Bài tập tính giá trị hiện tại thuần

Những ai đang, đã học ngành tài chính, quản trị kinh doanh,..chắc không lạ gì bài toán ra quyết định về việc một dự án có nên đầu tư hay không khi cho các số liệu về dòng tiền vào ra của một số năm trong tương lai.

Đang xem: Cách tính npv và irr

Có thể các bạn thấy rằng chẳng biết bao giờ mình mới có thẩm quyền quyết định một dự án nào đó có nên đầu tư hay không nên cảm thấy bài toán hơi xa vời nhưng thực tế đây là bài toán khá phổ biến trong thực tế.

Ví dụ:

Năm 2016, Hòa phát dự định tiếp tục xây dựng giai đoạn II Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Để xây dựng dự án, Hòa phát có hai con đường hoặc là vay ngân hàng hoặc chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Nếu vay ngân hàng, Hòa phát sẽ trả lãi đều theo thỏa thuận với ngân hàng bất chấp dự án lỗ lãi thế nào. Lãi suất trả ngân hàng được trừ trực tiếp vào chi phí tài chính của DN.

Nếu chào bán cổ phiếu ra công chúng, Hoá phát sẽ trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu đó. Lãi nhiều thì chia nhiều và lãi ít thì chia ít. Cổ tức được chi trả trong phần lợi nhuận sau thuế.

Hòa phát chọn cả hai con đường, và theo con đường nào thì Hòa Phát cũng phải có số liệu về hiệu quả đầu tư để thuyết phục ngân hàng và những người mua cổ phiếu. Hiệu quả đầu tư cao thì lãi ngân hàng thấp, giá bán cổ phiếu cao; hiệu quả đầu tư thấp thì lãi ngân hàng cao, giá bán cổ phiếu thấp

Cụ thể thời điểm đó Hòa Phát đã phát hành cổ phiếu với thông tin như sau:

Giá chào bán 20.000 đồng phụ thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng sinh lời của dự án và giá cổ phiếu hòa phát tại thời điểm chào bán. Phương pháp tính giá chào bán cụ thể như thế nào nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu sâu trong bản Cáo bạch của Hòa phát ở cuối entry này.

Trong bản cáo bạch, có một bảng rất ngắn gọn về hiệu quả đầu tư dưới góc nhìn tài chính như sau:

NPV (Net Present Value – Giá trị hiện tại thuần): là hiệu số của giá trị hiện tại dòng tiền vào trừ đi giá trị hiện tại dòng tiền ra

Co : Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0 )

Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t ( thường tính theo năm)

r: tỷ lệ chiết khấu

n : thời gian thực hiện dự án ( thường tính theo năm)

Ví dụ:

Bạn dự định mở một quán cafe ở … tháp rùa giữa hồ hoàn kiếm (hy vọng bạn thuê được :P). Chi phí đầu tư ban đầu dự kiến là 100.000 usd bao gồm sơn sửa lại tháp rùa, mua bàn ghế, mua các loại máy móc, bắc một cái cầu phao từ bờ ra đảo rùa,…

Sau khi hoàn tất bắt đầu đi vào khai thác, năm đầu tiên bạn dự kiến phải chi ra là 50.000 usd bao gồm các chi phí như bảo tu máy móc, mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, trả thuế, lãi vay ngân hàng, tiền thả rùa giống quanh đảo, tiền thức ăn cho rùa…(các dòng tiền ra) và thu vào 60.000 usd là tiền thu được nhờ bán các cốc cafe cho khách hàng, lãi thu được nhờ vốn lưu động gửi ngân hàng, tiền bán rùa….Cứ như vậy bạn dự đoán dòng vào và ra cho 6 năm liên tiếp để có bảng dưới:

Giả định tỷ lệ chiết khấu là 10% thì NPV được tính như sau:

Năm đầu tiên thực tế bạn thu được là 10.000 usd nhưng 10.000 usd của một năm nữa chỉ có giá trị tương ứng với 9.091 usd của ngày hôm nay. Đại loại là nếu bạn gửi 9.091 usd vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm thì 1 năm nữa bạn sẽ có 10.000.

