Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sâu như thế nào Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Lovebook.vnĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019(Đề thi có 02 trang)CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 12Môn thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềHọ, tên thí sinh: .......................................................................Số báo danh: ............................................................................I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:Có bao giờ sông chảy thẳng đâu emSông lượn khúc lượn dòng mà đến biểnBờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiệnĐời sông như đời người trên sông…Em yêu anh có yêu được như sôngSông chẳng theo ai, tự chảy nên dòngSông nhớ biển lao ghềnh vượt thácMang suối nguồn đi đến suốt mênh môngĐã yêu sông anh chẳng ngại sâu nôngEm có theo anh lên núi về đồngHạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bếnEm có cùng lũ lụt với mưa dôngĐời sông trôi như đời người trên sôngAnh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bểTin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửaTin mái chèo cày trên sóng cần laoAnh tin em khi đứng mũi chịu sàoAnh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cảAnh yêu sông, yêu tự nguồn đến bểGió về rồi, nào ta kéo buồm lên(Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?Câu 2: Trong bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Theonhà thơ, dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng?Câu 3: Phân tích tác đụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ:Trang 1Đời sông trôi như đời người trên sôngAnh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bểTin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửaTin mái chèo cày trên sóng cần laoCâu 4: Thông điệp tình yêu ẩn chứa trong hai câu thơ cuối là gì?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm):Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về bài học từ những dòng sông được nêutrong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc – hiểu:Có bao giờ sông chảy thẳng đâu emSông lượn khúc lượn dòng mà đến biểnCâu 2 (5,0 điểm):Nhận định về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: “Một thành côngcủa tác phẩm là tác giả đã có cái nhìn lịch sử - tiếp nối và chuyển giao của các thế hệ dân làng Xô man đứnglên đánh giặc”.Từ hiểu biết của mình về truyện ngắn này, anh/chị hãy phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên.-------------------- HẾT -------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.Lovebook xin cảm ơn!CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!Trang 2HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)STUDY TIP- Đối với câu hỏi 3, khi câu hỏi đã nêu rõ “Theo nhà thơ”, các em cần chú ý toàn bộ dữ liệu cho câu trả lờiđều nằm trong văn bản, tránh việc suy diễn lan man và thêm vào các ý theo quan điểm của bản thân.- Đối với câu hỏi 4, đây vẫn là dạng câu hỏi thường gặp trong yêu cầu đọc hiểu, tuy nhiên phạm vi thôngđiệp được quy vào “thông điệp tình yêu”, các em cần lưu ý đọc kĩ để trả lời đúng phạm vi yêu cầu.Câu 1 (0,5 điểm):Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm/Phương thức biểu cảm.Câu 2 (1,0 điểm):Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, thể hiện khả năng hiểu biết của bản thân về văn bảnnhưng cần đảm bảo logic, chặt chẽ. Cần nêu được ít nhất hai nét tương đồng. Gợi ý:- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; lũ, dông, đá ngầm, vực xoáy: tình yêu nhiều thử thách, trắc trở,khó khăn.- Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác; suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạtdào, đòi hỏi sự hi sinh;- Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn trong tình yêu.