2/3 trang giấy thi là bao nhiêu chữ

Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x.
Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ.

Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư việc để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.

Thứ hai, đó chính là việc đọc sách theo phong trào. Đọc theo trào lưu và nguy hiểm hơn là giới trẻ không có sự chọn lọc trong việc đọc sách, điều đó còn tạo nên một phong trào xấu hơn cả việc lười đọc sách nếu cuốn sách đó không mang nội đung giá trị phù hợp đối với văn hóa Việt sẽ tạo ảnh hưởng xấu đối với suy nghĩ tư tưởng và hành động của một bộ phận giới trẻ. Chúng ta hãy cứ thử nhìn vào các thể loại của các tác giả trong và ngoài nước cũng lập tức tạo được cơn sốt đối với giới trẻ như tập truyện ngắn Nhật ký son môi (2010) và Cho em gần anh thêm chút nữa (2009) của tác giả Gào hay những truyện Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Yêu anh hơn cả tử thần… của tác giả Tào Đình (Trung Quốc), Rừng Nauy của tác giả Murakami (Nhật Bản).

Chúng đã tạo thành một làn sóng mạnh trọng bộ phận giới trẻ nhưng đọc, cảm nhận một cách hời hợt và kéo theo đó là sự lãng quên giá trị của tác phẩm khi trào lưu qua đi, và những câu đối thoại về quyển sách đó chỉ đơn giản là câu hỏi: “Mày đọc quyển truyện kia chưa?” và trả lời: “Đọc rồi”. Đôi khi sự “thiếu trách nhiệm” trong việc đọc cũng khiến giới trẻ có những cái nhìn lệch lạc của tác phẩm, nhất là khi vấn đề “tình dục” đang được các tác giả hướng đến như một thứ “gia vị” để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách.

 Khi được hỏi lí do tại sao lại tìm đến những cuốn sách đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, một bạn trẻ đã trả lời rất ”thật” với chúng tôi rằng: “Đọc những cuốn sách đó vì thấy nhiều người cũng tìm đọc, đọc để khi người ta bàn luận về chúng mình không bị “lép”. Và hơn nữa, phải đọc những cuốn sách đó mình mới cảm thấy bằng bạn bằng bè và cũng là cách để mình theo kịp thời đại” – chính những suy  nghĩ đó là một phần nguyên do khiến giới trẻ đọc sách và cảm nhận chúng một cách hời hợt.

Với tốc độ sống gấp gáp và việc cuốn theo những thú vui của cuộc sống, dễ dàng hơn so với việc đọc một cuốn sách. Nhiều bạn lại cho rằng các bạn có đọc nhưng truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm, hay những cuốn sách về tình cảm dễ cuốn hút so với việc cảm nhận một tác phẩm văn học hay một cuốn sách khoa mang nặng tính phân tích tư duy có giá trị. Một số học sinh, sinh viên mà mình gặp cho biết, lúc rảnh rỗi, cô bạn chỉ thích đọc truyện ngắn đang hot trên mạng. Còn Phương Thảo (lớp 12) lại chỉ “kết” truyện tranh Nhật Bản vì vui nhộn. Hai bạn cũng cho biết truyện tranh ngoài ưu điểm dễ cảm nhận kết cấu truyện đơn giản, truyện tranh còn có hình ảnh minh họa tình tiết, sống động. Nhiều bạn sinh viên cho rằng giáo trình là quá đủ thậm chí còn chưa sờ đến huống gì là những cuốn sách tham khảo khác.

Còn với nhà viết sách, biên soạn sách, xuất bản sách góp phần đọc giả lười đọc, nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, nhiều tác phẩm chủ yếu sưu tầm, tập hợp các sách khác làm thị trường sách phong phú hơn nhưng lại thành hỗn độn, phức tạp hơn cho sự lựa chọn sách từ giới trẻ. Và vấn đề sách lậu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối của thị trường sách hiện nay. Đó chính là nguyên nhân thứ ba ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ VN.

 Nói đi thì cũng phải nói lại, không phải là không có những bạn trẻ yêu sách, không thiếu các bạn trẻ đi tìm giá trị đích thực của những cuốn sách với niềm say mê thích thú và ham muốn được học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn đã đọc. Mỗi cuốn sách như một kho tàng tri thức nó chứa đựng những tinh túy của cuộc sống nếu chúng ta biết cảm nhận nghiền ngẫm một cách sâu sắc sau khi đọc xong một cuốn sách.

Thanh (HVNH) có một sở thích khi stress đó là mua và tìm đọc sách. Dù là một dân kinh tế nhưng bạn không chỉ tìm đọc những cuộc sách về chuyên ngành của mình đang học mà còn tìm đọc thêm những cuốn sách về kĩ năng sống, sách văn học VN, văn học nước ngoài kể cả những cuốn sách được coi là “cổ“ bạn cũng cố tìm để đọc nhưng điều quan trọng nhất. Thanh luôn có sự chọn lọc các tác phẩm mà mình đọc. Qua những cuốn sách, Thanh đã học hỏi được rất nhiều về ngôn ngữ, giá trị nội dung, giá trị cuộc sống, tri thức của những cuốn sách mà bạn đã đọc qua. Nó tích lũy thêm cho Thanh những bài học kinh nghiệm quí báu sau khi rời ghế giảng đường và bắt đầu với cuộc sống tự lập.

Học tập là một quá trình lâu dài, đọc sách cũng vậy, đó là một quá trình từ việc đọc, nghiền ngẫm và rút ra cho mình những chiêm nghiệm của bản thân từ sách. Không chỉ là tích lũy về kiến thức mà nó còn tăng cho chúng ta khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho mỗi thanh niên của thế hệ trẻ Việt Nam. Hãy đọc sách để nâng cao tầm hiều biết và tích lúy cho vốn kiến thức của mình, các bạn nhé!

Bọn em giờ thường gặp dạng đề hạn chế về số câu và chữ, thầy cho làm bài nghị luận xã hội chừng 400 từ là quá giới hạn rồi. 400 từ khoảng 1 trang rưỡi giấy, viết k thấm vào đâu cả, trong khi có quá nhiều vấn đề để nói, lập luận rồi dẫn chứng, em thường chỉ nêu luận điểm, thêm thắt vài chữ và cho 1 dẫn chứng đi kèm là vừa đủ theo yêu cầu. Nhưng làm vậy nhiều khi thấy nó cứ thiếu thiếu

400 từ chỉ dừng ở mức độ thi tốt nghiệp, nhưng thi ĐH sẽ là 600 từ, như vậy sẽ có nhiều "đất" cho bọn em "phiêu" hơn, thể hiện kiến thức của mình nhiều hơn.

Thực ra mình nghĩ việc 400 hay 600 từ không thành vấn đề. Một bạn có thể viết đến 1000 từ nhưng diểm có thể không bằng một bạn viết 400 từ. Cái quan trọng là mình có giải quyết được vấn đề hay không?

Thực tế với mình, viết dài còn dễ hơn viết ngắn. Ngắn mà vẫn đủ, vẫn hay thì đó mới là bậc "thượng thừa", như con nhà võ ấy! Biết vài miếng thôi, nhưng ra đòn thì....tùy giám khảo..........

làm sao để viết ngắn mà hay đây ạ? đó mới là vấn đề. Văn nghị luận xã hội có nhiều cái để nói lắm, nhưng làm sao để lời ngắn nhưng diễn tả hết ý đây? anh biết thì chỉ em cách đi ạ

làm sao để viết ngắn mà hay đây ạ? đó mới là vấn đề. Văn nghị luận xã hội có nhiều cái để nói lắm, nhưng làm sao để lời ngắn nhưng diễn tả hết ý đây? anh biết thì chỉ em cách đi ạ

Bạn có tin rằng viết dài ko đồng nghĩa với điểm cao không? Nếu tin thì điều mình nói cũng có lí đấy!

Văn nghị luận xã hội có nhiều cái đề nói lắm. Đúng, nhưng nhiều thì vẫn phải nằm trong phạm vi yêu cầu. Đừng nói, đừng bàn những vấn đề ko hoặc ít liên quan. Vừa tốn thời gian mà lại ko có điểm.

đúng là viết văn mà cứ phải để ý xem đã quá 600 từ chưa thì mệt thật, chẳng lẽ viết dc 1 đoạn lại quay lại đếm ah =)) tóm lại việc ước lượng độ dài 1 bài văn 600 từ là cần thiết để khoanh vùng phạm vi kthức, như vậy sẽ chủ động trong cách diễn đạt, chọn lọc ý đưa vào bài. Khi chấm bài chẳng ai đếm chữ đâu nhưng ngắn quá cg~ dễ mất điểm và dài quá lại lấn sang thời gian làm các câu khác.