Năm thứ hai bạn có 25.000 usd nhưng 25.000 usd của 2 năm nữa chỉ có giá trị tương ứng với 20.661 usd của ngày hôm nay. Có nghĩa nếu hôm nay bạn gửi 20.661 usd vào ngân hàng thì 2 năm nữa bạn sẽ có 25.000 usd (theo lãi suất kép, lãi suất thu được của năm thứ nhất tiếp tục cộng vào tiền gốc để tính lãi của năm thứ hai).

Tương tự như vậy, tới năm thứ 6 bạn thu được 55.000 usd nhưng nếu quy về số tiền của ngày hôm nay chỉ tương ứng với 31.046 usd. Nếu bạn gửi ngân hàng 31.046 usd với lãi suất 10%/năm theo hình thức lãi kép thì 6 năm nữa bạn có 55.000 usd.

Như vậy bản chất của NPV là quy đổi số tiền của tương lai về giá trị của hiện tại vì vậy tên của nó là Giá trị hiện tại thuần.

Xem thêm: Diện Tích Nsa Là Gì Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Xây Dựng, Mua Chung Cư Chúng Ta Đang Bỏ Tiền Vào Cái Gì

Câu hỏi đặt ra: Tại sao phải phức tạp hóa như vậy ? Giả định nếu như tỷ lệ chiết khấu bằng 0% ta sẽ được như bảng dưới

NPV mỗi năm bằng luôn dòng tiền của năm đó, con số là 135.000; lớn hơn gấp đôi con số 58.811 nếu có quy đổi. Số chênh lệch rất đáng kể, có thể biến một NPV đang là số dương thành số âm. Có nghĩa là bạn lỗ nhưng cứ nghĩ là mình lãi.

Tỷ lệ chiết khấu thường là chi phí sử dụng vốn là tỷ lệ lợi nhuận của phương án tốt nhất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn

Dùng tiền đó gửi ngân hàng lấy lãi suất tiền gửiĐầu tư vào cổ phiếu….

Các bài tập ở nhà trường sẽ cho trước con số tỷ lệ chiết khấu cụ thể nhưng bạn nên hiểu ý nghĩa của con số này.

Nếu NPV dương thì dự án đáng được đầu tư vì nó thu được lợi nhuận lớn hơn phương án thay thế (là phương án dùng để tính tỷ lệ chiết khấu). Nếu tính cho 2 dự án đầu tư độc lập thì NPV nào lớn hơn thì dự án đó đáng được đầu tư hơn.

IRR ( Internal Rate of Return -Tỷ suất hoàn vốn nội tại)

Giả sử bạn có 300 triệu và đang đứng trước lựa chọn có nên mở một cửa hàng game hay không. Sau một hồi tính tính toán toán bạn thấy rằng nếu mở cửa hàng bạn sẽ có lợi tức 5% (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE – Return of Equity) . Bạn có lên đầu tư hay không? Nếu chỉ xét đơn thuần dưới góc độ tài chính thì bạn không nên đầu tư vì nó thấp hơn lãi suất tiền gửi 6% của ngân hàng. Có nghĩa rằng lợi nhuận thu được thấp hơn chi phí sử dụng vốn.

Nếu phương pháp NPV cho ra một giá trị của tiền (dương hoặc âm) thì IRR cho ra một tỷ lệ % để từ đó nếu % đó lớn hơn chi phí vốn (tỷ lệ chiết khấu) thì nên đầu tư còn thấp hơn thì không nên.

Trong bản cáo bạch của Tập đoàn Hòa phát khi mở rộng giai đoạn II của nhà máy sản xuất thép Dung Quất thì IRR có giá trị là 12%, cao hơn so với chi phí sử dụng vốn nên nó là dự án đáng được đầu tư.

