Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 có đáp án

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa học 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 22 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tính theo phương trình hóa học có đáp án – Hóa học lớp 8:

Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 8

Bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Câu 1: Cho 98 g H2SO4 loãng 20% phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó

A. 4,8 l

B. 2,24 l

C. 4,48 l

D. 0,345 l

Đáp án: C

Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 có đáp án

Câu 2: Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,376 l khí Clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

A. Zn

B. Clo

C. Cả 2 chất

D. Không có chất dư

Đáp án: B

Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 có đáp án

Câu 3: Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng

A. 2,45 g

B. 5,4 g

C. 4,86 g

D. 6,35 g

Đáp án: D

Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 có đáp án

Sau phản ứng thu được KCl và ZnO

m = 0,06.81+ 0,02.74,5 = 6,35 g

Câu 4: Đốt cháy 11,2 l CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol

A. CO và 0,5 mol

B. CO2 và 0,5 mol

C. C và 0,2 mol

D. CO2 và 0,054 mol

Đáp án: B

nCH4 = V/22,4 = 0,5 (mol)

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

0,5 →            0,5     mol

Câu 5: Nung 6,72 g Fe trong không khí thu được sắt (II) oxit. Tính mFeO và VO2

A. 1,344 g và 0,684 l

B. 2,688 l và 0,864 g

C. 1,344 l và 8,64 g

D. 8,64 g và 2,234 ml

Đáp án: C

2Fe + O2 → 2FeO

 0,12→0,06→ 0,12 mol

mFeO = 0,12.72 = 8,64 g

VO2 = 0,06.22,4 = 1,344 l

Câu 6: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất

A. 2,4 g

B. 9,6 g

C. 4,8 g

D. 12 g

Đáp án: C

nMg = 7,2/24 = 0,3 mol

2Mg + O2 → 2MgO

0,3      →          0,3   mol

mMgO = 0,3.40 = 4,8 g

Câu 7: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O

Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

A. 1 mol

B. 0,1 mol

C. 0,001 mol

D. 2 mol

Đáp án: B

nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

CaCO3 → CO2 + H2O

0,1          ← 0,1    (mol)

Câu 8: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl

A. 0,04 mol

B. 0,01 mol

C. 0,02 mol

D. 0,5 mol

Đáp án: A

nBaCl2 = 4,16/208 = 0,02 mol

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

     0,04   ←    0,02 mol

Câu 9: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2

A. 2,24 ml

B. 22,4 ml

C. 2, 24.10-3 ml

D. 0,0224 ml

Đáp án: C

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Nhìn vào phương trình thấy nFe = nH2 = 5,6/56 = 0,1 mol

VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 l = 2,24.10-3 l

Câu 10: Cho 13,7 g Ba tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng

A. 3,2 g

B. 1,6 g

C. 6,4 g

D. 0,8 g

Đáp án: B

Bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 có đáp án

Khối lượng oxi sau phản ứng là m = 0,05.32 = 1,6 g

Bài giảng Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Dạng 1
  • Dạng 2
  • Dạng 3
  • Dạng 4

Dạng 1

Tính toán dựa theo phương trình phản ứng

* Một số lưu ý cần nhớ

Để làm được dạng toán này, ta cần đi theo các bước như sau:

Bước 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng diễn ra

Bước 2: Rút ra tỉ lệ số mol giữa chất biết và chất cần tìm

Bước 3: Viết tỉ lệ giữa số mol bài cho của chất biết và số mol của chất cần tìm

Bước 4: Tính a theo tỉ lệ thức

Áp dụng nắm chắc các công thức hóa học được cho dưới đây:

m = n . M

M : Khối lượng (g)

n: số mol (mol)

M: Khối lượng mol (g/mol)

n = V /22,4

V: thể tích khí ở đktc

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

Hướng dẫn giải chi tiết:

\({n_{{O_2}}} = \dfrac{{19,2}}{{32}} = 0,6\,mol\)

PTHH:              4Al  +  3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Al2O3

Tỉ lệ theo PT:  4mol    3mol

                          ?mol    0,6mol

=> số mol Al phản ứng là: \({n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3} = 0,8\,mol\)

=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = 0,8.27 = 21,6 gam

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là

Hướng dẫn giải chi tiết:

Số mol Zn là:  \({n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}} = 0,2\,mol\)

PTHH:               2Zn    +   O2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  2ZnO

Tỉ lệ theo PT:   2mol       1mol      2mol

                          0,2mol     ? mol  

Số mol khí O2 đã dùng là: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,2.1}}{2} = 0,1\,mol\)