Tuỳ theo cỡ chữ to nhỏ của mọi ng` mà mọi ng` nên ước lượng 600 từ dvới mình sẽ dài khoảng bao nhiêu để chủ động hơn )

P/S: chữ tớ hơi to ) chắc 2 mặt giấy là vừa ( lúc đấy ng` ta mà ra đề khó, ko có kt về lĩnh vực ấy có mà nửa mặt chưa chắc đã viết dc ý :-S )

@-)@-)@-)Chúa ơi!

Cả nhà thử 1 lần lấy bài thi của mình ra đếm đi, xem 400 từ khoảng bao nhiêu trang giấy- hic Thông báo tin buồn với cả nhà là chỉ có 1 trang- hoặc cùng lắm là 1trạng 5 dòng là kịch kiệt! ( đó là đối với những người chữ hơi to hoặc bình thường, chữ bé như tớ còn chưa đc 1 trang giấy)

600 chữ tưởng nhiều hơn nhưng viết căng lắm cũng đc hơn 1trang! Vì thế, NLXH là mảnh đất của cô đọng. súc tính, đánh trúng, hiểu đúng vấn đề! Dạng bài này văn vẻ ko cần quá văn hoa Sài Gòn, người ta toàn đếm ý *******. Cô giáo mình bảo, với các đề như vậy thấy ban Tự nhiên thường ăn điểm dễ hơn ban XH)

@-)@-)@-)Chúa ơi!

Cả nhà thử 1 lần lấy bài thi của mình ra đếm đi, xem 400 từ khoảng bao nhiêu trang giấy- hic Thông báo tin buồn với cả nhà là chỉ có 1 trang- hoặc cùng lắm là 1trạng 5 dòng là kịch kiệt! ( đó là đối với những người chữ hơi to hoặc bình thường, chữ bé như tớ còn chưa đc 1 trang giấy)

600 chữ tưởng nhiều hơn nhưng viết căng lắm cũng đc hơn 1trang! Vì thế, NLXH là mảnh đất của cô đọng. súc tính, đánh trúng, hiểu đúng vấn đề! Dạng bài này văn vẻ ko cần quá văn hoa Sài Gòn, người ta toàn đếm ý *******. Cô giáo mình bảo, với các đề như vậy thấy ban Tự nhiên thường ăn điểm dễ hơn ban XH)

=>Gần chuẩn xác, thường thường tớ cũng thấy những bạn ban tự nhiên làm câu 2 điểm rất chi là ăn rất nhiều điểm ở phân này, khổ phần này nó cô đọng súc tích ngắn gọn, còn ban xã hội thì thường là dài dòng văn phong bay bổng .........
Kiểu này thì hai điểm ban tự nhiên ăn gần tuyệt đối còn gì?

kiểu này thì chết mình rồi chữ mình rất to một dòng chỉ được có 10 chữ thôi

kiểu này hết mất hớ hớ hớ

kiểu này thì chết mình rồi chữ mình rất to một dòng chỉ được có 10 chữ thôi

kiểu này hết mất hớ hớ hớ


Cái đó là lợi thế chứ

Viết thật nhiều giấy( lúc đếm số trang giám khảo sướng mắt )mà vẫn đảm bảo số lượng câu từ đề ra Nếu như họ hạn định" trong vòng 1 trang giấy" thì cậu mới lo

bài nghị luận xã hội thi đaịu học của bạn mình là bài 3-3.5 điểm mà thôi cứ quy giấy ******* làm khoảng 3-4 mặt tờ giấy thi là vừa vừa đẹp một tờ giấy thi á

khoảng 3 -4 mặt tờ giấy thi thì quá dài rồi, viết thế ko đúng yêu cầu đề bài đâu ấy ơi

Thực ra ban xã hội mà biết "đằm", biết điều tiết hơn 1 chút là cô đọng súc tích được thôi, anh thấy viết để ngắn gọn, mạch lạc thực sự ko khó. Cái khó của văn mới chính là nằm ở chỗ cảm thụ, diễn đạt, lập luận, thực sự điều này ngay cả với các mem học khá văn nỗ lực rất nhiều mà vẫn chưa ăn thua.

Các mem khi viết NLXH hãy thật tỉnh táo 1 chút thôi là được.

phaodaibatkhaxampham said:

bài nghị luận xã hội thi đaịu học của bạn mình là bài 3-3.5 điểm mà thôi cứ quy giấy ******* làm khoảng 3-4 mặt tờ giấy thi là vừa vừa đẹp một tờ giấy thi á


Ui, nếu được viết dài thế thì bọn tớ chả than ngắn thở dài đâu ấy ơi

Dung lượng bài viết là khoảng 1 mặt của tờ giấy thi thôi, chỉ bằng 1/3 tờ giấy thi thôi(

@ Conu: cái gì cũng chỉ có số nhiều chứ không có tuyệt đối, em đồng ý với ý kiến của anh nhưng cá tính"lan man mùa thu" thì không phải lúc nào dân văn cũng sửa được

(về giai đoạn văn học 1945 - 1975 và 5 tác giả) ko biết 5 tác giả là 5 tác giả nào vậy ? mấy anh chị

tính sơ sơ các anh chị thi đại học thường làm 3 tờ giấy thi hoặc hơn 2 tờ thì mình thấy làm bài nghị luận xã hội + cae bài 2 điểm là một tờ hoặc hơn một tờ giấy thi là hợp lí chi nả

phaodaibatkhaxampham said:

tính sơ sơ các anh chị thi đại học thường làm 3 tờ giấy thi hoặc hơn 2 tờ thì mình thấy làm bài nghị luận xã hội + cae bài 2 điểm là một tờ hoặc hơn một tờ giấy thi là hợp lí chi nả


Đó là chương trình cũ, ko giới hạn dung lượng câu chữ Phaodai ạ

Còn đi thi bạn thoải mái viết 3 tờ, 4 tờ nếu đủ thời gian, nhưng câu 3đ người ta giới hạn 600chữ thì chỉ đc viết hơn 1 mặt thôi Còn time dành nó cho câu 5đ

Chúc thành công!

Năm ngoái đi thi anh cũng viết được 3,5 tờ, câu 2 điểm làm hết 2/3 trang, câu 5 điểm làm hết 10 trang, câu 3 điểm làm hết 3 trang, những năm nay thì câu 3 điểm đã bị giới hạn, viết dài quá qui định sẽ gây mất thiện cảm, nếu có vượt thì chỉ 1 ngưỡng nào đấy thôi, chẳng hạn như 600 từ là 1,5 trang thì có dài hơn nhiều lắm cũng chỉ là 2 tờ, thế là ok.

Page 2

Năm ngoái mình đi thi cũng viết 2 tờ rưỡi , học thêm văn thầy mình bảo viết khoảng 10 mặt là ok rùi,điểm câu đấy bao nhiêu thì viết bấy nhiêu mặt

Nhưng em thấy phần NLXH chiếm 3 điểm trong đề thi mà người ra đề chỉ cho chúng ta viết không quá 400từ hoặc chỉ được một mặt giấy thi thôi! __________________

600 từ em ạ, ko phải 400 từ.

Last edited by a moderator: 23 Tháng năm 2009

thế thì em điều chỉnh viết theo số từ cho phép có thể tăng số mặt câu 5đ (6-7 mặt) viết to ,rõ ràng nhất là càng sạch càng tốt thì ok

mà 600 từ là ai bảo vậy ,thầy mình vẫn dạy cho bọn mình làm 3 mặt của tờ giấy thi mà nhỉ

mình cũng nghĩ như vậy,năm ngoái mình cũng học thuộc văn để đi thi tuy mệt nhưng mà chắc điểm.Lớp mình ai cũng học thuộc văn thi toàn trên 7đ.Nhưng học thuộc đến nỗi giờ nhắc đến mình vẫn còn cảm thấy sợ

vây à ? học thuộc nhưng mà học thuộc như thế nào ? học tác phẩm rùi học mỗi dạng đề hay chỉ tác phẩm thôi

Năm ngoái mình học dạng đề chính nhất bao quát toàn bộ tác phẩm còn các dạng đề khác chỉ đọc kĩ xem nếu mình rơi vào dạng này sẽ làm ntn ,thường thì các dạng đề phụ chỉ khác so với dạng đề chính một ít thôi phần lớn nội dung giống dạng đề chính

Nói học thuộc cũng đúng thôi, nhất là với tình trạng dạy văn hiện nay, nhưng mình năm ngáoi ngoài dẫn chwunsg và dàn ý khái quát ra, chả phải học thuộc gì mấy, chủ yếu là đọc, hiểu và cao hơn là cảm. Khi đã cảm được, ở mức độ nào đấy, thì ko cần phải học thuộc vẫn có thể biết cách làm bài đạt yêu cầu.
Học thuộc tất nhiên cũng là 1 cách, thuộc chăm chỉ, thuộc như máy in chữ, nhưng học như vậy là dại, 1 cách phung phí sức.

mỗi người một cách học văn ,mình học văn ko giỏi nên phải học cách đấy cho an toàn .Học thuộc văn ko phải là học như cái máy mà học hiểu vào phòng thi có thể viết theo ý mình .Đó cũng là cách mình

Thực ra mình nghĩ việc 400 hay 600 từ không thành vấn đề. Một bạn có thể viết đến 1000 từ nhưng diểm có thể không bằng một bạn viết 400 từ. Cái quan trọng là mình có giải quyết được vấn đề hay không?


