Bài tập bổ trợ chuyền bóng thấp tay

Bóng chuyền là một môn thể thao đã rất quen thuộc với người Việt Nam. Vừa là môn thể thao giải trí, vừa mang lại những giá trị sức khỏe rất tốt. Luyện tập và thực hành bộ môn này đem đến những trải nghiệm thú vị cho con người. Bài viết hôm nay của chúng tôi mang đến các bài tập bổ trợ cho người chơi bóng chuyền. Nếu bạn có đam mê và muốn học hỏi, đây sẽ là nền tảng tốt để xây dựng kỹ năng cho mình. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích, giúp bạn rèn luyện hiệu quả.

Hình thành kỹ thuật cơ bản

Trong thể thao bóng chuyền sức bật nhảy hay gọi cách khác đó là độ cao khi nhảy so với mặt đất. khi bạn có sức bật nhảy tốt sẽ tạo một lợi thế rất lớn đến khả năng xử lí trên không khi đập bóng và nhảy chắn bóng.

Trên thực tế có rất rất nhiều bài tập có thể cải thiện và nâng cao sức bạn. Nhưng ở đây đó chính là chọn ra 1 bài tập thích hợp và hỗ trợ để chơi bóng chuyền đó mới chính là điều quan trọng. Sau đây xin chia sẻ với các bạn 4 phương pháp rất cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả. Giúp cải thiện và nâng cao sức bật nhảy và thích hợp cho bóng chuyền.

Rất nhiều người đến với bóng chuyền nhưng chưa hề nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản. Do ít sử dụng các bài tập bổ trợ. Chính vì lý do đó mà khi chơi bóng thường hay gặp khó khăn vì sai động tác. Để hình thành các kỹ thuật cơ bản nhất trong bóng chuyền, người mới chơi cần nắm vững kỹ thuật. Ngoài ra người mới chơi nên tập các động tác bổ trợ giúp làm quen với việc tiếp xúc bóng. Và hình thành các kỹ năng căn bản khác.

Những kỹ thuật bóng chuyền không hề khó. Điều quan trọng dành cho người mới chơi là cần liên tục làm quen và thành thạo kỹ năng. Muốn đạt được hiệu quả cao, việc tập các bài tập bổ trợ để nâng cao kỹ thuật là việc bắt buộc nếu muốn trở thành VĐV giỏi.

Bài tập bổ trợ chuyền bóng thấp tay

Các bài tập bổ trợ

Tư thế tay tiếp xúc bóng

Đây là bài tập giúp người mới chơi bóng chuyền xây dựng định hình bàn tay của động tác kỹ thuật. khi tiếp xúc bóng. Người chơi tập đứng ở tư thế chuẩn bị, tạo hình tay tiếp xúc bóng. Người hỗ trợ cầm bóng đặt vào tay người tập.

Sau đó người tập phối hợp lực đẩy bóng đi trong khi người hỗ trợ giữ và hơi đè bóng xuống. Đây chính là động tác búng bóng để chuyền trái bóng đến đúng vị trí tấn công trên lưới của một chuyền hai.

Phản xạ đón bóng

Bài tập này giúp VĐV có phản xạ tốt để đưa tay ra xử lý trái bóng khi bóng bay đến vị trí của mình. Có thể là động tác đệm bóng nếu bóng đi thấp hoặc búng bóng nếu bóng rơi ở tầm cao. Nếu như thực hiện pha búng bóng VĐV cần dùng hai bàn tay tạo thành hình túi để đỡ bóng.

Để tập động tác này thì hai người đứng đối diện và cách nhau khoảng 1,5-2m. Một người làm tư thế chuyền bóng, người kia tung nhẹ bóng vào tay người chuyền để bắt, giữ bóng.

Tung bóng, đón bóng

Bài tập bổ trợ chuyền bóng thấp tay

Cách tập này giúp VĐV có tư thế tay chuẩn khi tiếp xúc vào bóng để đẩy trái bóng đi theo đúng ý muốn. Yêu cầu kỹ thuật của bài tập bổ trợ này là luôn luôn tiếp xúc bóng ở chếch trán. Không để bóng rơi vào lòng bàn tay (bị dính bóng).

Bàn tay hơi ngửa hướng lên trên đón bóng rơi về phía mình. Người chơi tập tự tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi xuống đúng tầm thì đón bóng, chưa đẩy bóng đi vội vàng. Yêu cầu bài tập này chỉ để tạo hình hai bàn tay trong động tác búng bóng.

