Bài tập đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1. Bài tập 1, trang 88, SGK.

Trả lời:

Cần chú ý đến việc dùng nhiều thuật ngữ ngôn ngữ học, sự lựa chọn có ý thức của người viết để thay thế từ, việc dùng các loại dấu câu đặc trưng cho ngôn ngữ viết, việc tách dòng ba lần để cho các ý rõ ràng, mạch lạc, và cả việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày,... Tất cả những điều đó là đặc trưng của ngôn ngữ viết.

2. Bài tập 2, trang 88 - 89, SGK.

Trả lời:

Đoạn hội thoại vốn thuộc ngôn ngữ nói, nhưng được tái hiện trong dạng viết. Do đó có một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Cần chú ý các phương diện sau :

- Sự đổi vai người nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời.

- Sự phối hợp của lời nói với cử chỉ, điệu bộ : cười như nắc nẻ, cong cớn, vuốt mồ hôi trên mặt cười, liếc mắt, cười tít,...

- Dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ : kìa, có... thì, có khối... đấy, này, nhà tôi ơi, thật... đấy, đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.

- Nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán, nhiều câu cầu khiến,...

3. Bài tập 3, trang 89, SGK.

Trả lời:

a) Các từ thì, hết ý mang tính chất ngôn ngữ nói. Cần bỏ từ thì, thay hết ý bằng rất và đặt trước đẹp.

b) Các từ ngữ khẩu ngữ : vống lên, vô tội cần thay bằng các từ ngữ : vọt lên, chẳng có căn cứ nào.

c) Câu vừa lộn xộn, vừa dùng nhiều từ ngữ của ngôn ngữ nói (chừa ai sất), cần chữa lại, chẳng hạn :

Chúng chẳng chừa một thứ gì : từ cá, rùa, ba ba, ếch nhái, ốc, tôm cua đến những loài chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng,...

4. Đoạn văn viết sau đây tái hiện ngôn ngữ nói của một cuộc hội thoại. Hãy chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy :

- Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở vói chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không ?

Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay :

- Sao không chịu ?

- Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen ?

- Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

Trả lời:

Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cũng cần dựa vào một số tiêu chí như đã gợi ý ở bài tập 2, như : sự đổi vai nói - nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt ; sự thay thế các lượt lời ; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ (giọng còn rành rọt, chụp một con đom đóm,...) ; việc dùng nhiều từ khẩu ngữ kể cả từ địa phương (con nít, mầy, nghen) ; dùng hình thức hỏi - đáp, câu hỏi,...

5. Hãy phân tích những nét biểu hiện của ngôn ngữ nói trong bài ca dao sau :

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem !

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Trả lời:

Bài ca dao thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, nhưng vẫn có những nét biểu hiện của ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cần chú ý :

- Hình thức độc thoại (tự nói với bản thân), nhưng vẫn hàm ý đối thoại với người khác : tự xưng là em, dùng hô ngữ : ai ơi.

- Một số hình thức quen thuộc của ngôn ngữ nói : so sánh (thân em như...), cầu khiến (nếm thử mà xem), hư từ ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ (từ thì).

6. Xác định những lỗi trong câu (thuộc văn bản viết) sau đây và chữa cho đúng :

Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi một lò nổi tiếng ở đường Nguyễn Văn Cừ Cần Thơ bắt đầu nhận "đơn đặt hàng" tới tấp mà theo lời chủ nhân : "Chắc số lượng tăng gần gấp đôi năm rồi".

Trả lời:

Câu văn lộn xộn, ý không mạch lạc, rõ ràng, viết mà như nóiNhưng nếu nói thì còn có sự hỗ trợ của ngữ cảnh, của giọng điệu, cử chỉ ; còn trong văn viết thì không có sự hỗ trợ ấy nên câu văn khó hiểu.

Có thể chữa lại như sau :

Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi được một lò ở đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Cần Thơ đặt hàng tới tấp. Hiện nay lò bánh đó đã đặt hàng với "số lượng chắc gần gấp đôi năm rồi", theo lời ông chủ lò.

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Cực Ngắn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2 Nâng Cao

  • Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người, trong đó hai người có thể thay phiên nhau đóng vai trò người nói hoặc người nghe. Do đó, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi
  • Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu : Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.Trong ngôn nữ nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và giọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói:
  • Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng : có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ  ngữ đưa đẩy,… Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược (có khi lược chỉ còn có một từ) nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp.
  • Cần phân biệt nói và đọc một văn bản. Đọc cũng pháp ta âm thanh để mọi người nghe, nhưng lệ thuộc vào văn bản từng dấu câu, Cho nên đọc chỉ là hành động phát âm của một văn bản viết nhưng người đọc cố gắng tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói (giọng điệu, sắc thái biểu cảm) để diễn cảm.
  • Ngôn ngữ viết được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận. Cũng nhờ có sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài
  • Ngôn ngữ tuy không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như cử chỉ, điệu bộ nhưng ngôn ngữ viết có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn  tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ…. giúp  biểu hiện rõ thêm nội dung giao tiếp.
  • Ngôn ngữ viết được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng.
  • Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được độ chính xác cao. Đồng thời khi viết, tuỳ từng phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết có sự lựa chọn hệ thống ngôn  từ cho phù hợp.
  • Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản. Trong trường hợp này, văn bản viết nhằm mục đích thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác những ưu thế của nó.
  • Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng. Ví dụ: thuyết trình trước hội nghị bằng một báo cáo viết sẵn, nói trước công chúng theo một văn bản,...

So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. 

Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết, cả người viết và người đọc đều phải lưu y: biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: (Trang 88 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện qua đoạn trích của Phạm Văn Đồng, Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 88 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: (Trang 88 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viếta. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp hết ý.b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ..

c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả các loại ốc, tôm, cua… chúng chẳng chừa ai sất.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Video liên quan

Chủ đề