….Câu 3 (1,0 điểm):Tác dụng:- Tăng tính sinh động và gợi cảm cho câu thơ.- Thể hiện hình ảnh của cuộc đời như một cuộc hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách và cũngnhiều niềm vui, hạnh phúc. Con người cần có can đảm đi qua khó khăn thì sẽ đạt đến thành công.Câu 4 (0,5 điểm):Có thể nêu thông điệp theo cách hiểu, quan điểm riêng của cá nhân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục.Gợi ý:- Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.- Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tìnhyêu.- Tình yêu cần trọn vẹn, yêu ai là yêu chính con người của họ. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu từ nhữngđiều nhỏ nhất.….II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm):STUDY TIPĐối với dạng nghị luận xã hội xuất hiện hai vấn đề nghị luận có tính chất đối lập nhau (ở đây là hai cách ứngxử trước khó khăn, thử thách: hoặc đối đầu trực diện hoặc đi vòng, khéo léo tránh khó khăn), các em cần chúý:- Bàn luận, chỉ rõ mặt đúng/sai, ưu điểm/tồn tại của từng vấn đề.Trang 3- Bài học nhận thức rút ra thông thường là sự dung hòa của hai vấn đề, lựa chọn linh hoạt theo từng hoàncảnh.1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):Bài học về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống.3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cầnlàm rõ được suy nghĩ về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:- Giải thích:+ Chảy thẳng: đối đầu trực diện với khó khăn, đi xuyên qua một cách quyết liệt. Lượn khúc, lượn dòngđến biển: tìm ra con đường đi mới, đi vòng khéo léo tránh được khó khăn để đi đến đích.+ Nội dung của hai câu thơ đã thể hiện hai quan niệm sống, hai cách ứng xử với những khó khăn, thửthách trong cuộc sống: hoặc là đối đầu, xuyên qua khó khăn hoặc là linh hoạt, tìm con đường khác. Từ đógiúp cho mỗi người có được bài học cho riêng mình.- Bàn luận:+ Hai quan niệm, hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách có những giá trị riêng, ý nghĩa, vai trò riêng.+ Khi đi xuyên qua khó khăn là chấp nhận tổn thương, đau đớn, nguy hiểm; cần có ý chí vững vàngnhưng qua đó cũng tôi luyện được bản lĩnh con người, giúp con người trưởng thành. (dẫn chúng)+ Khi đi vòng đường khác, né tránh những khó khăn một cách linh hoạt tuy có xa hơn, chậm hơn để đếnđích nhưng an toàn hơn. Tuy nhiên, chỉ biết né tránh cũng là lựa chọn của người yếu đuối, thể hiện sự thụtlùi, sự kém cỏi. (dẫn chứng)- Bài học nhận thức: Dựa vào hoàn cảnh thực tế để có ứng xử phù hợp.4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.5. Sáng tạo (0,25 điểm):Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.Câu 2 (5,0 điểm)STUDY TIPĐối với dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với phạm vi chứng minh là toàn bộ tác phẩm, cácem cần chú ý:- Giải thích rõ ràng, mạch lạc ý kiến, giải thích từ các từ cho đến nội dung của ý kiến.- Khi phân tích chứng minh cần bám sát nội dung ý kiến, tránh việc sa đà vào phân tích những vấn đề khôngthuộc phạm vi ý kiến.- Tránh việc đi vào phân tích quá kĩ lưỡng một số nhân vật hoặc tình huống truyện dẫn đến tình trạng làmkhông hết bài. Nên có sự chọn lọc phân tích để đảm bảo cân đối bài làm.1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấnTrang 4đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề;phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):Sự tiếp nối các thế hệ trong tác phẩm “Rừng xà nu”.3. Triển khai vấn đề nghị luận:Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):- Về tác giả: nhà văn của vùng đất Tây Nguyên, gắn bó xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp vàMĩ, ngòi bút mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.