Chuyền bóng vào tường

Bài tập giúp người mới chơi điều chỉnh được lực cổ tay và tập các ngón tay linh hoạt, mềm dẻo. Nếu búng bóng thì sử dụng lực cổ tay và các ngón tay là chính. (Không để bóng tiếp xúc vào lòng bàn tay). Nếu đệm bóng thì đưa hai tay đan vào nhau và chờ trái bóng dội ra sau khi chuyền bóng đập tường. Người tập đứng cách tường 50cm, đưa bóng lên chếch trước trán và chuyền bóng vào tường nếu búng bóng. Hoặc đưa bóng lên cao ngang người nếu đệm bóng.

Dùng lực chuyền bóng liên tục lên cao

Người tập sử dụng hai tay búng bóng và tìm thời điểm tiếp xúc trái bóng để hoãn xung bóng (giảm lực đi xuống của trái bóng). Yêu cầu bài tập, người chơi luôn luôn tiếp xúc bóng ở chếch trán với hai tay khum lại và hơi ngửa lên trên. Người tập tự tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi xuống đúng tầm thì đón bóng và tiếp tục chuyền dựng bóng lên cao.

Với các bài tập bổ trợ trên, người chơi sẽ dần hình thành được các kỹ năng khi tiếp xúc trái bóng. Và đưa ra thời điểm thuận lợi nhất để tác động lực lên trái bóng. Muốn chơi tốt, các bài tập trên phải được rèn luyện liên tục. Qua đó hình thành động tác căn bản cho VĐV khi bước vào những bài tập ở cấp độ cao hơn.

MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ TRONG TẬP LUYỆN KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT CHO SINH VIÊN

Ngày đăng: 01:48 - 16/09/2019 Lượt xem: 14.563

Cỡ chữ

Ths Dư Thị Luyến
Khoa Khoa học cơ bản

Tóm tắt

Bài viết này cung cấp một số bài tập bổ trợ cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội trong quá trình học và tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt. Mục đích giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nội dung chuyền bóng cao tay một cách dễ hiểu đồng thời thực hiện kỹ thuật động tác này một cách tự tin và hiệu quả nhất.

Bài tập bổ trợ chuyền bóng thấp tay

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt (ảnh minh họa)

1. Mở đầu


Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều người yêu thích và tập luyện. Bởi vì tập luyện Bóng chuyền thường xuyên sẽ giúp đem lại cho người tập một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai, cân đối, một tinh thần thoải mái và ý chí mạnh mẽ. Tuy nhiên để tập luyện và thi đấu được Bóng chuyền đòi hỏi người tập phải có kỹ thuật chuyền bóng cơ bản cũng như rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo.

Nội dung Học phần Giáo dục thể chất của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Bóng chuyền là một môn học bắt buộc đối với sinh viên. Và một trong những kỹ thuật các em được học là kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt. Kỹ thuật này về cơ bản là sử dụng hai bàn tay với lực của các ngón tay kết hợp với lực toàn thân để chuyền bóng đi. Thực tế giảng dạy Học phần này, sinh viên học kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt là một nội dung khó. Trong đó cái khó nhất nằm ở động tác hoãn xung lực bóng đến. Bởi vì thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chuyền bóng, hoặc sẽ mắc lỗi giữ bóng trong tay quá lâu (còn gọi là lỗi dính bóng)…Trong giảng dạy thực tế, giảng viên giáo dục thể chất ngoài việc thực hiện thao tác mẫu có kết hợp giảng giải, phân tích kỹ thuật và sử dụng các bài tập bổ trợ để dẫn dắt sinh viên tập luyện động tác kỹ thuật. Tuy nhiên các bài tập bổ trợ đã dùng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Do đó rất cần thiết có một hệ thống các bài tập bổ trợ dễ hiểu để quá trình tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt đạt hiệu quả cao nhất.


2. Nội dung

Một số bài tập bổ trợ cụ thể như sau:

Bài tập 1. Tập hình tay tiếp xúc bóng.

- Mục đích: Xây dựng định hình động tác kỹ thuật.

- Yêu cầu: Tư thế đứng đúng, thực hiện đúng động tác tay.

