Bài toán tính kiểm tra dầm chịu lực

Dầm là kết cấu không thể thiếu trong công trình xây dựng đặc biệt là trong thi công xây dựng dân dụng. Mọi ngôi nhà đều có dầm, việc tính toán lựa chọn kích thước dầm như thế nào là hợp lý và bố trí cốt thép dầm ra sao cho tiết kiệm là việc các kỹ sư cần phải tính toán và xử lý.

Cách tính cốt thép dầm chuẩn nhất

Tính cốt thép dầm nhằm xác định tiết diện dầm, xác định đường kính và số lượng thép cần dùng cho mỗi cấu kiện dầm nhằm đảm bảo kết cấu vững chắc và tiết kiệm.

1. Công thức tính tiết diện thép đơn giản

• Bước 1: Từ phương án kiến trúc, kỹ sư kết cấu chọn sơ bộ kích thước cho dầm ví dụ như dầm chính thì chiều rộng b = (0.3 ÷ 0.5) h (h là chiều cao dầm dầm chính).

• Bước 2: Từ hoạt tải và tĩnh tải, các yếu tố như gió tác động lên công trình…để xác định Moment của dầm.

• Bước 3: Tính toán diện tích cốt thép cần dùng cho dầm nhằm đảm bảo khả năng chịu lực Rs và cường độ nén Rb.

• Bước 4: Kiểm tra lại tiết diện xem có đủ khả năng chịu lực không. Kỹ sư có thể tăng kích thước tiết diện dầm hoặc bố trí thêm cốt thép nếu không đảm bảo kết cấu.

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

2. Cách tính thép dầm dựa vào khả năng chịu lực

Dựa vào khả năng chịu lực kỹ sư thiết kế tính toán thép dầm theo tiết diện, do phương pháp tính khác nhau nên công thức tính sẽ khác nhau.

Tương tự với cách tính thép dầm theo tiết diện nhưng có sự thay đổi về công thức tính ở bước 3.

• Bước 1: Kỹ sư thiết kế xác định Momen cần tính.

• Bước 2: Thiết lập thông số cốt thép (Rs) và cường độ nén Rb.

• Bước 3: Tính toán thép dầm dựa vào cấu kiện.

Gọi chiều rộng là b, chiều cao là h và bán kính bê tông là h0. Ta có công thức tính khả năng uốn cong của tiết diện như sau:

[M] = min(MC , MT) = min(RscA’s(h0 – a’), RsAs(h0 – 0.5xo) + Rbbxo(h0 – 0.5xo))

• Bước 4: Kiểm tra lại tiết diện xem có đủ khả năng chịu lực không. Kỹ sư có thể tăng kích thước tiết diện dầm hoặc bố trí thêm cốt thép nếu không đảm bảo kết cấu.

Bài toán tính kiểm tra dầm chịu lực

Công dụng của cốt thép dầm trong xây dựng

Dầm là kết cấu cơ bản không thể thiếu trong xây dựng. Nhiệm vụ cùng với cột và sàn tạo thành khung bê tông giúp ngôi nhà được ổn định và chắc chắn. Kích thước dầm được thiết kế tùy thuộc vào công năng sử dụng ngôi nhà, kiến trúc xây dựng nhà…Các yếu tố trên quyết định đến kích thước cốt thép dầm và số lượng thép cần dùng trong dầm.

Cốt thép dầm chịu lực kéo tốt giúp bê tông không bị nứt trong quá trình sử dụng do tác dụng của tải trọng. khả năng làm việc giữa cốt thép và bê tông giúp kết cấu nhà ổn định…

Do việc thi công cốt thép dầm tại chỗ nên phù hợp với mọi kiến trúc mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác.

Phân biệt cốt thép dầm chính và cốt thép dầm phụ

Dựa vào chức năng và cấu tạo của dầm người ta chia dầm thành 2 loại:

• Dầm chính: Là dầm nằm trên các cột ngôi nhà, có chức năng tiếp nhận toàn bộ tải trọng sàn nhà và truyền xuống đầu cột ngôi nhà. Cốt thép dầm chính sử dụng đường kính lớn hơn và số lượng nhiều hơn so với dầm phụ.

• Dầm phụ: Là các dầm gác lên dầm chính và không đi qua cột nhà. Nhằm phụ nhằm giảm kích thước ô sàn khi tính toán, giúp phân tán lực, hỗ trợ dầm chính bằng cách đặt vào giữa các dầm chính.

Bài toán tính kiểm tra dầm chịu lực

Lưu ý khi tính toán cốt thép dầm trong xây dựng

Số lượng thép trong dầm phải đảm bảo nằm trong khoảng 0.05 đến 0.6 % so với tiết diện. Ít quá thì dầm không đảm bảo chịu lực. nhiều thép quá thì khả năng làm việc của thép không đến gây lãng phí.

Cùng 1 tiết diện dầm nếu ta đặt dầm theo phương đứng thì độ cứng của dầm tăng gấp 4 lần kéo theo khả năng chịu lực cũng tăng. Nên trong thiết kế dầm thường có chiều đứng (h) lớn và chiều rộng (b) nhỏ hơn chiều đứng dầm.

Kết luận

Tính toán cốt thép dầm đòi học các kỹ sư thiết kế phải có kỹ năng chuyên môn tốt, ngoài ra còn phải có kinh nghiệm thực tế để tính toán thi công sao cho phù hợp. Nếu kỹ sư có kinh nghiệm thiết kế thì lựa chọn kích thước tiết diện dầm thi công dễ dàng.