Tớ hiểu ý cậu rằng số lượng ko đi đôi với chất lượng, nhg đề yêu cầu viết 400 từ hay 600 từ thì phải viết theo đúng số từ đề yêu cầu chứ nhỉ (hoặc nếu hơn chỉ hơn 2-3 dòng thôi) :-?

Có, em ạ, sẽ có phần riêng ở câu NLVH, nhưng ko được làm cả 2, mà thực tế ai rỗi hơi mà làm cả 2. ) Làm 1 câu cũng đủ chết rồi. Học ban nào làm đề ban đấy.

ủa tớ tưởng làm câu trái ban cg~ dc ma`? ai lam` dc câu nào thì làm chứ đâu có quy định nào bảo học ban nào làm đề ban đấy đâu +____________________+

theo mọi người thì bắt chước theo văn mẫu điểm cao hay viết điều mình cảm nhận được điểm cao, cái này mình băn khoăn quá, bình thường hỏi mấy đứa học văn trên 8, 9 phẩy thì bảo là nhờ văn mẫu giúp còn đứa học lè tè mà cái gì cũng biết thì bảo làm theo cái mình nghĩ, kiểu này chắc chết

theo mọi người thì bắt chước theo văn mẫu điểm cao hay viết điều mình cảm nhận được điểm cao, cái này mình băn khoăn quá, bình thường hỏi mấy đứa học văn trên 8, 9 phẩy thì bảo là nhờ văn mẫu giúp còn đứa học lè tè mà cái gì cũng biết thì bảo làm theo cái mình nghĩ, kiểu này chắc chết


Hỏi 1 câu thôi, thé cậu có học hết dc và viết y sì chóc n~ gì sách giải viết ko? Nếu gặp đề văn ko có trong sách giải thì cậu làm ntn? Chấm hết.

ủa tớ tưởng làm câu trái ban cg~ dc ma`? ai lam` dc câu nào thì làm chứ đâu có quy định nào bảo học ban nào làm đề ban đấy đâu +____________________+


Trời bạn này chắc ko nghe Tư vấn mùa thi rồi, may mà còn hỏi trên đây đó, chứ ko chắc chết bạn rồi. Thi TN, thí sinh chỉ dc làm ohaafn riêng đúng theo chương trình mà mình đăng kí trên phiếu dự thi tn. Ví dụ, bạn học văn ban nâng cao nhg trg` bạn cho hs đăng kí thi theo ban cơ bản, thì lúc làm bài thi TN, bạn BẮT BUỘC phải làm theo ban cơ bản (ko thì mất toi 5đ ráng chịu) . Còn thi ĐH, để tạo đk để hs viết hết năng lực, sở trg` của mình, nên phần riêng, bạn thấy phần nào bạn cảm thấy chắc làm hơn thì bạn làm phần đó, nghĩa là KO BẮT BUỘC học ban nào làm phần ban đó ---------

Còn phần số từ trong câu NLXH, thi TN ko quá 4ô từ, thi ĐH ko quá 600 từ là đúng như bạn money_22 nói rồi. Miễn tranh cãi. Mà có thể dẽ dàng thấy trg cấu trúc đề thi mà

Last edited by a moderator: 25 Tháng năm 2009

600 từ là mấy mặt giấy có được 3 mặt không? chậc có bao giờ đọc cấu trục đề thi đâu mà chờ tí đọc lại đã với lại thấy thầy cô chả nhắc gì cả ^-^ còn chuyện đọc văn mẫu thì mình nghĩ là nên đọc để học tập ,nhưng chép thì nếu bạn có siêu năng học thuộc + chăm kinh khủng thì cứ việc còn nếu không thì cố học theo luận điểm ( mình cũng đang học theo các này ) nhớ mấy luận điểm chính để không lệch đề với là học dẫn chứng nữa.Mìn đang học phần dẫn chứng của người lái đò sông đà mà khó thuộc nghê gớm ,không hiểu Nghuyễn Tuân ổng ăn gì mờ viết câu dài dã man luôn ,từ thì dùng toàn từ độc -------------@ thích chứng tỏ ta ta đây tài hoa ,uyên bác ,gì cũng giỏi mờ . Con bạn mình học xong người lái đò sông đà vs ai đã đặt tên cho dòng sông rùi hix nghe hấn bảo học xong hai sông mà đầu toàn sông là sông , mình bảo nó nổ não đi ,chắc ra được nhiều nước lắm .Chậc .Thôi cố lên bà con ạ

À còn nghj luận xã hội ai mà biết cách nào nhanh nhớ mí câu của mấy ông nổi tiếng thì hướng dẫn nhé , đừng có bày theo kỉu thằng dương bạn mình là cày cày mãi nhé

cho mình hỏi năm nay thí sinh có đc chọn 1in2 đề ko?


theo mình biết thì thi tốt nghiệp chỉ có 1 đề duy nhất thôi ( hic thế lấy đâu ra cơ hội cho mí đứa học tủ như mền đây :khi (58):---> nguy cơ bị tủ đè rất cao :khi (47)
còn thi đại học thì mình không bít có 2 đề hay không nữa ^^:khi (175):

phaodaibatkhaxampham said:

À còn nghj luận xã hội ai mà biết cách nào nhanh nhớ mí câu của mấy ông nổi tiếng thì hướng dẫn nhé , đừng có bày theo kỉu thằng dương bạn mình là cày cày mãi nhé


>>> Đơn giản thôi, mách nhỏ nhá :
- Bước 1: mua lấy quyển giấy nhớ, ghi những câu tâm đắc ra đấy, dán lung tung beng khắp phòng) ( dán 1 cái cần nhớ nhất ngay cửa ra vào, mỗi lần mở cửa phòng, trướcc khi khép lại phải đọc 1 lần rồi mới được vào ) đến khi nào thuộc thì thay bằng câu khác, he he.
- Bwóc 2: Ứng dụng này ( để cho nó khỏi quên ấy ) - lúc nào sướng lên tự nhiên lôi ra đọc ngân nga diễn cảm, vài lần chả quên được . Phân đề NLXH ra thành mấy dạng chính, với mỗi dạng tự tách lọc xem câu nào cho vào dạng nào thì hợp, viết vài lần là ok ấy mà

Chúc thành công


( P/s: mách thêm món này mới vô đối, bịa- cứ bịa phứa ra một câu hay hay- ghi là đại ý ( nếu chỉ nhớ mang máng ý nghĩa của nó đã từng đọc ở đâu đấy, rồi ghi liều là một nhà nhận định gia nào đó đã nói, hay một triết học gia đã nói) =)) =)) Nói thật, giám khảo thì cũng là người, họ ko phải cái gì cũng biết đâu, hí hí)

Last edited by a moderator: 25 Tháng năm 2009

Page 3

Anh Conu ơi! Sao trình độ của anh cao thế? Đến bao giờ em mới được như anh? Chỉ em bí quyết anh nhé!

chuotnhatthuydungburatino said:

Anh Conu ơi! Sao trình độ của anh cao thế? Đến bao giờ em mới được như anh? Chỉ em bí quyết anh nhé!


Úi, anh ấy thì là mọt sách chính hiệu rồi, cậu không học theo anh ấy được đâu ) ), anh Conu nhỉ) )

Học văn cứ thoải mái ra, coi mọi thứ nhẹ nhàng và tiếp nhận tp 1 cách vô tư tự nhiên nhất, rồi bạn sẽ thấy thích và giỏi thôi Cá đấy

Chúc thành công

Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009

phaodaibatkhaxampham said:

600 từ là mấy mặt giấy có được 3 mặt không? chậc có bao giờ đọc cấu trục đề thi đâu mà chờ tí đọc lại đã với lại thấy thầy cô chả nhắc gì cả ^-^ còn chuyện đọc văn mẫu thì mình nghĩ là nên đọc để học tập ,nhưng chép thì nếu bạn có siêu năng học thuộc + chăm kinh khủng thì cứ việc còn nếu không thì cố học theo luận điểm ( mình cũng đang học theo các này ) nhớ mấy luận điểm chính để không lệch đề với là học dẫn chứng nữa.Mìn đang học phần dẫn chứng của người lái đò sông đà mà khó thuộc nghê gớm ,không hiểu Nghuyễn Tuân ổng ăn gì mờ viết câu dài dã man luôn ,từ thì dùng toàn từ độc -------------@ thích chứng tỏ ta ta đây tài hoa ,uyên bác ,gì cũng giỏi mờ . Con bạn mình học xong người lái đò sông đà vs ai đã đặt tên cho dòng sông rùi hix nghe hấn bảo học xong hai sông mà đầu toàn sông là sông , mình bảo nó nổ não đi ,chắc ra được nhiều nước lắm .Chậc .Thôi cố lên bà con ạ