- Cách tiến hành:Người tập đứng ở tư thế chuẩn bị, tạo hình tay tiếp xúc bóng, người hỗ trợ cầm bóng đặt vào tay người tập. Sau đó người tập phối hợp lực đẩy bóng đi trong khi người hỗ trợ giữ và hơi đè bóng xuống. Thực hiện 10 nhịp/1 lần tập/ 1 người tập.

Bài tập 2. Tập phản xạ tay đón bóng.

- Mục đích: Tạo cảm giác của tay khi đón bóng.

- Yêu cầu: Hai bàn tay tạo thành hình túi để đỡ bóng.

- Cách tiến hành: Hai người đứng đối diện và cách nhau khoảng 1,5m. Một người làm tư thế chuyền bóng, người kia tung nhẹ bóng vào tay người chuyền để bắt, giữ bóng. Thực hiện 2’/ 1 lần tập/ 1 người tập.

Bài tập 3. Tập tự tung bóng lên cao, sau đó tạo hình tay đỡ bóng để bóng rơi vào tay.

- Mục đích: Tập động tác tiếp xúc bóng.

- Yêu cầu: Luôn luôn tiếp xúc bóng ở chếch trán, không để bóng rơi vào lòng bàn tay. Bàn tay hơi ngửa.

- Cách tiến hành: Mỗi người một bóng, tập tự tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi xuống đúng tầm thì đón bóng. Lặp lại động tác và thực hiện 1’/ 1 lần tập/ 1 người tập.

Bài tập 4. Tập chuyền bóng vào tường.

- Mục đích: Điều chỉnh được lực cổ tay và tập các ngón tay linh hoạt, mềm dẻo.

- Yêu cầu: Sử dụng lực cổ tay và các ngón tay là chính. Không để bóng tiếp xúc vào lòng bàn tay.

- Cách tiến hành: Mỗi người một bóng, đứng cách tường 50cm, đưa bóng lên chếch trước trán và chuyền bóng vào tường. Chú ý cách dùng lực và tiếp xúc bàn tay với bóng. Thực hiện 2’/ 1 lần tập/ 1 người tập.

Bài tập 5. Tập tự tung bóng lên cao, sau đó kết hợp lực và chuyền bóng liên tục lên cao.

- Mục đích: Tập động tác hoãn xung bóng.

- Yêu cầu: Luôn luôn tiếp xúc bóng ở chếch trán. Bàn tay hơi ngửa.

- Cách tiến hành: Mỗi người một bóng, tập tự tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi xuống đúng tầm thì đón bóng và tiếp tục chuyền dựng bóng lên cao. Thực hiện 1,5’/ 1 lần tập/ 1 người tập.

Với việc giảng dạy Giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên, các bài tập này được giảng viên sử dụng trong giáo án giảng kỹ thuật mới. Trong giáo án ôn tập có kết hợp với các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật, trong nội dung hướng dẫn ngoại khóa để các em sinh viên tập luyện một cách tích cực và hiệu quả nhất.

Sau khi đưa một số bài tập bổ trợ vào trong nội dung giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt cho sinh viên, kết quả thu được cho thấy sự khác biệt giữa các lớp có sử dụng các bài tập trên (một số lớp CĐM khóa 12, ĐHM khóa 1) với các lớp không sử dụng các bài tập bổ trợ nêu trên (một số lớp CĐM khóa 11). Khác biệt được thể hiện ở các điểm sau:

+ Sự hào hứng, nhiệt tình tham gia tập luyện của các em. Thay vì các em sinh viên tham gia tập luyện một cách gò bó, gượng ép theo yêu cầu của giáo viên (ở lớp không sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ) là sự hào hứng và nhiệt tình tập luyện hơn (ở lớp có đưa các bài tập bổ trợ nêu trên vào giảng dạy).

+ Từ việc thích thú, hào hứng tập như vậy nên ý thức tự giác tập luyện và tinh thần tự học của các em sinh viên ở các lớp có sử dụng các bài tập bổ trợ được phát huy tối đa.

+ Tinh thần tập thể được nâng cao rõ rệt khi các em có ý thức hơn trong việc hỗ trợ nhau cùng tập luyện.

+ Kết quả điểm kiểm tra nội dung chuyền bóng cao tay trước mặt ở các lớp có sự khác biệt rõ rệt. Với chương trình môn học Bóng chuyền ở nội dung chuyền bóng cao tay trước mặt là giống nhau ở lớp CĐM và ĐH nên phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng giống nhau. Cụ thể:

- Nội dung kiểm tra: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt.

