Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024

Mức độ kì vọng: đề cập đến mức độ cha mẹ mở rộng kiểm soát hành vi của con hoặc yêu cầu sự trưởng thành nhất định từ con cái.

Mức độ đáp ứng: đề cập đến mức độ cha mẹ chấp nhận và nhạy cảm với nhu cầu tình cảm và sự phát triển của con.

Lưu ý: Sau khi hoàn thành, kết quả sẽ bao gồm 4 phong cách với thang đo từ 1 - 5 sẽ giúp quý phụ huynh biết được mình nghiêng về thiên hướng nào nhiều hơn. (VD: Cha mẹ Từ Nghiêm [3], Cha mẹ Nuông Chiều [1],..)

Cha/mẹ độc đoán luôn kiểm soát hành vi và thái độ của con, thường dựa vào sự trừng phạt, đánh đòn và những biện pháp làm đau về thể xác để khiến con tuyệt đối vâng phục và không có sự thảo luận. Kỷ luật có mục đích là dạy con biết hành vi nào là thích hợp. Vì vậy, bạn cần nói chuyện nhiều với con để hiểu được con và tìm hiểu cách dạy con phù hợp hơn mà không cần đòn roi.

Cha/mẹ dễ dãi thường không thể hiện quyền uy của mình. Những đứa trẻ có cha mẹ như thế này thường được phép tự lập lịch trình và hoạt động theo ý mình. Cha mẹ của chúng cũng khôngcó nhiều đòi hỏi như cha mẹ độc đoán hay uy quyền. Bạn cần nghiêm khắc hơn chứ không nên để con tự thực hiện mọi việc tự do theo ý thích.

Cha mẹ quyền uy tôn trọng chính kiến của con, dùng sự nghiêm khắc để con đi đúng hướng chứ không dùng sự trừng phạt mạnh như đánh đòn. Bạn kiểm soát con bằng luật lệ nhưng cũng giải thích cho con hiểu lý do vì sao luật lệ lại quan trọng và vì sao con nên tuân thủ.

Trong phiếu này, có các câu hỏi như Con có viết nhật ký không? Con thần tượng ai? Khó khăn lớn nhất của con là gì? Con đã dậy thì chưa?...

Đây là bài kiểm tra về mức độ hiểu con của cha mẹ mà cô giáo chủ nhiệm dành riêng cho phụ huynh làm ngay tại buổi họp phụ huynh vừa diễn ra hôm 24/1.

Trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh bằng cách gửi bảng điểm và phiếu nhận xét chi tiết tới từng người.

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024
Bảng câu hỏi phụ huynh lớp 6A0, Trường THPT Cát Linh (Hà Nội) nhận được

Đã vài ngày trôi qua, nhưng khi nhắc đến buổi họp vừa qua, chị Minh Anh - một phụ huynh của lớp - vẫn đầy cảm xúc.

Chị Minh Anh cho biết, suốt hành trình cùng con trai học tập và lớn lên là 10 năm, chị tham dự không thiếu một buổi họp phụ huynh nào.

"Nhưng khi nhận được bài test này, mình rưng rưng xúc động. Minh nhìn thấy tâm huyết của cô giáo khi đưa ra ý tưởng tuyệt vời để đánh thức sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái".

Theo chị Minh Anh, kết quả bài test có thể chưa hẳn đã khẳng định là cha mẹ có thực sự hiểu con hay không vì chúng thay đổi thường xuyên, "nhưng nó là một bài test về tình yêu và sự quan tâm, sát sao của cha mẹ hàng ngày với con, giúp cha mẹ thay đổi và gần gũi con như những người bạn"...

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024
Phụ huynh đang trả lời câu hỏi

Tác giả của bảng hỏi này là cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên chủ nhiệm lớp 6A0.

Trước đó một tuần, cô Mia đã cho học sinh trả lời 20 câu hỏi này. Đến ngày họp, sau khi phụ huynh trả lời xong, cô gửi lại phần trả lời của học sinh, và đó chính là đáp án.

Cô Mia cho biết, cô không thu lại các phiếu trả lời, coi như đó là món quà cho phụ huynh và cũng để đảm bảo sự riêng tư cho phụ huynh và học sinh.

“Khi hỏi có phụ huynh nào trả lời đúng tất cả không, không có phụ huynh nào giơ tay. Khi mình hỏi có phụ huynh nào làm đúng 18-19 câu không, cũng không có phụ huynh nào giơ tay. Ở mức 15-17 câu có khoảng 5 người. Mức từ 10-14 câu có khoảng 10 người. Đa phần phụ huynh ở trong nhóm đúng từ 5-9 câu, khoảng 20 người. Và có 1 ông bố tự nhận mình trả lời đúng ở mức 1-4 câu”.

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia

Đây không phải là năm đầu tiên mà đã là năm thứ 4 cô Mia đề nghị phụ huynh trả lời phiếu câu hỏi dạng này. Tuy nhiên, các câu hỏi mỗi năm không lặp lại hoàn toàn mà được thay đổi khoảng 70% cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024

Ngoài ra, cô còn cho học sinh viết lên 2 tấm thiệp về hai chủ đề: Con đã cảm nhận về những nỗi vất vả của bố mẹ như thế nào?, những lời hứa của các con với bố mẹ?.

Cả hai tấm thiệp này cũng được gửi tới phụ huynh như một món quà nhỏ của cô và trò.

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024

"Quà" cho phụ huynh sau buổi họp cuối học kỳ I

"Phụ huynh đã rất xúc động, có người còn không kìm được nước mắt. Có người chia sẻ rằng ở nhà con ít bộc lộ cảm xúc, ít nói chuyện với bố mẹ, nên không ngờ rằng con cũng nhận biết và thấu hiểu được những vất vả của bố mẹ khi nuôi dưỡng con khôn lớn. Qua những dòng viết của con, có người nhận ra rằng họ hiểu con chưa đủ để biết con thực sự cần gì, muốn gì...".

Bài trắc nghiệm cha mẹ hiểu con cái bao nhiêu năm 2024
Cô giáo Mia và học trò

Cô Mia cũng cho biết với những học trò ở lứa tuổi cấp hai, rất nhiều tâm sự thầm kín mà các con không dám nói với bố mẹ nhưng lại nhắn tin với riêng cô để xin lời khuyên.

"Học sinh ở cấp hai là những đứa trẻ mới lớn và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì, có những phụ huynh còn chưa biết sẽ đối xử với con mình theo cách nào. Bằng cách để học sinh và phụ huynh cùng chia sẻ, mình mong phụ huynh sẽ có cách để thấu hiểu con hơn, để đồng hành cùng các con trong ở giai đoạn mà chúng lớn lên, thay đổi và trưởng thành từng ngày" - cô Mia bày tỏ.

Phương Chi

Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua, nhiều phụ huynh lớp 3A1 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) "khoe" những tờ nhận xét hết sức dễ thương về con mình mà họ nhận được từ cô giáo chủ nhiệm lớp.

Bằng những cách thức rất riêng, cô giáo có 15 năm theo nghề dạy học đã khiến những buổi họp phụ huynh hay ngày lễ truyền thống trở nên rất đặc biệt.