À còn nghj luận xã hội ai mà biết cách nào nhanh nhớ mí câu của mấy ông nổi tiếng thì hướng dẫn nhé , đừng có bày theo kỉu thằng dương bạn mình là cày cày mãi nhé


- Tớ chả để ý mặt giấy lắm vì có bao giờ cầm giấy thi đâu, tớ ko biết dc 1 mặt nó có bao nhiêu dòng. Tớ cứ tính ra, mỗi dòng của tớ tb 10 chữ là viết vừa thoáng, nên chỉ cần viết cỡ 40-63 dòng là ok. Với lại nghe cô địa tớ bảo, khi làm bài thi nên viết cách xa lề 1 tí, để khi rọc phách ko bị mất chữ. Và bạn tớ bảo tốt nhất nên viết bằng viết mực đen để ng` chấm thi dễ nhìn, tại giấy thi in bằng mực xanh dương mà. - Tớ thì thấy câu nào hay, hợp với giọng văn mình, và xem xem nội dung câu nói ấy có thg` sử dụng dc trong n~ bài nào thì mới chép vào 1 quyển vở, phân riêng phần chép thơ riêng, phần danh ngôn riêng ra. Thỉnh thoảng học hết 5 câu 1 chẳng hạn, rồi lâu lâu lại học tiếp, ôn lại n~ câu đã học. Học như vậy còn khỏe hơn học từ tiếng anh.

- Còn về dẫn chứng trong văn xuôi thì bó tay, nhất là "Ng` lái đò sông Đà". Tớ học rồi, từ hồi tết, nhg giờ quên hết sạch. Lại phải học lại. Trg khi đó bài VB, ĐN chưa ôn mà vẫn còn nhớ mang máng. Công nhận cái j` chuyển thành thơ hay nhạc thì dễ thuộc hơn so với văn xuôi thông thg`.

ế viết mực gì thì còn tuỳ , như nhiều ông thầy dậy đại học nói vs mấy đứa sinh viên bạn tớ bảo bài anh chị bài viết mực xanh ko mực xanh tôi không chấm __@ cha của quái ờ cách của jun được đó ---------@ phải học tập

bìa đất nước tớ phải học thuộc cả buổi trời đó -giờ vẫn nhớ mang máng

còn chuyện dán giấy nhớ nữa , gián ầm ầm mà có học thuộc được đâu cách 2 cái này thì được ,phải học tập

còn chuyện phịa thì cái này ai phịa được chớ m` không có khả năng , mình fia là người ta biết amateur ngay

phaodaibatkhaxampham said:

còn chuyện dán giấy nhớ nữa , gián ầm ầm mà có học thuộc được đâu cách 2 cái này thì được ,phải học tập

còn chuyện phịa thì cái này ai phịa được chớ m` không có khả năng , mình fia là người ta biết amateur ngay


Ừh, thì thế nên mỗi cây mỗi hoa mỗi người mỗi tính mà

Nói chung là cậu thấy cái gì hợp nhất thì làm, chứ vốn dĩ chẳng có cái gì là phương pháp chuẩn đâu, do mình hết Nhể? ;

phaodaibatkhaxampham said:

ế viết mực gì thì còn tuỳ , như nhiều ông thầy dậy đại học nói vs mấy đứa sinh viên bạn tớ bảo bài anh chị bài viết mực xanh ko mực xanh tôi không chấm __@ cha của quái ờ cách của jun được đó ---------@ phải học tập

bìa đất nước tớ phải học thuộc cả buổi trời đó -giờ vẫn nhớ mang máng


trời ông nào quái thế, nhg mình viết bằng mực đen thì ông chả lẽ gạch hết bài mình ah, lo gì, cứ viết ! Mà viết mực xanh có khi vừa có lợi vừa có hại. N` ng` nghĩ viết mực xanh, thầy cô chấm n`, đến bài mình đọc thấy mỏi mắt, thấy bài dài dài nên cứ cho điểm tôn tốt vào. Nhg cũng có hại khi chữ ai quá xấu, nhìn loạn hét cả lên, ko nắm bắt dc ý hs viết j`, thể là lại cho điểm kém. Tớ thấy bạn tớ nói đúng, cái j` cũng phải rõ ràng, nên thôi tớ chuyển qua làm bài bút đen cho chắc. Còn về bài ĐN, nghĩ lại mà buồn cười. Bài đó tớ học đến đoạn kể các danh thắng sự tích thì lại chẳng học dc con chữ nào nữa. Thôi kệ, vứt đó. Rồi đến khi học thêm, thu lại giọng đọc của thầy, về nhà nghe 2 lần, rồi quyết tâm học (nói thế nhg tớ cũng sợ thầy là chính, sợ thầy hoc thêm hơn cả thầy học chính). Giải quyết xong đoạn đó, đến đoạn sau (đoạn "Em ơi em hãy nhìn vào rất xa...") lại dễ thuộc, đoạn đó tớ thấy cũng hay hơn đoạn đầu vì cảm giác như câu thơ nó mượt hơn, giàu cảm xúc hơn, liên kết hơn, đoạn đầu đọc chẳng hiểu j` cả, huống chi học thuộc. Còn bài VB, tớ học cốt để lấy điểm cao. Lần đó, hỏi thăm tình hình bên lớp khác thầy dạy, thấy tụi bạn bảo chỉ cần đọc thuộc thơ với trả lời 1 câu hỏi nho nhỏ của thầy là ăn con 9 rồi. Thế là hí hửng về học, chia ra làm 2 ngày. Lần đó trả bài, có đứa còn dc 10, tớ chỉ dc 9.

Còn cách học các câu danh ngôn đó, đó là cách cô dạy văn lớp 9 tớ chỉ. Cô còn chỉ cách làm văn theo pp toán học nữa. Tớ khâm phục cô vô cùng. Hồi còn là hs, cô vốn là cây chuyên toán, ấy thế mà bc' vào trg`, cô lại là gv môn văn. Giờ thì cô rất thành công với môn văn và là trưởng bộ môn văn trg` tớ. Và cách học văn của cô cũng rất độc đáo

Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009

chuotnhatthuydungburatino said:

Anh Conu ơi! Sao trình độ của anh cao thế? Đến bao giờ em mới được như anh? Chỉ em bí quyết anh nhé!

Anh trình ko cao như em nghĩ đâu, nếu ko muốn nói là rất bình thường. Anh chỉ là cóp nhặt kinh nghiệm, kiến thức và biết sử dụng hợp lý thôi. E cứ chịu khó viết và đọc thêm thì nó sẽ dần thành của mình, ít nhất là đủ dùng.
@money: em nhầm về anh rồi, anh ko hề là mọt sách tí nào, nếu ko muốn nói là rất lười ) . Đọc cũng ko cần phải quá nhiều, cũng chả phải tìm những thứ cao siêu làm gì, chỉ cần tìm những quyển sách phù hợp với bản thân, và chịu khó nghĩ về nó 1 chút, hiệu quả hơn là ngồi trên 1 đống sách mà đọc hết cái này đến cái khác, rốt cục là chả đọng lại cái gì.

Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009

bây giờ đang học Ai đã đặt tên cho dòng sông thật chả thích bài này tí ti ông cụ nào ,đọc xong bài này đọc lại người lái đò sông đà của nguyễn tuân thấy đúng là một đẳng cấp khác.Không biết có ai cảm tưởng giống mình không . Nghĩ chương trình học văn của bọn mình thật chán học sông dà mà chẳng biết sông đà mặt mũi mô tê thế nào thì làm sao mà dễ học ,học như là nhai cơm sống chậc thi đại học xong quyết lên sông đà và sông hương xem có giống như miêu tả không . thử lên google tìm ảnh sông đà ,sông đà đẹp kinh khủng ---về học người lái đò sông đà thôi ^-^

//ngoisao.net/news/choi-blog/2008/08/3b9c5e7b/ thử xem ảnh khá được

Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009

phaodaibatkhaxampham said:

... học văn của bọn mình thật chán học sông dà mà chẳng biết sông đà mặt mũi mô tê thế nào thì làm sao mà dễ học ,
//ngoisao.net/news/choi-blog/2008/08/3b9c5e7b/ thử xem ảnh khá được

Ặc! Bạn nói thế thì...cứ học rừng Xà nu thì phải đến Tây Nguyên à? Thế cứ học Chiếc thuyền ngoài xa thì ta phải kinh qua cuộc sống gia đình bi kịch? Học Tôi yêu em thì phải biết yêu như vậy à??? Văn học giúp con người hiểu thêm những cái mình chưa biết.

