Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 79

Câu 1 (trang 79): Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được đọc hoặc được nghe.

Giải đáp:

Câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe sau đây có tên là "ở lại nơi chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được phép ở lại nơi chiến khu, sẵn sàng đấu tranh hi sinh cho hòa bình của đất nước. Chuyện là như thế này: Vào một buổi tối, ông Trung đoàn trưởng đến lán nơi các em nhỏ ở. Ông nhìn lần lượt các chú bé rồi ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu ta hiện nay rất khó khăn và phức tạp, sắp tới sẽ còn phải đương đầu với nhiều khó khăn hơn nữa. Các em còn nhỏ khó lòng mà vượt qua được. Vì vậy, em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn sẽ chấp thuận cho các em về. Các em nghĩ thế nào? Nghe ông Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi một chút. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình như mắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ đã bước đến bên đống lửa vẫn còn đang cháy rực, giọng Lượm rung lên: - Em xin được ở lại chiến khu. Em thà chết ở chiến khu chứ nhất quyết không thể về sống chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và những tên Việt gian bán nước. Cả bọn trẻ cùng nhao nhao theo: - Chúng em cũng xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình yêu nước của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng cảm động ứa nước mắt. Ông nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều muốn ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với cấp trên nguyện vọng của các em. Chuyện là như vậy đấy. Các bạn nhỏ ấy thật là dũng cảm, tuổi nhỏ nhưng không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ của mình cho sự bình yên của đất nước, cho quê hương, quả là những con người khiến người ta phải khâm phục.

Bài trước: Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì? (trang 78 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập đọc: Ga-vrốt ngoài chiến lũy (trang 81 sgk Tiếng Việt 4)

Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

  • Câu 1 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4)
  • Câu 2 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Tập làm văn lớp 4 tuần 7: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện là lời giải chi tiết phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 72, 73 giúp các em học sinh ôn tập cách xây dựng đoạn văn kể chuyện, hoàn thiện cách viết, làm bài văn kể chuyện. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Tập làm văn lớp 4 tuần 7: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Các em so sánh đối chiếu với các đáp án sau đây để soạn bài tốt hơn, chuẩn bị cho bài học trên lớp đạt kết quả cao.

Câu 1 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đọc cốt truyện sau:

Vào nghề

Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục "Cô gái phi ngựa, đánh đàn" và mơ ước thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

Em xin vào học nghề tại rạp xiếc, ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời.

Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.

Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.

Theo TIẾNG VIỆT 3, 1985

Gợi ý

Các em học sinh đọc thật kĩ cốt truyện để xác định các sự việc chính xuất hiện trong truyện.

Đáp án

Đọc cốt truyện Vào nghề

Cốt truyện này có 4 sự việc.

  • Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc phi ngựa, đánh đàn.
  • Em xin vào học nghề và được giao quét dọn chuồng ngựa.
  • Va-li-a nhờ đó làm quen với chú ngựa diễn.
  • Về sau, Va-li-a trở thành diễn viên xiếc giỏi.

Câu 2 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Bạn Hà viết thử bốn đoạn văn của cậu chuyện Vào nghề (SGK TV4, tập 1 trang 73) nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn chỉnh một trong bốn đoạn ấy.

a) Đoạn 1:

- Mở đầu...

- Diễn biến ....

Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

b) Đoạn 2:

- Mỏ đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

- Diễn biến ....

- Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: "Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên."

c) Đoạn 3:

- Mở đầu.....

- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh có diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

- Kết thúc:...

d) Đoạn 4:

- Mở đầu ...

- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt từng khán giả.

- Kết thúc...

Phương pháp giải:

Mỗi sự việc sau tương ứng với một đoạn văn trong bài, con hãy đối chiếu để phát triển câu chuyện và hoàn thành đoạn văn:

- Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc phi ngựa, đánh đàn.

- Em xin vào học nghề và được giao quét dọn chuồng ngựa.

- Va-li-a nhờ đó làm quen với chú ngựa diễn.

