) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp khi cơ quan đại diện chủ sở hữu/ DNNN thực hiện chuyển nhượng vốn phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn thực góp trong vốn điều lệ tại DN có cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc mở, sử dụng tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến mua cổ phần, phần vốn góp tại DN Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

(vii) Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng giai đoạn, chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án chuyển nhượng vốn báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện chuyển nhượng vốn. Phương án chuyển nhượng vốn gồm các nội dung chủ yếu sau: cơ sở pháp lý, mục đích chuyển nhượng vốn; đánh giá tình hình đầu tư vốn, lợi ích thu được và ảnh hưởng của việc chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, nhu cầu của thị trường đầu tư vốn vào doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển nhượng. Giá trị dự kiến thu được khi chuyển nhượng vốn; phương thức chuyển nhượng vốn (trường hợp bán đấu giá theo lô thì phải báo cáo cụ thể căn cứ xác định trường hợp áp dụng đấu giá theo lô theo quy định này); dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành việc chuyển nhượng vốn.

(viii) Cơ quan đại diện chủ sở hữu không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn khi chuyển đổi giữa các phương thức chuyển nhượng theo thứ tự thực hiện theo quy định (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận)

(ix) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chi phí có liên quan đến chuyển nhượng vốn nhà nước (bao gồm chi phí thẩm định giá, tổ chức đấu giá và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển nhượng vốn). Các chi phí này được trừ vào tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn nhà nước không thành công hoặc tiền thu chuyển nhượng vốn không đủ để bù đắp chi phí chuyển nhượng vốn thì được sử dụng tiền từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bù đắp chi phí thực hiện chuyển nhượng vốn nhưng chưa có nguồn bù đắp.

(x) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản thuê tổ chức đấu giá, thuê tổ chức tư vấn khác có hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến chuyển nhượng vốn để tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần.

(xi) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm giải quyết những tồn tại vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.Thẩm quyền quyết định việc thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng trong từng giai đoạn.

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng lộ trình, quyết định phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Phương thức thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần

Đối với công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì việc chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) thực hiện theo phương thức giao dịch (khớp lệnh, thỏa thuận) theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng.

4.2 Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Về phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước thông qua bán cổ phần tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (hoặc đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán mà thực hiện giao dịch ngoài sàn) bao gồm các phương thức giao dịch theo thứ tự thực hiện như sau:

Bước 1: Bán đấu giá công khai (bao gồm đấu giá thông thường và đấu giá theo lô);

Bước 2: Trường hợp đấu giá công khai (bao gồm đấu giá thông thường và đấu giá theo lô) không thành công hoặc thành công nhưng chưa bán hết) thì thực hiện chào bán cạnh tranh.

Bước 3: Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện phương thức thỏa thuận.

Sau khi thực hiện các phương thức nêu trên để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn nhà nước cần chuyển nhượng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ nhu cầu thị trường để lựa chọn thời điểm tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo thứ tự thực hiện các phương thức chuyển nhượng nêu trên.

Ngoài các phương thức chuyển nhượng vốn nêu trên cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể áp dụng phương pháp “dựng sổ” để chuyển nhượng vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc áp dụng phương pháp “dựng sổ” chuyển nhượng vốn phải đánh giá được hiệu quả so với phương án chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu đấu giá công khai hoặc khi giao dịch trên sàn.

Căn cứ pháp lý cho phương thức dựng sổ:

Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 cho phép áp dụng phương thức dựng sổ (book building) trong hoạt động đấu giá cổ phần tại Việt Nam mở ra một hướng đi mới và hội nhập quốc tế nhằm thúc đẩy công tác đầu giá cổ phần hóa tại Việt nam.
Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã quy định: ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), được bổ sung thêm phương thức mới là phương thức dựng sổ.

Thông tư 21/2019/TT-BTC ngày 11/4/2019 hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 03/06/2019, tạo hành lang pháp lý để sớm đưa phương thức này áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.

———————————————————————

Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến vấn đề doanh nghiệp, đầu tư. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

Hotline (Zalo): 0964653879 hoặc 0929228082.

Facebook: //www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ đề