Đừng chán bạn à, hãy tìm một cách nào đó để học tốt nó. Ko học đc bằng sự yêu thích thì cố học bằng lí trí (= phản văn học!)

Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009

phaodaibatkhaxampham said:

bây giờ đang học Ai đã đặt tên cho dòng sông thật chả thích bài này tí ti ông cụ nào ,đọc xong bài này đọc lại người lái đò sông đà của nguyễn tuân thấy đúng là một đẳng cấp khác.Không biết có ai cảm tưởng giống mình không .

Nhận xét của bạn rất đúng với bản chất của văn học. Nhưng... Mình thì thích Hoàng Phủ Ngọc Tường ở một tâm hồn đa cảm, lãng mạn nhưng cũng rất uyên bác, tài hoa.

Lại thích Nguyễn Tuân ở cách sử dụng ngôn ngữ vừa gân guốc, vừa trữ tình (chưa thấy ai như thế), và đương nhiên cũng rất tài hoa (mình nghiêng về mặt ngôn ngữ). Cái thú khi đọc Nguyễn Tuân - với mình- là ở đó.

hahaha thì mình đang nói về tuỳ bút mà , mình nghĩ nếu học tuỳ bút về sông đà mà biết được đến sông đà thì sẽ dễ cảm nhận hơn là ngồi trong nhà mà tưởng tượng ra sông đà .Mọi người nhỉ ? học tuỳ bút vs bút kí thích được một chút trải nghiệm của bản thân ............ còn Rừng xà nu ..........lại là thể loại khác rồi mỗi thể loại văn học đều có cách tiếp nhận khác nhau mỗi người học văn đều mang niềm yêu khác nhau , nói sao thì vấn muốn đến sông đà ^-^

CÒn Ai đã đặt tên cho dòng sông thì vẫn phải học thôi , biết đâu đọc riết lại thấy hay

OK! Mình cùng bàn thêm tí về lí luận văn học nhé! 1. Tất cả các văn bản trong SGK12 đều phải có giá trị văn học, vì nó nằm trong cuốn sách văn học!

2. Về bản chất, sông Đà và rừng Xà nu đều là hình tượng văn học. Mà hình tượng văn học thì đương nhiên đã mang màu sắc chủ quan của người sáng tạo ra nó.

3. Cho nên...

...Mình nghĩ nếu học tuỳ bút về sông đà mà biết được đến sông đà thì sẽ dễ cảm nhận hơn là ngồi trong nhà mà tưởng tượng ra sông đà .Mọi người nhỉ ??

Bạn sẽ thất vọng đấy!!! Đến sông Đà, chưa chắc, hoặc không bao giờ bạn tìm thấy điều bạn nghĩ, bạn tưởng tượng đâu! Bạn có nói: mỗi thể loại có cách tiếp cận khác nhau. Nhưng đến tận nơi, sờ tận tay day tận trán đâu có phải là cách tiếp cận văn học???

4.

....mỗi người học văn đều mang niềm yêu khác nhau

Mình đồng tình rồi. Nhưng cái gì cũng phải có nguyên tắc của nó.
Tự do tuyệt đối chính là tự do trong khuôn khổ. Đi thi cần phải thế đấy

okie 1Hình tượng v học mang màu sắc của người sáng tạo ra nó nhưng khi nó được con mắt của người đọc tiếp nhận thì chúng ta cũng sẽ trở thành những con người đồng sáng tạo .Đó chính là những cái tôi đồng điệu với nhà văn .Hình tượng văn học tự thân nó là của tác giả nhưng khi thoát li vào văn bản thì nó sống trong mỗi người với cái tôi chủ quan của người đó .Cúng như chúng ta đọc kiều của nguyễn du bao nhiêu đọc kiều thì sẽ có bấy nhiêu hình tượng nhân vật kiều vậy 2 bạn đã đến sông đà chưa mà nói vậy .Nguyễn tuan xúc động trước vể đẹp của sông đà mà viết nên tuỳ bút" người lái đò sông đà " với hình tượng con sông vừa hung bạo vừa mĩ lệ thì cớ gì mình không có một chút cảm nhận của nguyễn tuân kh đến đó , văn học bắt nguồn từ cuộc sống và trở về cuộc sống . 3nguyên tắc là những gì con người đặt ra .Chả lẽ cứ ôm một mớ giáo điều bắt con người phair thực hiện rồi bảo đó là nguyên tắc. 4 tự do tuyệt đối là tự do trong khuôn khổ --------@ câu này chỉ nên viết : khi đi thi thì tự do là trong khuôn khổ ^-^ , chứ thật ra tự do là tự do mà khuôn khổ là khuôn khổ chứ , hai khai niệm này hoàn toàn mâu thuẫn mà , không tin tra từ điển tiếng việt biết liền .Chả qua tụi học sinh mình đi thi an ủi nhau nên mới nói vậy D: 5 mà tranh cãi làm chi , mỗi người một chi hướng ha , bạn cứ ở nhà đọc tuỳ bút ,thi đại học xong mình sẽ vác ba lô lên tây bắc rồi đi huế một chuyến để xem s Hương sông đà mặt mũi thế nào ( ế quên phải biết đậu đại học mới được đi)

.Nếu được sẽ đem cảm xúc thực cuả mình rồi so sánh , chờ nhé

Nhận xét của bạn rất đúng với bản chất của văn học. Nhưng... Mình thì thích Hoàng Phủ Ngọc Tường ở một tâm hồn đa cảm, lãng mạn nhưng cũng rất uyên bác, tài hoa.

Lại thích Nguyễn Tuân ở cách sử dụng ngôn ngữ vừa gân guốc, vừa trữ tình (chưa thấy ai như thế), và đương nhiên cũng rất tài hoa (mình nghiêng về mặt ngôn ngữ). Cái thú khi đọc Nguyễn Tuân - với mình- là ở đó.

đúng hả !!! cảm nhận cá nhân thôi , may mà đúng ... Bạn thích hoàng phủ ngọc tường à ? giúp mình , mình không thích được, đọc thì công nhận ông ấy giỏi thật nhưng ....

Ps: không phải mọi tác phẩm nằm trong sách văn học đều có giá trị văn học đâu *^*

Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009

phaodaibatkhaxampham said:

đúng hả !!! cảm nhận cá nhân thôi , may mà đúng ...

Bạn thích hoàng phủ ngọc tường à ? giúp mình , mình không thích được, đọc thì công nhận ông ấy giỏi thật nhưng ....


Chính ra văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường dễ đi vào lòng người hơn bởi nó nhẹ nhàng, giàu chất thơ ( cái đoạn miêu tả sông Hương khi ở khúc thượng nguồn phóng khoáng như một cô gái digan man dại cũng hay đấy chứ )
Nhưng nói thật, tớ cũng học bài này chả thấy vào), đọc một tí, ngẫm một tí là lại lơ mơ bởi cảm giác ru ngủ của chất văn mwọt mà. Hic!

Hì, mình thì thích "NLĐSĐ" hơn. Đọc tp của ông, thật sự trí tưởng tượng của mình dc bay xa, nhất là phần ông tả gương mặt các mỏm đá trg lòng sông, vô cùng độc đáo. Công nhận khâm phục ông Ng~ Tuân thật. Có lẽ để có dc bài bút kí "Sông Đà' ko ít lần ông, có lẽ, đã ngồi trên chuyến đò của ng` lái đò ấy để có thể có dc n~ trang văn vô cùng sống động như thế, cảm giác như n~ trang văn đó đang dần nổi lên thành hình khối mà bc' ra đời thực như n~ thước phim vậy. Mà ông ko sợ lỡ con thuyền vượt thác sông Đà mà ông đang đi, chẳng may bị "tan xác" như chiếc bè vô tình dính vào xoáy nc' mà ông đã miêu tả trg chính tp của mình. Minh thì chắc sợ chết khiếp mặc dù cũng ưa mạo hiểm nhg sợ lắm, bắt mình viết 1 bài văn mà ngồi trên con thuyền vượt thác đó thì .... Còn đọc tp "AĐĐTCDS" của Hoàng Phú Ngọc Tường, có lẽ đv mình ko có hứng thú lắm. Mình cảm giác như đó là 1 bài thuyết minh về dòng sông Hương, mặc dù đây cũng là 1 bài kí. Giọng văn cứ đều đều. Chắc đó cũng là đặc điểm của dòng sông Hương - quê ông - mà t/g muốn truyền tải đến bạn đọc.