Công thức tính IRR

Ví dụ cũng với số liệu khi tính NPV ở phía trên ta tính ra IRR = 23% ở phía dưới:

Nếu IRR tính được lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì là dự án đáng được đầu tư; nếu nhỏ hơn thì không đáng. Chi phí sử dụng vốn cũng giống như trong tính NPV phía trên là phương án thay thế tốt nhất ( Thông thường nếu là một bài toán trên lớp thì người ta sẽ cho con số này).

Xem thêm: Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Trang 14, Tập Làm Văn

Cả hai phương pháp đều chỉ nhằm ra quyết định đầu tư hay không đầu tư vậy thì việc gì phải tính theo cả hai phương pháp làm gì, giống như Hòa phát đã làm?

Đó là vì nó cho ra một con số tuyệt đối và một số tương đối. Ví dụ doanh nghiệp A có lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 10 tỷ; Doanh nghiệp B là 12 tỷ. Số liệu này không cho ta biết được doanh nghiệp nào hiệu quả hơn vì nếu A có số vốn 100 tỷ còn B chỉ có vốn 10 tỷ thì B ro ràng là hoạt động hiệu quả hơn (ROE của A = 10/100=10% và ROE của B= 12/10=120%)

Việc tính toán dòng tiền vào ra rất phức tạp với các dự án đầu tư lớn. Đôi khi người lập dự toán cố tính để cho NPV dương bằng cách thổi phồng dòng tiền đầu vào ví dụ như doanh số dự đoán thực tế chỉ 40.000 usd nhưng lại tăng lên 60.000 usd. Tương tự ở dòng tiền ra, giá nguyên vật liệu có thể giảm đi so với dự đoán để giảm dòng tiền ra.

NPV, IRR chỉ là một góc nhìn tài chính; nhà đầu tư con phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa; bạn có thể tham khảo trong bản cáo bạch của tập đoàn Hòa Phát

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Giá trị hiện tại thuần (NPV) là một phương pháp để phân tích các dự án và đầu tư, tìm hiểu xem liệu những dự án này có sinh lợi hay không.

Nó được sử dụng rộng rãi trong thế giới tài chính và được coi là một cách hiệu quả để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.

Ví dụ, nếu bạn đang xem xét một kế hoạch đầu tư, trong đó bạn đầu tư 100 đô la mỗi tháng trong 10 năm tới và nhận được 20.000 đô la vào cuối năm thứ 10, bạn có thể sử dụng phương pháp NPV để tìm hiểu xem đây có phải là một khoản sinh lời hay không, quyết định đầu tư hay không.

Trong hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn các ví dụ khác nhau về cách tính NPV trong Excel và trình bày hai công thức để tính NPV trong excel – hàm NPVXNPV.

NPV là gì – Giải thích đơn giản

Trước khi bắt đầu tính giá trị NPV, hãy tìm hiểu nhanh ý nghĩa thực sự của nó.

NPV (viết tắt của Net Present Value), như tên gọi cho thấy là giá trị ròng của tất cả các dòng tiền trong tương lai của bạn (có thể là dương hoặc âm)

Ví dụ: giả sử có một cơ hội đầu tư mà bạn cần trả 10.000 đô la ngay bây giờ và bạn sẽ được trả 1000 đô la mỗi năm trong 20 năm tới.

Nếu bạn biết tỷ lệ chiết khấu hiện tại (còn gọi là chi phí sử dụng vốn hoặc lãi suất) là bao nhiêu, bạn có thể sử dụng tỷ lệ đó trong công thức NPV trong Excel để tính giá trị hiện tại ròng của tất cả các dòng tiền mà bạn sẽ có trong 20 năm với khoản đầu tư này.

Nếu giá trị đó lớn hơn 10.000 đô la, thì đây là một khoản đầu tư có lợi và bạn nên tiếp tục và thực hiện. Và trong trường hợp nó nhỏ hơn 10.000, thì bạn sẽ bị thua lỗ và bạn không nên thực hiện khoản đầu tư này (thay vào đó hãy đầu tư số tiền với lãi suất chiết khấu hiện tại vào trái phiếu chính phủ hoặc quỹ chỉ số).

