All purpose cream là gì

All purpose cream là gì
Sự khác biệt giữa Heavy Cream và Whipping Cream - ĐờI SốNg

Heavy Cream vs Whipping Cream

Kem là một sản phẩm phụ của sữa có hàm lượng chất béo cao. Trong sữa tươi nguyên liệu, nó nổi lên trên bề mặt của sữa khi sữa được khuấy trong máy trộn hoặc thậm chí bằng tay. Có rất nhiều chất lượng khác nhau của các loại kem có sẵn trên thị trường với hàm lượng chất béo khác nhau. Chính danh pháp của chúng thường khiến người mua nhầm lẫn khi nhìn thấy các sản phẩm có thành phần tương tự được gọi là Heavy Cream và Whipping Cream. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa Heavy Cream và Whipping Cream sẽ được bật mí trong bài viết này, giúp bạn đọc có thể mua sản phẩm theo đúng mục đích và yêu cầu của mình.

Kem béo

Heavy Cream là một cụm từ được sử dụng phổ biến ở Mỹ để chỉ chất lượng kem được bán trên thị trường có chứa tỷ lệ chất béo cao và có độ đặc. Mặc dù hàm lượng chất béo có thể khác nhau, nhưng nói chung, các loại Kem nặng có sẵn trong nước có hàm lượng chất béo hơn 36%. Lý do khiến mọi người nhầm lẫn giữa heavy cream và whipping cream là do sự xuất hiện của heavy whipping cream trên thị trường. Có những người còn gọi heavy cream là heavy whipping cream. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các loại kem có hàm lượng chất béo từ 36-48% đều được dán nhãn là kem nặng. Khi đánh bông heavy cream, nó gần như tăng gấp đôi kích thước.


Whipping Cream

Whipping cream là thuật ngữ dùng để chỉ loại kem có hàm lượng chất béo cao cho phép đánh bông và tăng gấp đôi thể tích. Nó là một cái tên thú vị vì những gì người ta nhận được sau khi đánh bông nó là kem đánh bông. Độ béo của whipping cream thông thường từ 36-40%. Nó cũng là để nhắc nhở mọi người không đánh kem nhẹ hơn cho dù người ta có thể đánh chúng trong bao lâu; chúng sẽ không tuân theo và tăng gấp đôi hoặc tăng âm lượng. Whipping cream được gọi là kem đặc ở Úc. Nó cũng chứa một số chất làm đặc để cho phép dễ dàng đánh bông lên khi đánh.

Heavy Cream vs Whipping Cream

• Heavy cream có hàm lượng chất béo cao hơn (36-48%) so với whipping cream (30-36%).

• Ngoài ra còn có kem tươi nhẹ và kem đánh bông nặng tùy theo độ béo.

• Whipping cream chủ yếu được sử dụng làm lớp phủ và làm nhân trong nhiều món tráng miệng và món ăn.

• Kem tươi nhẹ có hàm lượng chất béo 30%, trong khi kem béo hoặc kem đánh bông nặng có hàm lượng chất béo hơn 36%


• Ở Mỹ, danh pháp là kem tươi nhẹ và sau đó là kem nặng vì hàm lượng chất béo trong kem nặng cao hơn.

• Ở Anh, đó là whipping cream và sau đó là double cream.

Nếu là ứng viên tìm việc bếp bánh, chắc chắn bạn đã biết đến thuật ngữ “heavy cream”. Vậy bạn có thể giải thích rõ ràng Heavy cream là gì? Công dụng của Heavy cream là gì? hay Heavy cream mua ở đâu?... Bài viết này, Hoteljob.vn sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên.

All purpose cream là gì

Bạn có biết Heavy crem là gì? Công dụng của Heavy cream là gì? hay Heavy cream mua ở đâu?...

Heavy cream là loại nguyên liệu được dùng nhiều trong các công thức làm đồ ngọt, từ làm kem tươi, làm bánh đến pha chế đồ uống hay trang trí bánh kem,… Vậy heavy cream là gì?

Heavy cream là gì?

Heavy cream hay kem sữa béo, kem bông tuyết là một chế phẩm từ sữa, được tạo thành qua quá trình chế biến làm tách chất béo ra khỏi sữa; là nguyên liệu phổ biến trong các công thức chế biến món ăn hay pha chế đồ uống bởi nó có thể giữ được form chuẩn khi đánh bông nhưng độ sắc nét không cao, lại rất dễ tan chảy và chịu nhiệt rất kém.

All purpose cream là gì

Heavy cream là gì? - Heavy cream là kem sữa béo, kem bông tuyết, chúng có thể giữ được form chuẩn khá lâu khi đánh bông nhưng rất dễ tan chảy và chịu nhiệt kém

5 điều cần biết về Heavy cream

- Công dụng của heavy cream là gì?

