Bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử năm 2024

Trả lời : Các chi tiết sau đây cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó: hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.


Câu 2

Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời : Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như sau : Một hôm Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau thưa trên bãi cát rồi nằm xuống lấy cát phủ kín người. Nào ngờ, công chúa Tiên Dung thấy cảnh sông đẹp, cho thuyền dừng lại rồi lên bờ sai quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh.


Câu 3

Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Công chúa rất đỗi bàng hoàng... kết duyên với chàng (cuối đoạn 2).

Trả lời: Công chúa Tiên Dung quyết định kết duyên cùng Chử Đồng Tử vì nàng rất cảm động trước tình cảnh và tấm lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử. Công chúa cho rằng sự gặp gỡ này là do Trời sắp đặt.


Câu 4

Hai người giúp dân làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời : Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm nhiều việc có ích như: dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau này Chử Đồng Tử còn hiển linh giúp dân đánh giặc.


Câu 5

Nhân dân làm gì để tưởng nhớ ông ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài.

Trả lời : Để tưởng nhớ Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng đã lập đền thờ ông và cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội.

Nội dung: Chử Đồng Tử là người có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ làm việc, có công lớn với dân, với nước. Hàng năm, vào mùa xuân, nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn ông.


Bài đọc

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.

3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Lời giải bài tập Tập đọc: Sự tích lẽ hội Chử Đồng Tử trang 66 Tiếng Việt lớp 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3.

Nội dung chính: Chử Đồng Tử là người có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ làm việc, có công lớn với dân, với nước. Hàng năm, vào mùa xuân, nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn ông.

Nội dung chính Sự tích lẽ hội Chử Đồng Tử

- Đời Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai mồ côi mẹ tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo đến mức hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung, đến khi cha mất, thương cha nên chàng quấn khố chôn cha, còn mình thì ở không. Một hôm đang mò cá dưới sông, Chử Đồng Tử bất ngờ gặp đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung ngắm cảnh đi ngang qua. Sau đó, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung nên duyên vợ chồng. Sau đó hai vợ chồng không về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm... Sau đó hai người cùng hóa lên trời, còn nhiều lần hiển linh giúp dân chúng đánh giặc. Về sau, nhân dân ghi nhớ công ơn nên lập đền thờ ông ở bên bờ sông Hồng, hằng năm mở hội tưởng nhớ.

Câu 1 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đòng Tử rất nghèo ?

Trả lời:

Quảng cáo

Các chi tiết sau đây cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo: hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Câu 2 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Cuộc gặp gỡ kì lạ Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như sau : Một hôm Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau thưa trên bãi cát rồi nằm xuống lấy cát phủ kín người. Nào ngờ, công chúa Tiên Dung thấy cảnh sông đẹp, cho thuyền dừng lại rồi lên bờ sai quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, đế lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?

Trả lời:

Công chúa Tiên Dung quyết định kết duyên cùng Chử Đồng Tử vì nàng rất cảm động trước tình cảnh và tấm lòng hiếu thảo cua Chử Đồng Tử. Công chúa cho sự gặp gỡ này là do Trời sắp đặt.

Câu 4 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Hai người giúp dân làm gì ?

Trả lời:

Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm nhiều việc lợi ích như dạy cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau này ông còn hiển linh giúp dân đánh giặc.

Câu 5 (trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3): Nhân dân làm gì để tưởng nhớ ông ?

Trả lời:

Đề tưởng nhớ Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng đã lập đền thờ ông và cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội.

Quảng cáo

Bài giảng: Tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Cô Mai Phương (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 khác:

  • Kể chuyện: Sự tích lễ hội Chử Đổng Tử
  • Chính tả (Nghe - viết): Sự tích lễ hội Chử Đông Tử
  • Tập đọc: Đi hội chùa Hương
  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy
  • Tập đọc: Rước đèn ông sao
  • Chính tả (Nghe - viết): Rước đèn ông sao
  • Tập làm văn: Kể về một ngày hội

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử năm 2024

Bài tập đọc sự tích lễ hội chử đồng tử năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 3 | Giải bài tập Tiếng Việt 3 | Để học tốt Tiếng Việt 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 3 và Để học tốt Tiếng Việt 3 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.