=> Thể tích O2 là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Ví dụ 3: Magie tác dụng với axit clohiđric:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Số mol của 12 g Mg là:

\({n_{Mg}} = {{{m_{Mg}}} \over {{M_{Mg}}}} = {{12} \over {24}} = 0,5\,(mol)\)

PTPƯ:            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Theo PTP Ư:  1        2                           1      (mol)

Theo đề bài:  0,5      x=?                        y = ? (mol)

a) số mol H2 sinh ra là: y = nH2 = \({{0,5 \times 1} \over 1} = 0,5\,(mol)\)

=> Thể tích của H2 thu được ở đktc là: VH2(ĐKTC) =nH2×22,4 = 0,5×22,4 = 11,2 (lít)

b) Số mol HCl phản ứng là: x = nHCl = \({{0,5 \times 2} \over 1} = 1\,(mol)\)

Khối lượng HCl tham gia phản ứng là: mHCl = nHCl×MHCl = 1. 36,5 = 36,5 (g)

Dạng 2

Bài toán có chứa từ 2 phương trình hóa học trở lên

* Một số lưu ý cần nhớ:

Để làm được dạng toán này, ta cần làm theo các bước như sau:

+ Tính số mol số liệu đề bài đã cho

+ Viết phương trình hóa học, đặt ẩn chất có liên quan đến số liệu mà đề bài đã cho

+ Giải hệ phương trình => Tìm ra ẩn

+ Sau khi có ẩn, ta thao tác để tính theo yêu cầu đề bài

* Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Đốt cháy hỗn hợp chứa 4,48 lít CH4 và 2,24 lít C2H4 thì cần V lít O2 (đktc) thu được sản phẩm CO2 và nước. Giá trị của V là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCH4 = 4,48/22,4 = 0,2 mol; nC2H4 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

CH4    +   2O2   →   CO2  +  2H2O

 0,2   →    0,4

C2H4   +  3O2  →   2CO2   +  2H2O

0,1  →     0,3

⟹ nO2 = 0,4 + 0,3 = 0,7 mol

⟹ VO2 = 0,7.22,4 = 15,68 lít

Ví dụ 2: Cần dùng V lít H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 10,8 gam FeO và 24 gam Fe2O3 thu được kim loại và H2O. Giá trị V là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nFeO = 10,8/72 = 0,15 mol; nFe2O3 = 24/160 = 0,15 mol

FeO     +     H2   →   Fe + H2O

0,15 →     0,15

Fe2O3    +   3H2  →   2Fe + 3H2O

0,15    →   0,45

⟹ nH2 = 0,15 + 0,45 = 0,6 mol

⟹ VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 lít.

Ví dụ 3: Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu là

Hướng dẫn giải chi tiết:

mHCl = 124,1.25% = 31,025 gam ⟹ nHCl = 31,025 : 36,5 = 0,85 mol

Đặt nZn = x mol; nAl = y mol

mhh = 65x + 27y = 17,05 (1)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

x     → 2x (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

y    →  3y (mol)

⟹ nHCl = 2x + 3y = 0,85 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,2; y = 0,15

⟹ mZn = 65.0,2 = 13 gam

⟹ %mZn = \(\dfrac{{13}}{{17,05}}.100\% \) = 76,2%

Ví dụ 4: Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl thu được dung dịch muối và 11,2 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nH2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol

Đặt nMg = x mol; nFe = y mol

⟹ mhh = 24x + 56y = 21,6 (1)

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

x                     →                 x

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

y                     →             y

⟹ nH2 = x + y = 0,5 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,2; y = 0,3

⟹ mMg = 24.0,2 = 4,8 gam

⟹ %mMg = \(\dfrac{{4,8}}{{21,6}}.100\% \) = 22,2%.

Dạng 3

Bài toán phản ứng dư hết

Trong một bài toán, ta cần xét dư hết khi đề bài cho số liệu của 2 chất tham gia trở lên.

(Nếu đề bài cho dữ liệu về 1 chất tham gia, 1 chất sản phẩm thì mặc định tính theo sản phẩm)

* Một số lưu ý cần nhớ

Để làm được dạng bài này, ta cần làm theo các bước như sau:

Bước 1: Tính số mol mỗi chất tham gia phản ứng

Bước 2: Viêt phương trình phản ứng

Bước 3: Dựa vào phương trình, xét chất dư hết, bài toán sẽ được tính theo chất hết

Bước 4: Dựa theo yêu cầu đề bài để tính ra kết quả

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

Hướng dẫn giải chi tiết:

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

                                Fe + 2HCl \( \to\)  FeCl2 + H2

Theo phương trình  1       2                             (mol)

Theo đề bài:            0,1    0,15                         (mol)

Ta thấy : \(\dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{0,15}}{2}\). Do vậy HCl là chất phản ứng hết, Fe là chất còn dư.