Giá trị NPV cũng được sử dụng khi so sánh các dự án hoặc cơ hội đầu tư khác nhau.

Nếu bạn có 3 dự án khác nhau với giá trị dòng tiền ra và dòng tiền vào dự kiến, bạn có thể sử dụng giá trị hiện tại ròng của tất cả những dự án này để xem dự án nào có khả năng sinh lời tốt nhất.

Bây giờ bạn đã hiểu rõ về NPV là gì, hãy cùng xem một vài ví dụ về cách tính toán trong Excel.

Hàm NPV

Excel có một hàm NPV tích hợp với cú pháp sau:

=NPV(rate, value1, [value2],…)

Công thức trên có các đối số sau:

  • rate – đây là tỷ lệ chiết khấu trong một khoảng thời gian. Ví dụ: nếu dòng tiền của bạn diễn ra hàng năm, đây sẽ là tỷ lệ chiết khấu hàng năm. Nếu đây là hàng quý, đây sẽ là tỷ lệ chiết khấu hàng quý
  • value1, value2… – đây là các giá trị dòng tiền và có thể là dương (dòng vào/thu nhập) hoặc âm (dòng ra/thanh toán). Bạn có thể có tối đa 254 giá trị

Một số điều quan trọng cần biết khi sử dụng hàm NPV trong Excel:

  • – Hàm NPV coi tất cả các giá trị này cách đều nhau (tức là có cùng khoảng thời gian giữa mỗi giá trị).
  • – Thứ tự của các giá trị rất quan trọng, vì vậy nếu bạn thay đổi thứ tự và giữ nguyên các giá trị, kết quả cuối cùng sẽ khác
  • – Công thức cho rằng dòng vào/ra diễn ra vào cuối kỳ
  • – Nó chỉ xem xét các giá trị số và nếu có khoảng trắng hoặc giá trị văn bản, những giá trị này sẽ bị bỏ qua

Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là bạn chỉ có thể sử dụng công thức này khi dòng tiền vào ra đều đặn. Ví dụ: nếu dòng vào / ra xảy ra vào cuối năm, thì nó phải giống nhau cho tất cả các giá trị.

Trong trường hợp bạn có tập dữ liệu trong đó dòng vào/ra xảy ra vào những ngày cụ thể (và không cách đều nhau), bạn không thể sử dụng công thức NPV. Trong trường hợp đó, bạn cần sử dụng công thức XNPV.

Bây giờ chúng ta đã biết về cú pháp của hàm NPV, hãy cùng xem một số ví dụ thực tế.

Tính giá trị hiện tại thuần (NPV) trong Excel

Khi làm việc với công thức NPV trong Excel, có thể có hai trường hợp:

  • – Dòng ra/dòng vào đầu tiên xảy ra vào cuối kỳ đầu tiên
  • – Dòng ra/dòng vào đầu tiên xảy ra vào đầu kỳ đầu tiên

Ví dụ: nếu tôi đang đánh giá một dự án cần số vốn ban đầu là 100.000 đô la và sau đó sẽ thu về hàng năm, hai tình huống sẽ là:

  1. Dòng tiền ra 100.000 đô la vào cuối Năm 1, và sau đó dòng tiền vào từ cuối Năm 2 trở đi
  2. Dòng tiền ra 100.000 đô la vào đầu Năm 1, sau đó dòng tiền vào từ cuối Năm 1 trở đi

Bạn có thể sử dụng hàm NPV trong cả hai trường hợp với một điều chỉnh nhỏ.

Hãy xem từng ví dụ!

Dòng tiền ra/vào đầu tiên xảy ra vào cuối kỳ đầu tiên

Giả sử tôi cần đánh giá một dự án mà dòng tiền như sau và lãi suất chiết khấu là 5%:

Trong ví dụ này, dòng tiền ra đầu tiên 100.000 đô la xảy ra vào cuối năm 1.