Uhm... nói chung là sợ nhất đề cho so sánh giữa 2 tp này. Chết luôn !

nhắc đến vẻ đẹp hai dòng sông này mình phục ông nguyễn tuân thật đấy trí tưởng tượng vô cùng phong phú học mấy cái dẫn chứng về hình ảnh con sông đà mang tính hung bạo mà học mãi mà ko có thuộc nhớ dẫn chứng còn về bài ai đã đặt tên cho dòng sông thấy cũng ổn thơ mộng quá khổ tạng người mình thích cái nhẹ nhàng thơ mộng chắc là thế nên cảm nhận về dòng sông hương tốt hơn sông đà mà với cả sông hương được đi mô kích hơi bị nhiều trên phim ảnh còn sông đà hem có thấy tị nào

=>bối rối khi ngồi học tác phẩm sông đà quá

Vì thế, NLXH là mảnh đất của cô đọng. súc tính, đánh trúng, hiểu đúng vấn đề! Dạng bài này văn vẻ ko cần quá văn hoa Sài Gòn, người ta toàn đếm ý . Cô giáo mình bảo, với các đề như vậy thấy ban Tự nhiên thường ăn điểm dễ hơn ban XH)[/I][/COLOR]


Câu này làm mình nghĩ phải chăng làm 1 bài văn NLXH cũng như viết 1 bài báo, làm sao phải truyền tải 1 dung lượng kiến thức vừa đủ đến ng` đọc mà ko quá cầu kì, dài dòng. Chà, coi ra văn NLXH lại thuộc về sự nhạy bén của mỗi ng` khi tiếp cận vs vấn đề, làm sao vừa nhanh, vừa nhạy lại vừa gọn. Khó đây :-? Chả biết trg số này có ai định thi báo chí ko nhỉ ?

Last edited by a moderator: 27 Tháng năm 2009

Câu này làm mình nghĩ phải chăng làm 1 bài văn NLXH cũng như viết 1 bài báo, làm sao phải truyền tải 1 dung lượng kiến thức vừa đủ đến ng` đọc mà ko quá cầu kì, dài dòng. Chà, coi ra văn NLXH lại thuộc về sự nhạy bén của mỗi ng` khi tiếp cận vs vấn đề, làm sao vừa nhanh, vừa nhạy lại vừa gọn. Khó đây :-? Chả biết trg số này có ai định thi báo chí ko nhỉ ?


Ừh chuẩn!
Tớ khoái báo chí đây này ( mỗi tội thi khoa Văn) ) )

Last edited by a moderator: 28 Tháng năm 2009

Page 4

Chà hay quá anh à ! Toàn những kinh nghiệm xương máu cả , đọc xong như cầm chắc một nữa chiến thắng

Anh trình ko cao như em nghĩ đâu, nếu ko muốn nói là rất bình thường. Anh chỉ là cóp nhặt kinh nghiệm, kiến thức và biết sử dụng hợp lý thôi. E cứ chịu khó viết và đọc thêm thì nó sẽ dần thành của mình, ít nhất là đủ dùng.
@money: em nhầm về anh rồi, anh ko hề là mọt sách tí nào, nếu ko muốn nói là rất lười ) . Đọc cũng ko cần phải quá nhiều, cũng chả phải tìm những thứ cao siêu làm gì, chỉ cần tìm những quyển sách phù hợp với bản thân, và chịu khó nghĩ về nó 1 chút, hiệu quả hơn là ngồi trên 1 đống sách mà đọc hết cái này đến cái khác, rốt cục là chả đọng lại cái gì.


>>>>Có một nguyên lí cơ bản là những điều người ta nói chưa chắc đã đúng với những điều người ta nghĩ ) ( chưa bao giờ em nghĩ anh mọt sách thật=)) )
Cứu em! sắp thi ĐH rồi mà cái gì cũng lơ tơ mơ, chủ quan văn quá toàn học Sử, Địa thôi, Giờ hỏi lại mấy tp chưa động gì cả, mà động vào là hứng thú tụt dần đều.
Chán thế!

Về SGK và cách ra đề thi, PGS.TS Phạm Thành Hưng nhận xét: Quả là chương trình dạy văn của phổ thông Việt Nam ta quá tải. Quá tải không phải ở số lượng tác gia, tác phẩm mà ở số lượng vấn đề. Văn đó là văn của các nhà nghiên cứu, phê bình, là kết quả nghiên cứu có khi cả đời của một học giả. Sách giáo khoa Văn nặng chịch tính kinh viện, và các cô tú, cậu tú chúng ta buộc phải tiêu thụ cho hết món quà có nồng độ đạm quá cao của các giáo sư đại học. Văn phổ thông, theo tôi, không cần học sâu đến thế. Sau phổ thông, học sinh có phải đi làm nghiên cứu, phê bình văn học đâu, mà các thầy soạn sách viết những điều sâu xa, tinh tế đến vậy. Vào đời, 95% học sinh phổ thông (cứ tạm xác định một tỷ lệ như vậy) sẽ chỉ xem văn chương như một niềm vui nho nhỏ, một thú tiêu khiển lúc chờ tầu thôi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ rằng văn của phổ thông ta biên soạn đang vô tình thủ tiêu dần cái thú học văn của tuổi trẻ. Cần mở rộng số lượng tác gia, tác phẩm trong và ngoài nước, động viên các em đọc và chọn lựa các tác giả, tác phẩm mình yêu thích. Quan trọng nhất là học sinh có trực tiếp đọc tác phẩm hay không. Hay học sinh chỉ học vẹt, đồ lại kết quả nghiên cứu của người soạn sách. Nhiều nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ đã cải tiến chương trình sách giáo khoa Văn cũ, đi theo hướng này. Tôi nghĩ, ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm đó. Nên mở rộng chương trình sang văn học cổ và các tinh hoa văn học nước ngoài. Bao nhiêu năm nay có đề thi nào vào đại học liên quan đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… đâu. Có thể ai đó giải thích là văn học cổ khó. Khó hay không là do thày, do quan niệm về bài thi, về kiến thức. Thuộc được hai chục câu Kiều tự chọn, tôi nghĩ, là quý lắm rồi. Đáng cho điểm tốt rồi. Khi ra đề thi, kể cả đề thi trong các học kỳ phổ thông lẫn thi tốt nghiệp và vào đại học, cần chú ý tới tính sáng tạo, tính tích cực trong cảm thụ của học sinh. Hiệu quả của việc học văn thể hiện rõ ngay ở bài thi đó. Học sinh sẽ hào hứng đến đâu khi không phải trình bày những tri thức mang tính áp đặt, có dịp thể hiện quan niệm, cách hiểu của mình. Dạy là định hướng, là gợi ý và đặt niềm tin ở các em.

>>>>Hura! Đọc cái này xong muốn cảm ơn thầy nhiệt tình

Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đối với nhiều thí sinh, việc ôn tập môn Văn vẫn là một thách thức lớn. Trên thực tế, kết quả thi môn Văn những năm qua cùng nhiều bài làm văn “độc đáo” được các thầy cô chấm bài “truyền khẩu” đã cho thấy những lúng túng và thiếu sót lớn của học sinh cả về kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn học này. PGS.TS Phạm Thành Hưng (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về cách dạy văn, học văn cũng như gợi ý một vài phương pháp học và thi môn Văn cho các thí sinh.
- Thưa thầy, môn Văn có phải là một môn học khó không? - PGS. TS. Phạm Thành Hưng (PGS. TS. PTH): Theo cách hiểu thông thường, “khó” ở đây là khó được điểm cao. Nếu quy ước với nhau như vậy thì hiện tại, học văn không khó, thậm chí là rất dễ đối với học sinh sáng dạ và có trí nhớ tốt. Vì sao nói vậy? Vì văn chương trong các sách giáo khoa phổ thông hiện nay đang được biên soạn, chế biến theo công nghệ của thời đại @: Mọi thứ đều có thể hóa thành công thức, thành “dữ liệu”, có thể học thuộc, cắt, dán. Rất nhiều học sinh có thể thuộc lầu mấy chục bài văn mẫu. Vào phòng thi đại học, nhận đề xong là có thể enter cho não nhả ra dăm bảy trang nhẹ nhàng, thày cô chấm bài buộc phải cho điểm cao vì không trật đáp án chút nào.

- Tại sao kỳ thi tuyển sinh năm nào cũng chứng kiến những bài văn “cười ra nước mắt” ?

- PGS. TS. PTH: Có thể hiểu tiếng cười ra nước mắt này theo hai nghĩa. Một là do tuyến lệ phải làm việc cưỡng bức từ cơ mặt. Hai là ra nước mắt vì cười chua chát, vì buồn. Những bài văn, câu văn ngộ nhĩnh, gây cười đó phản ánh chất lượng dạy và học văn đang giảm sút, đồng thời cũng bắt nguồn từ những lệch lạc, đôi khi rơi vào thô thiển trong quan niệm về văn chương. Thầy quan niệm chỉ lệch đi một ly thì ở bài văn, học trò làm sai đi một dặm. Tuy vậy, trong thực tế chấm bài, có trường hợp thí sinh không làm được bài, ngồi chờ cho hết 2 tiếng mới được ra khỏi phòng, không để thời gian chết, “nhàn cư vi bất thiện”, thí sinh đành ngồi viết lăng nhăng mua vui cho người chấm. Họ thành những anh hề bất đắc dĩ. Trên thực tế, khối lượng kiến thức của môn Văn trong 3 năm học cấp III là rất lớn và nhiều bạn học sinh còn “phàn nàn” là với chỉ một tác phẩm văn học thôi mà có quá nhiều loại đề thi xung quanh tác phẩm ấy, do đó, rất khó để “đối phó”? - PGS. TS. PTH: Tôi rất đồng cảm với tâm sự đó. Lời phàn nàn đó rất chính đáng, dễ cảm thông.