Với hàm lượng chất béo tối thiểu vào khoảng 36 - 40% tổng khối lượng kem, heavy cream được biết đến là nguyên liệu xuất hiện phổ biến trong các công thức chế biến của cả đầu bếp bánh hay Bartender/ Barista, như làm các loại kem tươi, làm kem trang trí các loại bánh ngọt (thường là bánh kem hay pancake), pha chế đồ uống hay làm nước sốt trong một số công thức chế biến khác như súp, món nướng,… (vì heavy cream không bị vón cục khi kết hợp cùng các thành phần có tính axit mặn lên đến 25%). Ngoài ra, heavy cream cũng được sử dụng để làm các món bánh tráng miệng hay ăn kèm với whipping cream.

All purpose cream là gì

Heavy cream là nguyên liệu phổ biến trong các công thức làm đồ ngọt, như làm kem tươi, làm kem trang trí bánh ngọt hay pha chế đồ uống, làm nước sốt cho món súp, nướng,...

Tham khảo thêm: BINGSU LÀ GÌ? 5 MÓN BINGSU HOT NHẤT CHO MÙA HÈ MÁT LẠNH​

- Heavy cream mua ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua heavy cream dưới dạng đóng chai, đóng hộp hay bình xịt tại các siêu thị hay cửa hàng chuyên bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh. Theo đó, loại kem này hiện được bán trên thị trường với mức giá vào khoảng 48.000đ/ hộp 250ml127.000đ/ hộp 1 lít. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm heavy cream tại nhà nếu muốn; tuy nhiên giá thành khi thực hiện thủ công cũng không thấp hơn là mấy so với loại bán sẵn, đồng thời nếu không thực hiện đúng cách bạn có thể làm mất đi nhiều chất có lợi có trong sữa bò.

- Điểm khác nhau giữa whipping cream và heavy cream là gì?

Không ít nhân viên Bếp mới vào nghề nhầm lẫn hoặc đồng nhất hai loại kem này là một. Trên thực tế, whipping cream và heavy cream là 2 loại kem hoàn toàn khác nhau từ thành phần cho đến công dụng trong chế biến món ăn. Cụ thể:

  • Trong khi whipping cream chỉ chứa khoảng 30 - 36% chất béo thì heavy cream lại có hàm lượng chất béo đậm đặc hơn (tối thiểu là 36 - 40% tổng khối lượng kem)
  • Vì thành phần chất béo trong heavy cream ổn định hơn nên trong chế biến món ăn, các đầu bếp thường ưu tiên sử dụng hơn so với whipping cream.
  • Ngoài ra, heavy cream cũng có thêm 5 calo cho mỗi muỗng canh so với whipping cream; đồng thời khi sử dụng cũng giữ được form chuẩn và bền hơn hẳn whipping cream.

All purpose cream là gì

So với whipping cream, heavy cream có thành phần chất béo ổn định hơn, giữ được form chuẩn bền hơn nên thường được ưu tiên sử dụng trong chế biến món ăn

- Hướng dẫn làm heavy cream đơn giản

  • Nguyên liệu: 180ml sữa tươi không đường (tốt nhất là dùng sữa bò nguyên chất) và 75gr bơ lạt
  • Cách thực hiện: đun nóng sữa tươi và bơ lạt cho đến khi bơ tan chảy hoàn toàn thì tắt bếp ngay – chờ cho hỗn hợp nguội hoàn toàn rồi dùng máy đánh trứng đánh bông chúng lên trong khoảng 2-3 phút ở tốc độ mạnh là xong – cho heavy cream sau khi làm xong vào hộp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 ngày là có thể sử dụng được.

- Bảo quản heavy cream đúng cách

  • Heavy cream sau khi sử dụng xong cần được lau sạch phần kem dính quanh miệng bằng khăn ẩm, rồi đậy kín nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại kỹ lưỡng và cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu bảo quản đúng cách, chúng có thể dùng được trong khoảng 5-7 ngày tới.
  • Trường hợp muốn bảo quản heavy cream lâu hơn, hãy chia nhỏ chúng ra thành nhiều hộp rồi cất trong tủ đông. Nhiệt độ thấp sẽ giúp heavy cream duy trì được chất lượng tốt nhất trong khoảng 4 tháng. Lưu ý: trong thời gian bảo quản hoặc trước khi sử dụng hãy thường xuyên lấy heavy cream ra và lắc nhẹ vài lần để tránh kem bị đông cứng lại.