- Về sau, Va-li-a trở thành diễn viên xiếc giỏi.

Trả lời:

1. Đoạn 1

a) Mở đầu: Vào mùa xuân năm ấy, người ta tổ chức một đêm dạ hội thật tưng bừng đủ các trò chơi và các trò xiếc đẹp mắt. Va – li- a được bố mẹ cho đi dự dạ hội

b) Diễn biến: Chương trình đêm dạ hội thật phong phú nhưng Va-li-a thích nhất là tiết mục "Cô gái phi ngựa đánh đàn". Em rất cảm phục lòng dũng cảm và sự tài ba của cô gái. Ngựa tung vó phi nước đại. Thế mà, cô gái vẫn ngồi vững vàng trên lưng ngựa, lại cầm cây đàn dạo một bản nhạc trông thật điệu nghệ

c) Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô gái phi ngựa và chơi những bản đàn rộn rã.

2. Đoạn 2

a) Mở đầu: Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

b) Diễn biến: Thấy Va-li-a quá đam mê nghề xiếc, bố mẹ cũng đồng ý viết đơn cho em vào học. Giám đốc rạp xiếc cũng tán thành nhận Va-li-a vào học. Em không ngờ ước mơ của mình bước đầu lại thuận lợi như thế.

Em đến rạp xiếc trong một trạng thái phấn khởi. Em được ông giám đốc giao cho nhiệm vụ quét chuồng ngựa. Lúc đầu cô bé rất ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời và hứa sẽ làm tốt công việc được giao.

c) Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em:

Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế này đấy cháu ạ.Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.

3. Đoạn 3

a) Mở đầu: Thế là Va-li-a trở thành diễn viên xiếc tương lai bắt đầu từ giờ phút đó.

b) Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

c) Kết thúc: Va-li-a làm hết mình. Chuồng ngựa lúc nào cũng sạch sẽ gòn gàng thoáng mát. Em không hề nà bất cứ chuyện gì. Dần dần, em đã làm quen với công việc của mình, quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.

4. Đoạn 4

a) Mở đầu: Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình cộng với sự đam mê nghề xiếc. Va-li-a đã trở thành một diễn viên xiếc thực sự, được giám đốc rạp xiếc đánh giá cao và khán giả rất ái mộ

b) Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm đàn vĩ cầm. Ngựa tung vó, tiếng đàn bỗng cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt khán giả.

c) Kết thúc: Từ một ước mơ nhỏ nhoi và sự yêu thích đam mê, Va-li-a đã trở thành một diễn viên chính như em hằng mong ước.

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam

Tập làm văn lớp 4 Tuần 7: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, phát triển câu chuyện, cách xây dựng đoạn văn kể chuyện, hoàn thiện cách viết, làm bài văn kể chuyện, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đối với chương trình học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Tất cả các tài liệu tại đây đều được tải miễn phí. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.

Đất nước Việt Nam đã trải qua hơn bốn nghìn năm dựng và giữ nước. Trong hành trình lịch sử ấy, có biết bao tấm gương đã anh dũng hi snh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Em đặc biệt ấn tượng với tấm gương dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng. Đó là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em noi theo.

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người đội trưởng đầu tiên của Đội, sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhà anh rất nghèo. Cha bị chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp, mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn.

Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Khi đó, anh mới 13 tuổi. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người em họ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943, khi anh 15 tuổi.

Dù đã hi sinh nhưng tấm gương của anh vẫn được đời đời các thế thiếu niên, nhi đồng của Việt Nam ghi ơn. Anh đã nhah trí và dũng cảm, cứu các đồng chí cán bộ thoát khỏi vòng vây của địch, bảo toàn được lực lượng cách mạng. Câu chuyện khiến em vô cùng xúc động. Em tự hứa với bản thân cần cố gắng nhiều hơn trong học tập, để đóng góp công sức nhỏ bé của mình nhằm xây dựng và góp phần bảo vệ đất nước thân yêu.

Video liên quan

Chủ đề