Vậy, phải "đối phó" thế nào với quá nhiều kiểu ra đề?

Tôi nghĩ, dễ đối phó thôi. Trước hết, các thầy cô chấm thi môn Văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia HN) hoàn toàn cảm thông được với cái khó của thí sinh hiện tại, vì vậy không cố chấp với các trường hợp khó xử, lúng túng của người làm bài. Quan trọng nhất là thí sinh có học thật không. Tựu trung lại thì cũng có 2 vấn đề cần nắm: tác giả viết về cái gì và viết thế nào, tức là 2 vấn đề: nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu có 5 kiểu đề ra thì cứ cố học kỹ lấy 2 kiểu cơ bản, khi gặp đề khác, ngẫm nghĩ, phát hiện ra yêu cầu riêng của đề, viết nghiêng đi theo yêu cầu ấy là được. Mỗi bài thi chỉ cần sử dụng khoảng 5 đến 10 từ khóa là đủ. Nếu có 5 bài văn mẫu cho 5 kiểu ra đề thì học lấy 2 bài cơ bản, sử dụng 5 từ khóa riêng cho mỗi đề còn lại là yên tâm chờ điểm cao. Hãy lập bản từ khóa để học cho nhanh, cho đỡ tốn thời gian. Khi chấm bài nhanh, các thầy hay quan sát sự xuất hiện của các từ khóa ấy. Thấy chúng biết ngay là thí sinh làm được bài rồi đây.

- Hiện nay, có rất nhiều loại sách giải các đề thi Văn, trong đó học sinh tha hồ được đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Vậy học Văn liệu có thể “học vẹt” được không? - PGS. TS. PTH: Như tôi đã trả lời ở trên, có thể "học vẹt" được. Có điều, riêng tôi chấm lâu nay, tôi nhớ, thuộc văn mẫu mà viết thì điểm tôi cho thường không đạt quá 7. Là vì tôi đã tìm được ngay những lỗi khác để trừ đi còn 7 là cao nhất.



- Vậy đâu là cách học và ôn thi đúng nhất cho môn Văn? Học Văn khác như thế nào với học môn Lịch sử, Địa lý hay Ngoại ngữ?
- PGS. TS. PTH: Học và ôn đều phải nắm chắc nội dung tác phẩm. Trước hết là phải thực sự đọc kỹ tác phẩm. Đọc lần đầu là đọc vô tư, không bị ràng buộc bởi những điều sách giáo khoa chỉ bảo. Đó là cách đọc không định kiến. Sau khi học, nghe giảng, đọc lại, kiểm nghiệm lại xem có đúng không, xem có thành điều tâm đắc của mình không. Tâm đắc thì quý quá. Còn nếu không, cố mà nhớ lấy vài điểm then chốt, những điểm không thể không nói đến khi gặp tác phẩm trong đề thi. Thứ nữa, là cần học và ôn trong hệ thống, đặt tác phẩm, tác giả trong tiến trình, giai đoạn. Như vậy sẽ dễ làm bài, vì khi bí thì có thể so sánh, liên hệ với các tác gia, tác phẩm cùng thời, cùng đề tài. Nhiều bài văn viết quá ngắn vì thí sinh chỉ khoan sâu vào tác phẩm nêu trong đề thi, nói về tác giả như một cây bút đơn độc và không tiếc lời ca ngợi nhà văn như một hiện tượng độc nhất vô nhị, quên mất các tác gia bên cạnh, trước đó và thời sau. Tôi không dám chắc cách học nào là đúng nhất, nhưng cách học như nói trên là cách học thích hợp trong tình hình dạy và thi bây giờ. Còn cái khác của học Văn với học 3 môn Sử, Địa, Ngoại ngữ, chung quy xuất phát từ đặc trưng của loại hình nghệ thuật đặc thù này. Trước khi là tư tưởng, là sự phản ánh đời sống, văn chương đích thị là nghệ thuật của trí tưởng tượng, nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy, cần học một cách chủ động, mạnh dạn khám phá cái hay cái đẹp của hình ảnh, ngôn từ, mạnh dạn thể hiện và khẳng định chủ kiến. Nhiều lúc chấm bài, tôi có cảm giác thí sinh đang trình bày kiến thức của mình trước một ông quan tòa văn học vô hình. Các em viết rất ngoan ngoãn, nơm nớp sợ sai lệch, vi phạm các điều khoản lâu nay được dạy trong sách giáo khoa. Học và làm bài theo kiểu ấy thì văn chương vô tình đắc tội.

( Còn nữa)

- Theo kinh nghiệm chấm bài nhiều năm của mình, thầy thấy một đề thi tuyển sinh đại học môn Văn thường có kết cấu và nội dung như thế nào? Khác nhau ra sao giữa đề thi môn Văn cho khối D và khối C? - PGS. TS. PTH: Câu hỏi này nên đặt cho các thầy giáo lâu nay được Bộ Giáo dục tin tưởng mời ra đề. Tôi chỉ thấy cấu trúc đơn giản là có mấy câu nhỏ hợp lại thành một đề. Trong số đó có câu rất dễ, tạo an toàn cho học sinh ít học. Giống như sợi dây bảo hiểm, ai làm câu đó cũng yên tâm có được chí ít là 2 điểm mà ra về. Câu đó cao nhất là được 2 điểm. Thang điểm của 2 câu tiếp theo là 3 và 5. Khác với câu đầu, 2 câu sau đòi hỏi tu từ, hành văn bài bản, chu đáo. Sự cảm thụ tác phẩm và tính sáng tạo nếu có của thí sinh là nằm ở hai câu này. Riêng sự khác nhau của đề thi văn khối D và C nếu có thì không đáng kể. Quan niệm của tôi là không nên ra khác, vì nó không có ý nghĩa gì về tuyển chọn và đào tạo cả.

- Thầy thấy các thí sinh thường mắc những lỗi cơ bản nào khi làm bài thi môn Văn?

- PGS. TS. PTH: Lỗi cơ bản nhất là lỗi diễn đạt, bao hàm 2 cấp độ: ngữ pháp và logic. Mất điểm đầu tiên là vì Văn bất thành cú, không có ý thức chấm câu. Sau đó là do viết luẩn quẩn mãi không thấy nổi lên được ý mình định nói.

- Để làm tốt một đề thi Văn thì ngoài việc nắm kiến thức tốt ra, học sinh cần phải có những kỹ năng làm bài như thế nào?

- PGS. TS. PTH: Kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng phân tích đề, nói nôm na là phải hiểu người ra đề đòi hỏi mình trả lời vấn đề gì. Có những câu hỏi được xây dựng rất kín đáo, đòi hỏi phải phân tích, ngẫm nghĩ chốc lát mới nhận ra thâm ý người ra đề. Có câu được trình bày thẳng thắn, chân phương như một lời kêu gọi: “Hãy phân tích và chứng minh…; Bạn hãy…; Anh hay chị hãy…”. Trong trường hợp đó phải gạch chân sớm những từ ngữ hạt nhân của đề, để bám chặt, không đi xa hạt nhân đó. Nếu làm dàn bài thì chỉ làm sơ lược, cố nhấn vào mấy từ khóa cho khỏi quên. Câu ít điểm viết ngắn, câu nhiều điểm viết dài. Chớ dại mà phóng bút quá lâu vào câu ít điểm. Với câu ít điểm thì ta ứng xử theo phương châm: hỏi gì nói nấy, không trả lời thừa. Nếu kỹ năng đồng nghĩa với”mẹo” thì tôi nói thêm thế này. Một là, không nên đầu tư công sức, thời gian làm bài vào 1 câu, dù là câu cao điểm nhất (5-7 chẳng hạn) trong đề thi. Dù ít dù nhiều cũng nên làm đủ mọi câu, kể cả câu ít điểm nhất (2 điểm chẳng hạn). Khi cộng cả ba câu vào mới thấy ra tấm ra món, ra điểm đẹp. Hai là, dân ta có quan niệm nét chữ nét người, dù ở thời đại computer, không viết đẹp được thì cố viết chữ, xuống dòng, trình bày bài cho sáng sủa, dễ đọc. Các thày chấm già đọc lâu, đeo kính viễn thường bị đau vành tai và nặng sống mũi.

