Bài tập xác định hóa trị lớp 9 năm 2024

Bạn có thể cho rằng hóa trị của các nguyên tố—số electron mà một nguyên tử sẽ liên kết hoặc hình thành—là những hóa trị có thể được suy ra bằng cách nhìn vào các nhóm (cột) của bảng tuần hoàn. Mặc dù đây là những hóa trị phổ biến nhất nhưng hoạt động thực sự của các electron lại kém đơn giản hơn.

Đây là bảng hóa trị của các nguyên tố. Hãy nhớ rằng đám mây điện tử của một nguyên tố sẽ trở nên ổn định hơn bằng cách lấp đầy, làm rỗng hoặc lấp đầy một nửa lớp vỏ. Ngoài ra, các lớp vỏ không xếp chồng lên nhau một cách gọn gàng, vì vậy đừng luôn cho rằng hóa trị của một nguyên tố được xác định bởi số lượng electron ở lớp vỏ ngoài của nó.

Bảng hóa trị lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10

Hóa trị của các nguyên tố là một trong những thông số quan trọng nhất mà các học sinh, sinh viên cần nắm. Nó sử dụng để viết phương trình hóa học, làm các dạng bài tập tự luận hoặc trắc nghiệm.

Thực tế chỉ có vào năm lớp 8 chúng ta mới được học một bảng hóa trị đúng nghĩa với 20 nguyên tố và các nhóm nguyên tử thông dụng đi kèm hóa trị của nó mà thôi, còn sách giáo khóa các lớp còn lại không có.

Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể suy ra hóa trị của một nguyên tố dựa vào vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Vì các nhóm có cùng số electron lớp ngoài cùng nên chúng có cùng hóa trị. Tuy nhiên chỉ các các nguyên tố thuộc các nhóm chính (nhóm a) là các kim loại đặc trưng hoặc phi kim đặc trưng mới dễ dàng suy ra hóa trị.

Các nguyên tố thuộc nhóm phụ (nhóm b) là các kim loại chuyển tiếp có cấu hình electron phức tạp và thường có nhiều hóa trị. Cũng giống như bảng tuần hoàn, bảng hóa trị có vai trò quan trọng và được các sinh viên, học sinh và các nhà khoa học tìm kiếm hàng ngày.

Cách xác định nhóm nguyên tố là một kiến thức hết sức quan trọng đối với Hoá học lớp 10 cũng như Hoá học THPT. Biết được tầm quan trọng của vị trí nguyên tố, VUIHOC đã viết bài viết này nhằm củng cố lý thuyết về ô nguyên tố, nhóm và chu kì và kèm bộ bài tập liên quan đến cách xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Để học thêm được nhiều các kiến thức hay và thú vị về Hoá học 10 cũng như Hoá học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

baochau15

  • 1

Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho 13 g một kim loại A hóa trị II vào 500 ml dd HCl 1M. PƯ kết thúc thu được dd X. Để trung hòa lượng axit dư trong dd X cần 50 ml dd Ba(OH)2 1M. Biết các PƯ xảy ra hoàn toàn. Tìm kim loại A. 2. Hòa tan hoàn toàn 13,7 g hỗn hợp X gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) trong dd HCl dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định kim loại M. 3. Hòa tan hoàn toàn 7,6 g hỗn hợp X gồm kim loại M và oxit của nó (M hóa trị II) cần 500 ml dd HCl 1M. Xác định kim loại M. 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 g kim loại M hóa trị II trong khí clo dư thu được 19 g muối clorua. Xác định kim loại M.

soccan

  • 2

Bài 1 PTHH $n_{HCl}=0,5.1 = 0,5 mol$ $2HCl+Ba(OH)_2->BaCl_2+2H_2O$ _0,1___0,05 +$n_{Ba(OH)_2} = 0,05.1=0,05 mol$ \Rightarrow $n_{HCl_pứ}=0,5-0,1=0,4 mol$ $A+2HCl->ACl_2+H_2$ _0,2_0,4 $M_A$=[TEX]\frac{13}{0,2}[/TEX]=65 \Rightarrow Kim loại A là Zn

Last edited by a moderator: 21 Tháng sáu 2014

soccan

  • 3

Bài 4 $M+2Cl--->MCl_2$ __0,2__0,4 mol Theo định luật bảo toàn khối lượng $m_{Cl}=m_{MCl_2}-m_M=19-4,8=14,2 gam$ $\Longrightarrow n_{Cl}=\frac{14,2}{35,5}=0,4 mol$ $\Longrightarrow M_M=\frac{4,8}{0,2}=24$ Vậy M là $Mg$

Last edited by a moderator: 17 Tháng bảy 2014

ulrichstern2000

  • 4

Câu 2 đây bạn!