- Hình thức kiểm tra: Hai người đứng cách nhau khoảng 2 – 3 m chuyền bóng qua lại cho nhau.

- Tiêu chí chấm điểm:

. 9, 10đ (Xuất sắc): Tiếp xúc bóng tốt, phối hợp lực tốt, đường bóng chuyền lại tốt, ổn định, động tác chuyền đẹp.

. 8đ (Giỏi): Tiếp xúc bóng tốt, phối hợp lực tốt nhưng đường bóng chưa ổn định.

. 7đ (Khá): Biết cách tiếp xúc bóng nhưng động tác chuyền chưa đẹp.

. 6đ (Trung bình khá): Tiếp xúc bóng chưa ổn định nhưng phối hợp được động tác.

. 4 - 5đ (TB + TB yếu): Tiếp xúc bóng chưa ổn định, động tác chuyền còn lúng túng.

. Dưới 4đ (Kém): Bắt, giữ bóng khi chuyền hoặc không chuyền được bóng.

Với phương pháp đánh giá ở trên thì kết quả kiểm tra ở các lớp sẽ rất cụ thể và rõ ràng. Sự khác biệt về kết quả kiểm tra nội dung chuyền bóng cao tay trước mặt ở một số lớp được thể hiện thông qua 02 bảng số liệu sau:

Số SV

Xếp loại

Lớp

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TB Khá

TB + TB yếu

Kém

56

CĐM 5-K11

5

5

16

14

8

8

49

CĐM 6-K11

0

7

9

6

16

11

56

CĐM 7-K11

2

7

12

11

8

16

161

Tổng

Tỷ lệ

7

4,3%

19

11,8%

37

23%

31

19,3%

32

19,9%

35

21,7%


Bảng 1. Bảng xếp loại điểm kiểm tra Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt của một số lớp không sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ, dẫn dắt (CĐM khóa 11)

Số SV

Xếp loại

Lớp

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TB Khá

TB + TB yếu

Kém

53

CĐM 6-K12

8

13

14

6

12

0

60

ĐHM 4-K1

10

15

17

9

9

0

57

ĐHM 6-K1

12

8

15

15

7

0

170

Tổng

Tỷ lệ

30

17,6%

36

21,2%

46

27,1%

30

17,6%

28

16,5%

0

0%


Bảng 2. Bảng xếp loại điểm kiểm tra Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt của một số lớp có sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ, dẫn dắt (CĐM khóa 12,ĐHM khóa 1)

So sánh qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy ở một số lớp CĐM khóa 11 khi chưa đưa vào các bài tập bổ trợ, dẫn dắt trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt thì tỷ lệ sinh viên đạt loại khá trở lên khi kiểm tra chỉ đạt khoảng 40%, và tỷ lệ sinh viên kém (điểm kiểm tra được dưới 4 điểm) chiếm 21,7%. Trong khi ở các lớp có ứng dụng một số bài tập bổ trợ thì tỷ lệ sinh viên đạt loại khá trở lên chiếm khoảng 70%, trong đó số các em được điểm 9, 10 cũng cao hơn rất nhiều cao hơn rất nhiều (khoảng 17,6% ở Bảng 2 so với 4,3% ở Bảng 1 ) và không có em sinh viên nào được điểm dưới 4 (chiếm 0%, trong khi ở Bảng 1 tỷ lệ này là 21,7%).

3. Kết luận

Qua đây cho thấy việc sử dụng các bài tập bổ trợ nêu trên trong giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt ở môn học Bóng chuyền đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc tiếp thu các động tác kỹ thuật đối với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ sinh viên nữ khá cao, đồng thời cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, sân bãi tập luyện còn hạn chế. Dẫn đến ảnh hưởng trong quá trình tự học và giảng dạy môn Bóng chuyền nói riêng và Giáo dục thể chất nói chung. Vì vậy việc đưa các bài tập bổ trợ cho nhiều kỹ thuật động tác khác trong quá trình giảng dạy GDTC của Nhà trường để nâng cao hiệu quả giảng dạy.


Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Minh (chủ biên) – Hồ Đắc Sơn, Giáo trình Bóng chuyền, NXB Đại học sư phạm, 2007.

2. Luật Bóng chuyền, NXB TDTT, 2002.