Ví dụ 2: Cho 15,3 gam Al2O3 tác dụng với dung dịch chứa 39,2 gam H2SO4, sản phẩm của phản ứng là Al2(SO4)3 và H2O. Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Số mol Al2O3 là:   \({n_{A{l_2}{O_3}}} = \dfrac{{15,3}}{{102}} = 0,15\,mol\)

Số mol H2SO4 là:   \({n_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{39,2}}{{98}} = 0,4\,mol\)

PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Xét tỉ lệ:    \(\dfrac{{{n_{A{l_2}{O_3}}}}}{1} = \dfrac{{0,15}}{1} = 0,15\)  và    \(\dfrac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{3} = \dfrac{{0,4}}{3} = 0,133\)

Vì 0,133 < 0,15 => Al2O3 dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol Al2(SO4)3 theo H2SO4

PTHH:   Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Tỉ lệ PT:               3mol           1mol

Phản ứng:            0,4mol  →  \(\dfrac{{0,4}}{3}\) mol

=> Khối lượng Al2(SO4)3 thu được là:   \(\dfrac{{0,4}}{3}.342 = 45,6\,gam\)

Ví dụ 3: Cho 0,2 mol NaOH phản ứng với 0,2 mol H2SO4 thu được dung dịch A. Biết sơ đồ phản ứng: \(NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O\). Tổng khối lượng chất tan trong A là

Hướng dẫn giải chi tiết:

PTHH:  \(2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\)

Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{2} = \frac{{0,2}}{2} = 0,1$ và  $\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1} = \frac{{0,2}}{1} = 0,2\)

Vì 0,1 < 0,2 => NaOH phản ứng hết, H2SO4 còn dư

 => phản ứng tính theo NaOH

PTHH:     \(2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\)

Tỉ lệ PT:      2                       1                      1

Ban đầu:      0,2                  0,2                    0                       (mol)

Phản ứng     0,2                   0,1                0,1                      (mol) 

Sau pư:         0                   0,1                     0,1                     (mol)

dung dich A có:  \(\left\{ \begin{gathered}N{a_2}S{O_4}:0,1(mol) \hfill \\{H_2}S{O_4}du:0,1(mol) \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

=> tổng khối lượng chất tan trong A là: 14,2 + 9,8 = 24 gam

Dạng 4

Bài toán hiệu suất

* Một số lưu ý cần nhớ:

Trong thực tế, hầu hết các phản ứng đều xảy ra không hoàn toàn. Thông thường ta sử dụng công thức sau để tính hiệu suất:

H% = m thực tế / m lý thuyết . 100%

Khối lượng ở đây có thể là khối lượng chất tham gia, hoặc khối lượng chất sản phẩm

* Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn một lá kẽm vào dung dịch axit clohidric (HCl) sau phản ứng thu được muối kẽm clorua và 4,48 lít khí hidro

a, Viết phương trình phản ứng

b, Tính khối lượng axit clohidric đã dùng

c, Tính khối lượng kẽm clorua sinh ra sau phản ứng

d, Nếu hiệu suất của phản ứng là H = 80%. Hãy tính khối lượng axit clohidric tham gia và khối lượng kẽm ban đầu

Hướng dẫn giải chi tiết:

a, Ta có phương trình phản ứng:

Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2 (1)

b, n H2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

(1) n HCl = 2 n H2 = 0,2 . 2 = 0,4 mol

=> m HCl = 0,4 . 36,5 = 7, 7 gam

c, (1) n ZnCl2 = n H2 = 0,2 mol

=> m ZnCl2 = 0,2 . 136 = 27,2 gam

d, Theo đề bài H = 80%

(1) n Zn = n H2 = 0,2 mol

H% = mthực tế/ mlý thuyết . 100% (2)

Theo đề bài:thực tế sau phản ứng thu được 0,2 mol Zn

=> Khối lượng Zn thực tế thu được sau phản ứng là: 0,2 . 65 = 13 gam

=> Khối lượng Zn cần dùng là

(2) 80% = 13 : mZn lý thuyết

=> mZn lý thuyết = 15,6 gam

Ví dụ 2: Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng hiđro được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

CuO + H2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O

nCu = 36,48 /64 = 0,57 (mol)

nCuO = 48/ 80 = 0,6 (mol)

\(\% H = \dfrac{{{n_{Cu}}}}{{{n_{CuO}}}}.100\%  = \dfrac{{0,57}}{{0,6}}.100\%  = 95\% \) 

Loigiaihay.com