Gọi x là số mol M2CO3; y là số mol MHCO3 (x, y > 0) Theo bài ta có phương trình theo khối lượng hỗn hợp ban đầu: x(2M + 60) + y(M + 61) = 13,7 \Leftrightarrow 2xM + 60x + yM + 61y = 13,7 \Leftrightarrow 2xM + 60x + yM + 60y + y = 13,7 \Leftrightarrow 2xM + yM + y + 60(x + y) = 13,7 (I) Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl, ta có các PTHH: M2CO3 + 2HCl → 2MCl + H2O + CO2 (1) MHCO3 + HCl → MCl + H2O + CO2 (2)

Số mol khí: n(CO2) = 0,15 (mol) \=> x + y = 0,15 (mol) (II) Thay (II) vào (I) ta được: 2xM + yM + y + 60*0,15 = 13,7 \Leftrightarrow 2xM + yM + y = 4,7 \Leftrightarrow xM + yM + xM + y = 4,7 \Leftrightarrow M(x+y) + xM + y = 4,7 \Leftrightarrow 0,15M + xM + y = 4,7 \Leftrightarrow M(0,15 + x) + y = 4,7 (III) Từ (II) và (III) ta có hệ phương trình: (bạn sử dụng dấu ngoặc nhọn nhé) M(0,15 + x) + y = 4,7 x + y = 15 Biến đổi hệ ta được phương trình tương đương: 0,15M + Mx – x = 4,55 \Leftrightarrow x(M - 1) + 0,15M = 4,55 \=> x = (4,55 – 0,15M)/(M – 1) \=> M > 1 (*) Theo (II) ta có x < 0,15 \=> (4,55 – 0,15M)/(M – 1) < 0,15 (Giải bất phương trình ra bạn sẽ được bất phương trình tương đương) M < 15,67 (**) Từ (*) và (**) ta có khoảng của M: 1< M < 15,67 Vì M là kim loại kiềm => M là Li

(Đây là cách làm theo ý mình nghĩ như vậy, có gì sai sót mong bạn thông cảm, mình năm nay mới lên lớp 9. Nếu ko sai thì công nhận đúng cho mình nha)

Last edited by a moderator: 20 Tháng sáu 2014

ulrichstern2000

  • 5

Câu số 3

Gọi x là số mol kim loại M; y là số mol oxit kim loại M (x, y > ) Theo bài ta có phương trình theo khối lượng hỗn hợp: xM + y(M + 16) = 7,6 (g) \Leftrightarrow xM + yM + 16y = 7,6 \Leftrightarrow M(x + y) + 16y = 7,6 (I) Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HCl ta có các PTHH sau: M + 2HCl → MCl2 + H2 (1) MO + 2HCl → MCl2 + H2O (2)

Số mol HCl: n(HCl) = V*C(M) = 0,5 (mol) \=> 2x + 2y = 0,5 (mol) \=> x + y = 0,25 (II) Thay (II) vào (I) ta được: 0,25M + 16y = 7,6 (III) Từ (II) và (III) ta có hệ phương trình, sau đó biến đổi hệ ta được phương trình tương đương (Các bước làm như bài 2) 0,25M – 16x = 3,6 \=> x = (0,25M – 3,6)/16 Vì x > 0 => 0,25M – 3,6 > 0 \=> 0,25M > 3,6 \Leftrightarrow M > 14,4 (*) Theo (II) ta có x < 0,25 \=> (0,25M – 3,6)/16 < 0,15 Giải bất phương trình bạn sẽ được: M < 30,4 (*) (*) Từ (*) và (*) (*) ta có khoảng của M: 14,4 < M < 30,4 Vì M là kim loại hóa trị II => M là Magiê (Mg)

baochau15

  • 6

Đây là cách làm theo ý mình nghĩ như vậy, có gì sai sót mong bạn thông cảm, mình năm nay mới lên lớp 9. Nếu ko sai thì công nhận đúng cho mình nha

Mình cũng giống bạn thôi! 8--->9

Thanks bạn nhiều!

Chủ đề