- Về tác phẩm: sáng tác năm 1965 khi quân Mĩ ồ ạt tấn công vào miền Nam, tiêu biểu cho chủ nghĩa yêunước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mang đậm dấu ấn sử thi…b. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)- Cái nhìn lịch sử là nhìn bao quát, nhìn xuyên suốt thời gian dài; tiếp nối là có sự liên tục không ngừngnghỉ không đứt quãng; chuyển giao là sự giáo dục tuyên truyền, giao nhiệm vụ của thế hệ đi trước cho thế hệđi sau, người ngã xuống, đi xa cho người sống còn lại, người già cho người trẻ…- Ý kiến khẳng định một phương diện thành công nổi bật của tác phẩm là cái nhìn lịch sử, sử thi đậm chấtanh hùng cách mạng trong tác phẩm, là nêu cao tinh thần kế tiếp giữa các thế hệ trong cuộc kháng chiếntrường kì.c. Phân tích làm rõ ý kiến trong tác phẩm (2,0 điểm):CHÚ ÝPhân tích tác phẩm để làm sáng tỏ cho ý kiến về thành công của “cái nhìn lịch sử”:- Thế hệ những người mở đường: những con người tiên phong kiên cường, dũng cảm, nhiều người đã hi sinh.- Thế hệ tiếp nối: những con người bản lĩnh, giàu nghị lực, vượt lên trên khó khăn, thách thức.- Thế hệ tương lai: kế thừa và phát huy sức mạnh của thế hệ trước, mang niềm hi vọng mãnh liệt vào tươnglai tươi sáng.- Các thế hệ có sự chuyển giao, tiếp nối, hòa quyện để đưa cách mạng tới thắng lợi cuối cùng. Mỗi thế hệ lạitương ứng với một thế hệ cây xà nu tạo nên hình tượng ẩn dụ đa nghĩa.- Khái quát nội dung: dưới sự giác ngộ cách mạng của anh Quyết, người dân làng Xôman, từ già đến trẻ, từđàn ông đến đàn bà… đều một lòng đi theo cách mạng. Suốt 5 năm liền không có một cán bộ nào bị bắt trongrừng. Cuộc chiến đi từ bị động đến chủ động từ tự phát đến tự giác, từ nô lệ đến đấu tranh vũ trang độc lập.Mỗi người dân làng Xô man là một chiến sĩ góp phần tạo nên cuộc kháng chiến trường kì toàn dân toàn diệntạo, luôn luôn tiếp nối chuyển giao, hình thành nên dòng chảy truyền thống chủ nghĩa anh hùng cách mạngkhông chỉ trong kháng chiến mà còn trong lịch sử dân tộc.- Thế hệ bà Nhan, anh Xút, cụ Mết – những người mở đường tiên phong đầy đau thương kiên dũng+ Bà Nhan, anh Xút bất chấp sự uy hiếp tàn bạo của Mĩ – Diệm, cùng với dân làng Xô man vẫn thay nhauvào rừng tiếp tế, nuôi giấu bảo vệ cán bộ Đảng. Họ bị địch bắt và giết để uy hiếp tinh thần cách mạng ngườidân nhưng dân làng Xô man vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cách mạng.+ Cụ Mết, một già làng, thủ lĩnh tinh thần của dân làng, đứng đầu chỉ huy phát động đấu tranh với chân líChúng nó cần súng, mình phải cầm giáo. Cụ là cầu nối giữa Đảng và cách mạng, người truyền ngọn lửa cáchTrang 5mạng truyền thống, truyền sử cho các thế hệ sau. Cụ Mết đã giáo dục Tnú, giáo dục thế hệ sau Tnú kể chodân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc vùng dậy đấu tranh của dân làng khi Tnú khi vượt ngục về làng…- Thế hệ Tnú và Mai – thế hệ tiếp nối, nâng lên tầm cao mới nhiệm vụ cách mạng, chuyển giao truyền lửamạnh mẽ sứ mệnh cho thế hệ sau+ Mai tiêu biểu cho người phụ nữ thời đánh Mĩ của đồng bào Tây Nguyên. Còn nhỏ, Mai cùng Tnú vào rừngtiếp tế, liên lạc bảo vệ cán bộ, quyết tâm học để làm cách mạng. Lớn lên, cùng chồng chiến đấu. Trước sự tratấn của giặc, Mai kiên trung bảo vệ cách mạng và con. Mai hi sinh anh dũng trước đòn roi của kẻ thù.+ Tnú tiêu biểu cho số phận con đường đấu tranh của người Tây Nguyên. Lúc nhỏ, sớm mồ côi, sống nhờ sựchở che, đùm bọc của dân làng, sớm giác ngộ cách mạng thay cho thanh niên, người già, tiếp tế cho cán bộ.Bộc lộ tố chất của người cách mạng gan góc, dũng cảm, mưu trí, trung thành (dẫn chứng) và luôn ý thức sâusắc lời cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn, lời anh Quyết dặn…Lớn lên, ba năm sau,vượt ngục về làng, cùng thanh niên mài vũ khí đánh giặc. Tnú trở thành người nuôi giữ để ngọn lửa yêu nướcthắp sáng qua các thế hệ, chủ động cho cuộc chiến đấu mới với kẻ thù. Giặc bắt giết vợ con và bản thân bị tratán dã man, Tnú vẫn kiên trung bất khuất và cùng dân làng vùng lên đấu tranh diệt giặc. Tnú tham gia lựclượng, lập nhiều chiến công, vẫn hướng về cội nguồn, thăm làng để giữ vững ý chí chiến đấu truyền lửa chothế hệ sau.