All purpose cream là gì

Để sử dụng Heavy cream được lâu, hãy bảo quản chúng đúng cách

Hy vọng bài viết trên của Hoteljob.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh loại nguyên liệu quen thuộc – Heavy cream, từ heavy cream là gì, công dụng của heavy cream là gì, heavy cream mua ở đâu,… từ đó bổ sung những kiến thức liên quan hỗ trợ cho công việc làm bếp của mình.

Xem thêm: MUỐN ĐƯỢC TUYỂN DỤNG LÀM ĐẦU BẾP, CẦN BẰNG CẤP GÌ?

Ms. Smile

Là một nguyên liệu làm bánh hay pha chế quen thuộc nhưng chắc hẳn nhiều người không biết rõ về Heavy Cream. Heavy Cream là gì? Công dụng của nó như thế nào? Và cách làm Heavy Cream ra sao? Để hiểu chi tiết những điều này thì hãy tham khảo thông tin pha chế bên dưới để biết chi tiết nhé. Nếu đang tập tành học làm bánh hay pha chế, những kiến thức ẩm thực này chắc chắn sẽ rất bổ ích cho bạn đấy.

Heavy Cream là gì?

Heavy Cream là kem sữa béo hay còn được gọi là kem bông tuyết. Đây là một thực phẩm được làm từ sữa, giữ được form khi đánh bông, có độ sắc nét cao khi bắt bông kem, nhưng dễ tan chảy và chịu nhiệt rất kém. Heavy Cream hiện được sử dụng nhiều trong việc làm bánh và pha chế. Để có Heavy Cream, bạn có thể tự làm hoặc mua ở siêu thị dưới dạng đóng chai, đóng hộp hoặc bình xịt. Trên thị trường hiện nay, Heavy Cream đang được bán với giá khoảng 127.000 VNĐ / hộp 1 lít và 48.000 VNĐ/ hộp 250 ml.

All purpose cream là gì

Heavy Cream là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong làm bánh và pha
chế (Nguồn: Internet)

Vì một số lý do nên nhiều người hay nhầm lần và cho rằng Heavy Cream và Whipping Cream vốn là một. Tuy nhiên, trong thực tế chúng có thành phần khác nhau. Nếu như Whipping Cream chỉ chứa chất béo khoảng 30 – 40% thì Heavy Cream sẽ chứa chất béo đậm đặc hơn.

Heavy Cream được dùng để làm gì?

Heavy Cream được sử dụng nhiều trong trang trí bánh kem, các món tráng miệng như bánh dâu shortcake, bánh táo, bánh nanma chocolate, bánh eclairs, cream puffs… và thường ăn kèm với Whipping Cream. Ngoài ra, Heavy Cream cũng được dùng trong pha chế các loại đồ uống. Một số thức uống sử dụng Heavy Cream có thể kể đến như là sữa lắc, kem sundaes, cà phê, cooktail trái cây…

Cách làm Heavy Cream

*Nguyên liệu cần chuẩn bị làm Heavy Cream

  • Sữa tươi vinamilk không đường: 180ml
  • Bơ nhạt: 75 gram

All purpose cream là gì

Nguyên liệu để làm Heavy Cream (Nguồn: Internet)

 *Các bước thực hiện Heavy Cream

– Bước 1: Bạn cho 180 ml sữa tươi vinamilk không đường và 75 gram bơ nhạt vào chung một nồi. Sau đó, bắc lên bếp đun nóng rồi tắt bếp.

Lưu ý: Chỉ đun hỗn hợp cho bơ tan hết chứ đừng đun sôi nhé!

– Bước 2: Đợi hỗn hợp sữa và bơ nhạt ở bước 1 nguội, bạn đổ chúng ra một âu nhôm và dùng máy đánh trứng với tốc độ mạnh nhất đánh bông hỗn hợp trong từ 2 – 3 phút.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng máy xay sinh tố thay cho máy đánh trứng để trộn đều 2 nguyên liệu với nhau vì sẽ không tạo được bọt khí nhé!

– Bước 3: Cho hỗn hợp vừa được đánh bông ở bước 2 vào ngăn mát của tủ lạnh trong chừng 24 tiếng hoặc có thể lâu hơn. Sau đó, bạn có thể đem ra và sử dụng được rồi. Trên đây là những thông tin về nguyên liệu làm bánh và pha chế quen thuộc – Heavy Cream.

Hy vọng sẽ giúp cho chị em hiểu hơn về nguyên liệu này. Nếu muốn biết thêm các thông tin về các nguyên liệu pha chế, đồ uống  như: Cider là gì? Cocktail là gì? Và những công thức để làm nên những ly thức uống đẹp mắt và hấp dẫn thì bạn có thể tham khảo thêm ở trang Hướng Nghiệp Á Âu nhé!