Bạn có thể sử dụng công thức dưới đây để tính giá trị NPV cho dữ liệu này:

=NPV(D2,B2:B7)

Công thức trên cho giá trị NPV là 15.017 đô la, có nghĩa là dựa trên các dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu đã cho (còn gọi là chi phí sử dụng vốn), dự án sẽ có lãi và tạo ra lợi nhuận trị giá 15.017 đô la.

Đây là cách sử dụng đơn giản của hàm NPV, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ xử lý các trường hợp dòng tiền vào xảy ra ngay từ đầu.

Vì vậy, hãy xem một ví dụ về trường hợp đó.

Dòng tiền ra/vào đầu tiên xảy ra vào đầu kỳ đầu tiên

Dưới đây tôi có dữ liệu để đánh giá một dự án mà dòng tiền như sau và lãi suất chiết khấu là 5%:

Bạn có thể sử dụng công thức dưới đây để tính giá trị NPV cho dữ liệu này:

=B2+NPV(D2,B3:B7)

Trong công thức trên, tôi đã loại trừ dòng tiền ra ban đầu, vì nó xảy ra vào đầu năm đầu tiên.

Vì hàm NPV được lập trình theo cách mà nó coi mỗi giá trị là dòng tiền vào/ra vào cuối mỗi kỳ, nên tôi đã loại trừ dòng tiền ra ban đầu và tính NPV cho tất cả các dòng tiền khác trong tương lai.

Và sau đó kết quả của hàm NPV sau đó được cộng trở lại luồng ra ban đầu.

Điều này mang lại cho chúng ta giá trị là $15,768, là lợi nhuận mà chúng ta sẽ tạo ra khi đầu tư vào dự án này.

Vì vậy, trong trường hợp bạn cần đánh giá các dự án/khoản đầu tư mà dòng tiền đầu tiên xảy ra vào đầu kỳ đầu tiên, hãy loại trừ nó khỏi công thức và thêm nó trở lại kết quả.

So sánh các dự án bằng cách sử dụng NPV để tìm ra dự án tốt nhất

Trong thực tế, thường xảy ra trường hợp bạn cần phân tích nhiều dự án/cơ hội đầu tư và xem cái nào là tốt nhất cho bạn hoặc cho công ty của bạn.

NPV thường là cách tốt nhất và được chấp nhận nhất để so sánh các dự án khác nhau mà bạn có thể tạo ra dòng tiền.

Giả sử bạn có tập dữ liệu như hình dưới đây và bạn muốn tìm hiểu (các) dự án nào đáng để đầu tư.

Đối với mục đích của ví dụ này:

  • – Chúng ta đang xem xét rằng dòng tiền đầu tiên xảy ra vào cuối năm đầu tiên
  • – Dòng vốn ban đầu cho mỗi dự án là 100.000 đô la
  • – Lãi suất chiết khấu khi đánh giá tất cả các dự án là 5%

Dưới đây là các công thức sẽ cung cấp cho chúng ta giá trị NPV cho mỗi dự án.

Dự án 1:

=NPV(5%,B2:B7)

Dự án 2:

=NPV(5%,C2:C7)

Dự án 3:

=NPV(5%,D2:D7)

Dựa trên kết quả, chúng ta có thể thấy rằng lợi nhuận của Dự án 3 là cao nhất, và nếu bạn phải lựa chọn giữa một trong hai điều này, bạn nên chọn Dự án 3.

Tương tự, nếu bạn cần chọn hai dự án bất kỳ, bạn nên chọn Dự án 3 và 1, vì những dự án này có NPV cao hơn.