- Heng, Dít – thế hệ tiếp nối mang niềm tin vào tương lai tươi sáng bất diệt+ Dít, em gái Mai, là quá khứ và sự tiếp nối con đường cách mạng của Tnú và Mai ở hiện tại và tương lai.Khi nhỏ, linh hoạt nuôi giấu, liên lạc cho thanh niên du kích. Lúc bị bắt, bị dọa dẫm: “đôi mắt nó thì vẫn nhìnbọn giặc bình thản lạ lùng”. Là cán bộ trẻ có năng lực nghiêm túc, xác định rõ nhiệm vụ công việc (dẫnchứng).+ Heng là thế hệ mới, tiếp nối cha anh, hứa hẹn sự trưởng thành vững chắc ở tương lai. Bổ sung, hoàn chỉnhcho hình tượng Tnú – tầm bao quát sơm, hiểu biết khoa học (dẫn chứng).- Các thế hệ dân làng Xô man mang sức mạnh nhiệm vụ riêng nhưng họ luôn chuyển giao tiếp nối hòa quyệntrong nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp của một buôn làng, của một cộng đồng vùng đất và cả một dân tộc.Nhà văn đã miêu ẩn dụ và được đặt họ trong thể đối sánh hòa quyện với hình ảnh các thế hệ cây xà nu, tạonên rừng xà nu xanh bạt ngàn nối tiếp chạy đến chân trời… tạo nên bức tranh toàn cảnh rộng lớn, có tínhchất sử thi, lạc quan niềm tin dự báo về tương lai tất thắng.d. Bình luận đánh giá (0,5 điểm):- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến. Ý kiến là một chỉ dẫn tiếp cận tác phẩm văn học qua điểm nhìn,lăng kính, cách nhìn của người nghệ sĩ.- Cái nhìn lịch sử tiếp nối chuyển giao giúp tác giá thành công trong việc xây dựng hình tượng có ý nghĩakhái quát và xây dựng hệ thống nhân vật nối tiếp chuyển giao các thế hệ dân làng vừa mang phẩm chất chungvừa mang nét riêng độc đáo tạo nên dấu ấn phong cách mang đậm tính chất sử thi và Tây Nguyên đặc sắc.4. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.5. Sáng tạo (0,5 điểm):Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢOPhần II – Câu 1:Bài học từ những dòng sôngTrong cuộc sống mỗi người đều có mục tiêu, lý tưởng sống cho riêng mình nhưng để đạt được điều đó tấtyếu sẽ phải trải qua những khó khăn thử thách. “Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòngtìm đường khác”. Bắt đầu từ một hiện tượng của tự nhiên để đi đến một phương châm sống tích cực và đượcxem như bí quyết của sự thành công “Gặp trở ngại, vòng tìm đường khác”: Muôn song đều đổ về biển lớnnhưng để được hòa mình vào đại dương, dòng nước từ nguồn phải trải qua muôn ngàn thác ghềnh và mộthành trình uốn lượn, chuyển dòng, thay đổi về tốc độ dòng chảy. Dòng song đã vượt qua tất cả để đến đích.Cách ứng xử của dòng sông mang đến một bài học giá trị trong học tập và cuộc sống. Cuộc sống luôn cómuôn vàn khó khăn, thách thức. Đường đến vinh quang không bao giờ dễ dàng mà đó là một chặng hànhtrình đầy gian khổ phải đối mặt với thử thách, hiểm nguy và cả những bế tắc, thất bại nhất thời. Khi gặp bếtắc, vướng phải sự thất bại có người sẽ chùn bước, bi quan, chán nản mà từ bỏ mục tiêu, lý tưởng để suốt đờiphải sống trong sự hụt hẫng, tiếc nuối. Hoặc giả như, khi gặp những thử thách, khó khăn quá lớn mà chúng tacứ cố tình vượt qua thì đôi khi sẽ chuốc lấy thất bại vừa bị tổn thương. Học dòng sông chảy đường vòngnghĩa là không tuyệt vọng hay bỏ cuộc. Bằng sự tự tin vào bản thân, sự kiên định lý tưởng, sáng suốt để tìmra những giải pháp, hướng đi mới đúng đắn để có được sự thành công. Có lúc lùi một bước là để tiến babước, linh hoạt mềm dẻo là để có thành công lớn hơn.Phần II – Câu 2:- Thế hệ bà Nhan, anh Xút, cụ Mết:Thế hệ truyền thống, đại