Bài tập 5 địa lí 10 trang 158

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta sẽ đến với bài học sau đây.

Bài tập 5 địa lí 10 trang 158

A. Kiến thức trọng tâm

  1. Môi trường

1. Khái niệm:

  • Môi trường là tổng hợp những nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội có tác động tới một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng.

2. Phân loại

  • Môi trường tự nhiên: địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật…
  • Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ xã hội như trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.
  • Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự cho phối của con người (nhà ở, nhà máy, thành phố…).

3. Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

  • Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người,con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.
  • Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào con người,con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người.

1. Chức năng

  • Là không gian sống
  • Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
  • Là nơi chứ đựng các chất thải

2. Vai trò

  • Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng nhưng không quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.

III. Tài nguyên thiên nhiên

1. Khái niệm:

  • Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

2. Phân loại

  • Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
  • Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.
  • Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
    • Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.
    • Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng.
    • Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 159 sgk Địa lí 10

Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.

Trang 160 sgk Địa lí 10

Em hãy chứng minh rằng sự tiến hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

Trang 160 sgk Địa lí 10

Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 1
  • Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 2
  • Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 3

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 5 trang 19

Quan sát hình 5.2, nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh.

Trả lời:

- Quỹ đạo của các hành tinh có hình elip.

- Hướng chuyển động của các hành tinh đều ngược chiều kim đồng hồ.

Bài 1 trang 21 SGK Địa Lí 10

Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có biết những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?

Trả lời:

- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà, mỗi thiên hà gồm nhiều thiên thể và khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.

- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, vừa tự quay vừa chuyển động xung quanh Mặt trời, cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời vừa đủ để tồn tại sự sống.

Bài 2 trang 21 SGK Địa Lí 10

Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?.

Trả lời:

- Sự luân phiên ngày, đêm: Vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

+ Trái Đất hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên mỗi mơi sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, mỗi địa điểm sẽ có giờ khác nhau.

+ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến, giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế, đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái.

Bài 3 trang 21 SGK Địa Lí 10

Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24h ngày 31-12.

Trả lời:

Tại thời điểm giờ GMT là 24h ngày 31-12 thì ở Việt Nam là 7h ngày 1-1.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...