Khi đánh giá các dự án bằng phương pháp NPV nghĩa là nó hoạt động dựa trên các dòng tiền dự kiến trong tương lai. Với các dự báo, luôn có rủi ro rằng nó có thể không diễn ra như chúng ta mong đợi (có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Ngoài ra, rủi ro sai sót trong dự báo tăng lên khi thời lượng tăng lên. Chúng tôi có thể dự báo thu nhập trong hai năm tới với độ chính xác cao hơn nhiều so với thu nhập trong 3 hay 5 năm tới.

Tính NPV cho khoảng thời gian không đều – Sử dụng công thức XNPV

Công thức NPV hoạt động hiệu quả nếu bạn có dòng tiền đều đặn (tức là khoảng thời gian giữa các dòng tiền là như nhau).

Nhưng trong trường hợp khoảng thời gian giữa các dòng tiền là không đều, bạn không thể sử dụng hàm NPV.

Đối với những trường hợp như vậy, Excel cung cấp cho bạn hàm XNPV.

Hàm XNPV tương tự như hàm NPV, với một điểm cải tiến, bạn có thể chỉ định ngày cho các dòng tiền và nó sẽ tính toán giá trị hiện tại cho mỗi dòng tiền dựa trên đó.

Dưới đây là cú pháp của công thức XNPV:

=XNPV(rate, values, dates)

Công thức trên có các đối số sau:

  • rate – đây là tỷ lệ chiết khấu trong một khoảng thời gian. Ví dụ: nếu dòng tiền của bạn diễn ra hàng năm, đây sẽ là tỷ lệ chiết khấu hàng năm. Nếu đây là hàng quý, đây sẽ là tỷ lệ chiết khấu hàng quý
  • value1, value2… – đây là các giá trị dòng tiền và có thể là dương (dòng vào/thu nhập) hoặc âm (dòng ra/thanh toán).
  • dates – đây là ngày phát sinh mỗi dòng tiền

Một điều quan trọng cần nhớ khi sử dụng công thức XNPV trong Excel là ngày đầu tiên được coi là ngày bắt đầu của khoảng thời gian.

Giả sử bạn có một tập dữ liệu như được hiển thị bên dưới và bạn muốn tính giá trị hiện tại ròng cho dữ liệu này:

Dưới đây là công thức sẽ cho chúng ta giá trị hiện tại thuần:

=XNPV(D2,B2:B7,A2:A7)

Trong ví dụ trên, công thức coi giao dịch đầu tiên (dòng tiền 100.000 đô la vào ngày 01-01-2021) là điểm bắt đầu và sau đó tính giá trị hiện tại thuần tổng thể.

Vì vậy, trong trường hợp bạn có các dòng tiền/đầu tư diễn ra trong những khoảng thời gian không đều đặn, bạn nên sử dụng công thức XNPV.

NPV vs IRR – Bạn nên sử dụng chỉ số nào?

Khi phân tích các quyết định đầu tư và dự án, NPV và IRR là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất.

Trong đó NPV là Giá trị hiện tại thuần và IRR là Tỷ suất sinh lợi nội tại.

Mặc dù cả hai phương pháp sẽ cho bạn kết quả tương tự trong hầu hết các trường hợp, nhưng NPV được coi là một phương pháp ưu việt hơn khi tính giá trị hiện tại và khả năng tồn tại của các dự án và khoản đầu tư.

IRR có một số thiếu sót khiến nó kém chính xác hơn và trong một số trường hợp, phương pháp NPV và phương pháp IRR sẽ cho bạn kết quả khác nhau.

Trong trường hợp kết quả khác nhau, phương pháp NPV được coi là đúng.

Trong hướng dẫn này đã trình bày cách tính giá trị hiện tại ròng trong Excel bằng phương pháp NPV và XNPV.

Trong trường hợp bạn có các dòng tiền cách đều nhau, bạn có thể sử dụng phương pháp NPV. Và trong trường hợp bạn có dòng tiền không xảy ra đều nhau thì bạn có thể sử dụng phương pháp XNPV (phương pháp này cũng sử dụng ngày xảy ra dòng tiền để tính toán).

Nguồn: Trump Excel

Xem thêm

Video liên quan

Chủ đề