• “Bài tập tổ hợp xác suất lớp 11 nâng cao ” gồm có 2 phần lớn: Phần A – Tóm tắt lý thuyết tổ hợp xác suất lớp 11, Phần B – Các bài tập tổ hợp xác suất lớp 11 nâng cao.

B. Bài tập tổ hợp xác suất lớp 11 nâng cao:

80 câu trắc nghiệm xác suất có giải

55 câu tổ hợp xác suất

=> Như vậy, có thể thấy, “Bài tập tổ hợp xác suất lớp 11 nâng cao” sẽ giúp các em học sinh nâng cao khả năng làm bài tập về tổ hợp xác suất – 1 phần kiến thức khó và quan trọng lớp 11.

PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM

Tổ hợp xác suất – Những điều cần biết

Công thức tổ hợp xác suất

Bài tập tổ hợp xác suất

A. Tóm tắt lý thuyết:

I. Qui tắc đếm:

1. Qui tắc cộng:

Một công việc nào đó có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương án A hoặc B. Nếu phương án A có a cách thực hiện, phương án B có b cách thực hiện (không trùng với bất kỳ cách nào trong phương án A) thì công việc đó có a+b cách thực hiện.

2. Qui tắc nhân:

Một công việc nào đó bao gồm 2 công đoạn A và B. Nếu công đoạn A có a cách thực hiện, ứng với a cách thực hiện đó có b cách thực hiện công đoạn B thì công việc đó có a.b cách thực hiện.

II. Hoán vị:

1. Giai thừa:

n! = 1.2.3….n = (n-1)! . n

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
= (p+1)(p+2)…..n ( Với n > p)

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

*Qui ước: 0! = 1

2. Hoán vị (không lặp)

Một tập hợp gồm n phần tử (n≥1). Mỗi cách sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự nào đó được gọi là 1 hoán vị của n phần tử.

Số các hoán vị của n phần tử là: Pn = n!

3. Hoán vị lặp:

Cho k phần tử khác nhau a1, a2,…,ak. Một cách sắp xếp n phần tử trong đó gồm n1 phần tử a1, n2 phần tử a2,…., nk phần tử ak (n1+n2+…+nk = n) theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị lặp cấp n và kiểu (n1,n2,…,nk) của k phần tử.

Số hoán vị lặp cấp n và kiểu (n1,n2,…,nk) của k phần tử là:

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

4. Hoán vị vòng quanh:

Cho tập A gồm n phần tử. Một cách sắp xếp n phần tử thuộc tập A thành 1 dãy kín được gọi là một hoán vị vòng quanh của n phần tử.

Số các hoán vị vòng quanh của n phần tử là Qn = (n-1)!

III. Chỉnh hợp:

1.Chỉnh hợp (không lặp):

– Cho tập hợp A gồm n phần tử. Mỗi cách sắp xếp k phần tử của A (1≤k≤n) theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử của tập A.

– Số chỉnh hợp chập k của n phần tử:

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

-Công thức trên cũng đúng trong trường hợp k = 0 hoặc k = n

– Khi k = n thì Ann = Pn = n!

2. Chỉnh hợp lặp:

– Cho tập A gồm n phần tử. Mỗi dãy gồm k phần tử của A, trong đó mỗi phần tử có thể được lặp lại nhiều lần, được sắp xếp theo 1 thứ tự nhất định được gọi là một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử của tập A.

– Số chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử :  

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
    

IV. Tổ hợp:

1. Tổ hợp không lặp:

  • Cho tập A gồm n phần tử. Mỗi tập con gồm k (1≤k≤n) phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử.
  • Số các tổ hợp chập k của n phần tử: 
    Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
  • Qui ước:

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

2. Tổ hợp lặp:

Cho tập A = {a1,a2,…,an}  và số tự nhiên k bất kỳ. Một tổ hợp lặp chập k của n phần tử là một tổ hợp gồm k phần tử, trong đó mỗi phần tử là một trong n phần tử của A.

Số tổ hợp lặp chập k của n phần tử: 

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
      

V. Nhị thức Newton:

1. Công thức khai triển nhị thức Newton:

  • ∀n∈N và với mọi cặp số a, b; ta có:

Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

2. Tính chất:

  • Số các số hạng của khai triển bằng n+1
  • Tổng các số mũ của a và b trong mỗi số hạng bằng n
  • Số hạng tổng quát (thứ k+1) có dạng: 
    Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
  • Các hệ số của các cặp số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối thì bằng nhau: 
    Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
  • Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
  • Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao

VI. Xác suất:

  • Xác suất của biến cố: 
    Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
  • 0 ≤ P(A) ≤ 1
  • P(Ω) = 1 ; P(∅)= 0
  • Qui tắc cộng:

+) Nếu A ∩ B = ∅ thì P(A∪B) = P(A) + P(B)

+) Nếu A, B bất kì thì P(A∪B) = P(A) + P(B) – P(A.B)

  • Bài tập to hợp xác suất lớp 11 nâng cao
  • Qui tắc nhân: Nếu A, B độc lập thì P(A.B)= P(A).P(B)

B. Bài tập tổ hợp xác suất lớp 11 nâng cao:

80 câu trắc nghiệm xác suất có giải

55 câu tổ hợp xác suất

=> Như vậy, có thể thấy, “Bài tập tổ hợp xác suất lớp 11 nâng cao” sẽ giúp các em học sinh nâng cao khả năng làm bài tập về tổ hợp xác suất – 1 phần kiến thức khó và quan trọng lớp 11.