diện là bà Nhan, anh Xút, là cụ Mết. Bà Nhan, anh Xút trong những ngày thángđen tối, giặc lùng sục khắp nơi vẫn thay nhau vào rừng tiếp tế, nuôi giấu bảo vệ cán bộ Đảng. Họ bị địch bắtvà giết một cách dã man (người chặt đầu, người treo cổ) để uy hiếp tinh thần cách mạng người dân. Thếnhưng người dân làng Xô Man đã biến đau thương, căm thù thành hành động, vẫn tiếp tục con đường đấutranh cách mạng. Cụ Mết chính là đại diện của truyền thống, của lịch sử làng Xô Man, là cây xà nu cổ thụxòe tán rộng giữa rừng xà nu bạt ngàn. Cụ được khắc họa với hình dáng quắc thước, cường tráng, vững chãiRâu dài đến ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và sếch, ngực căng như một cây xà nu lớn. Cụ chính là linhhồn của làng, là sức mạng tập hợp dân làng và là nguồn nuôi dưỡng tinh thần, bồi đắp tâm hồn cho họ, là chỗdựa vững chắc cho thế hệ cháu con. Lòng cụ sang ngời niềm tin vào Đảng vì Đảng còn núi nước này còn.Chính cụ đã cùng với thanh niên vào rừng tìm vũ khí đánh giặc, là người kêu gọi dân làng vùng lên đấutranh, tiêu diệt kẻ thù, cứu Tnú Cụ Mết chống chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang: Thế là bắt đầurồi, đốt lửa lên !. Chính cụ đã kể lại cho con cháu về cuộc đời Tnú khi anh đi xa và khi anh trở về để ghikhắc, nhắc nhở một chân lí Nghe rõ chưa các con, nghe rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này, tau chết rồi, baycòn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo. Bản lĩnh là thế nhưng cụcũng không thể cầm được nước mắt khi nhắc lại câu chuyện Mai và con trai Tnú chết. Tấm lòng của cụ vớiTnú không chỉ là tấm lòng của người đi trước mà còn là tấm lòng của một người cha. Cụ đã gắn bó sâu nặngnghĩa tình với dân làng và cả đời sống vì nghĩa tình đó.- Thế hệ Dít, Heng:Niềm tin của tương lai chính là thế hệ đi sau qua hình ảnh cô Dít và bé Heng. Dít cũng không thua kémchị. Từ nhỏ, Dít đã là một cô bé lanh lợi, gan dạ. Khi giặc về khủng bố làng, Dít đã làm được một việc khôngTrang 7ai làm được đó là bỏ theo máng nước làng, lặng lẽ, nhẫn nại tiếp nước, tiếp lương cho cụ Mết và thanh niêntrong làng. Dít bị giặc bắt được và lấy ra làm bia thử đạn để khủng bố tinh thần. Chúng trói Dít và bắn xungquanh em. Dít sợ hãi thét lên nhưng đến viên đạn thứ mười, Dít không kêu nữa, đôi mắt nhìn bọn giặc bìnhthản lạ lùng. Sự kiên cường đã tiếp thêm sức mạnh cho Dít. Chị Mai, Dít không khóc, nỗi đau lặn sâu vàobên trong để hóa thành những hành động cụ thể. Dít đã tự tôi luyện mình trong bom đạn và đau thương để rồisau ba năm Tnú bị lực lượng trở về, Dít đã trưởng thành, có sức thuyết phục lớn lao với dân làng, thay cụMết, thay Tnú lãnh đạo phong trào cách mạng ở làng, ở địa phương. Chính Tnú cũng phải ngạc nhiên trướcsự đổi thay của Dít, sự đổi thay lớn lao càng chứng tỏ sức mạnh vững chãi, bền bỉ của con người qua đauthương và sự khốc liệt của chiến tranh. Gặp lại Tnú, Dít đã giấu xúc động trong vẻ ngoài bình thản vànghiêm khắc. Cô chính là một cây xà nu trưởng thành và mạnh mẽ hơn, dày dạn hơn Mai, đủ sức đương đầuvới mọi thử thách.Cây xà nu non chính là cậu bé Heng. Tuổi còn nhỏ nhưng như Mai, Tnú ngày trước, câu bé đã có ýthức tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của quê hương chống lại kẻ thù. Mặc dù còn nhỏ nhưng Heng đãcó dáng dấp và phẩm chất của một người lính thực sự: áo bà ba dài phết đít, sung đeo chéo, rất lanh lợi,nhanh nhẹn, trầm tĩnh, ít nói, là người liên lạc, người dẫn đường luôn hoàn thành nhiệm vụ. Chú bé chính làcây xà nu non mọc thẳng, hướng lên tiếp lấy ánh sang, sẽ tiếp tục được rèn luyện, thử thách trong chiếntranh, là người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ đi trước để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi cuốicùng.Trang 8