- Cuối cùng, thầy có thêm lời khuyên gì về việc học và thi môn Văn cho các thí sinh thi đại học năm nay không?- PGS. TS. PTH: Tôi muốn khuyên hai điều: Một là, đừng xem các sách hướng dẫn và các bài văn mẫu như là mẫu chuẩn. Hãy học ôn theo kiểu cơ bản, tập trung vào sách giáo khoa và vào phòng thi thanh thản, tự tin như một độc giả sang trọng của văn học nước nhà. Hai là, có hàng trăm nẻo đường cho ta vào đời, dù vào học đại học hay không, văn chương vẫn làm cho đẹp thêm cuộc đời và giúp người ta sống đẹp.

- Xin cảm ơn thầy vì những gợi ý trên.

Conu ơi, câu 3 điểm năm nay là Nghị luận xã hội đấy. Mà tớ băn khoăn ko hiểu 600 từ được tính như thế nào? 600 chữ, 600 từ đơn hay 600 từ ghép? Nói tóm lại là viết khoảng bao nhiêu trang giấy thi là vừa đủ??? Bạn nào biết chỉ giùm mình với. Thanks nhiều:x

Nhận xét của bạn rất đúng với bản chất của văn học. Nhưng... Mình thì thích Hoàng Phủ Ngọc Tường ở một tâm hồn đa cảm, lãng mạn nhưng cũng rất uyên bác, tài hoa.

Lại thích Nguyễn Tuân ở cách sử dụng ngôn ngữ vừa gân guốc, vừa trữ tình (chưa thấy ai như thế), và đương nhiên cũng rất tài hoa (mình nghiêng về mặt ngôn ngữ). Cái thú khi đọc Nguyễn Tuân - với mình- là ở đó.

Bạn nhận xét rất hay và đúng, mình cũng nghĩ như bạn. Cách dùng từ của HPNT rất lãng mạn, còn Nguyễn Tuân thì rất ngông. Đọc 2 tp này mình thích nhất chỗ HPNT nói về SH man dại, còn đọc của Nguyễn Tuân thích nhất chỗ miêu tả sông Đà trữ tình. Ngớ ngẩn nhỉ. Ko biết có ai giồng mình ko?? )

- Tớ chả để ý mặt giấy lắm vì có bao giờ cầm giấy thi đâu, tớ ko biết dc 1 mặt nó có bao nhiêu dòng. Tớ cứ tính ra, mỗi dòng của tớ tb 10 chữ là viết vừa thoáng, nên chỉ cần viết cỡ 40-63 dòng là ok. Với lại nghe cô địa tớ bảo, khi làm bài thi nên viết cách xa lề 1 tí, để khi rọc phách ko bị mất chữ. Và bạn tớ bảo tốt nhất nên viết bằng viết mực đen để ng` chấm thi dễ nhìn, tại giấy thi in bằng mực xanh dương mà. - Tớ thì thấy câu nào hay, hợp với giọng văn mình, và xem xem nội dung câu nói ấy có thg` sử dụng dc trong n~ bài nào thì mới chép vào 1 quyển vở, phân riêng phần chép thơ riêng, phần danh ngôn riêng ra. Thỉnh thoảng học hết 5 câu 1 chẳng hạn, rồi lâu lâu lại học tiếp, ôn lại n~ câu đã học. Học như vậy còn khỏe hơn học từ tiếng anh.

- Còn về dẫn chứng trong văn xuôi thì bó tay, nhất là "Ng` lái đò sông Đà". Tớ học rồi, từ hồi tết, nhg giờ quên hết sạch. Lại phải học lại. Trg khi đó bài VB, ĐN chưa ôn mà vẫn còn nhớ mang máng. Công nhận cái j` chuyển thành thơ hay nhạc thì dễ thuộc hơn so với văn xuôi thông thg`.

^^ tớ thì lại đc truyền là viết bút xanh cho thoáng. Chả biết thế nào. Nhưng công nhận chữ tớ viết mực xanh đỡ xấu hơn. Hì

Có, em ạ, sẽ có phần riêng ở câu NLVH, nhưng ko được làm cả 2, mà thực tế ai rỗi hơi mà làm cả 2. ) Làm 1 câu cũng đủ chết rồi. Học ban nào làm đề ban đấy.

Đúng là chỉ được làm 1 câu. Nhưng thích làm câu nào cũng được. Câu nào thuộc hơn thì làm. Ko phân biệt ban đâu anh conu ạ.

Conu ơi, câu 3 điểm năm nay là Nghị luận xã hội đấy. Mà tớ băn khoăn ko hiểu 600 từ được tính như thế nào? 600 chữ, 600 từ đơn hay 600 từ ghép? Nói tóm lại là viết khoảng bao nhiêu trang giấy thi là vừa đủ??? Bạn nào biết chỉ giùm mình với. Thanks nhiều:x


Hợ! Ai quan tâm đơn hay ghép, 600 từ là 600 tiếng ấy!
Cậu cứ viết khoảng 1,5 trang giấy thi là ok
Chúc thành công

Sặc quá. Bộ nhà mình thật vui. Từ và tiếng khác nhau mà. Đúng là giết học sinh(. Mà tớ thấy cái cuộc thi viết về biển đảo Việt Nam í, trên trang web thì nói là viết 1200từ, còn lúc quảng cáo trên tivi, chú Quang Minh lại đọc là 1200 chữ. Đúng là ko hiểu thế nào. Còn viết 1 trang rưỡi thì có hơi ít ko bạn money_22????
Ah mà các bạn có bí kíp gì giúp làm tốt bài NLXH ko? Năm này chắc ít điểm cao vì bác này mất.

Sặc quá. Bộ nhà mình thật vui. Từ và tiếng khác nhau mà. Đúng là giết học sinh(. Mà tớ thấy cái cuộc thi viết về biển đảo Việt Nam í, trên trang web thì nói là viết 1200từ, còn lúc quảng cáo trên tivi, chú Quang Minh lại đọc là 1200 chữ. Đúng là ko hiểu thế nào. Còn viết 1 trang rưỡi thì có hơi ít ko bạn money_22????
Ah mà các bạn có bí kíp gì giúp làm tốt bài NLXH ko? Năm này chắc ít điểm cao vì bác này mất.


À, cô giáo tớ bảo nếu thấy thừa "sức khỏe" thì cứ thoải mái tuôn trào ngôn từ, mỗi tội điểm ko cao, thầy cô nào chấm bài trong tình trạng ****** cẩn thận có khi được 0/3 tròn trịa
Ít hay nhiều ko phải điều quan trọng, quan trọng là chúng ta nói được những gì, chạm và hiểu vấn đề đến đầu, NLXH tốt nhất đừng lan man, câu văn đơn gản, bình luận sắc, dẫn chứng tiêu biểu là ok rồi
Kinh nghiệm của tớ thì vào đề ngắn gọn, câu khái quát của thân bài tốt nhất nên tóm lược tư tưởng chính của bài viết, có một đoạn bình luận nhỏ, sau đó lấy từ 2-3, 4 dẫn chứng từ văn học và thực tế cuộc sống. Đảm bảo đủ ý, mà ko quá dài ( Lấy dẫn chứng tiêu biểu, bình luận thật ngắn).
Nên có phần mở rộng, đôi khi chỉ là 1 câu văn bình thật sắc sảo cũng đủ nâng cao tầm bài viết rồi Cái đó gọi là nghệ thuật câu điểm)
Chúc thành công

À, cô giáo tớ bảo nếu thấy thừa "sức khỏe" thì cứ thoải mái tuôn trào ngôn từ, mỗi tội điểm ko cao, thầy cô nào chấm bài trong tình trạng ****** cẩn thận có khi được 0/3 tròn trịa
Ít hay nhiều ko phải điều quan trọng, quan trọng là chúng ta nói được những gì, chạm và hiểu vấn đề đến đầu, NLXH tốt nhất đừng lan man, câu văn đơn gản, bình luận sắc, dẫn chứng tiêu biểu là ok rồi
Kinh nghiệm của tớ thì vào đề ngắn gọn, câu khái quát của thân bài tốt nhất nên tóm lược tư tưởng chính của bài viết, có một đoạn bình luận nhỏ, sau đó lấy từ 2-3, 4 dẫn chứng từ văn học và thực tế cuộc sống. Đảm bảo đủ ý, mà ko quá dài ( Lấy dẫn chứng tiêu biểu, bình luận thật ngắn).
Nên có phần mở rộng, đôi khi chỉ là 1 câu văn bình thật sắc sảo cũng đủ nâng cao tầm bài viết rồi Cái đó gọi là nghệ thuật câu điểm)
Chúc thành công

Uhm. Cũng có lí. Thanks bạn nha. À, giới thiệu cho các bạn sgk Ngữ văn 11, tập một, hình như là ngay tuần học đầu tiên có hướng dẫn viết bài NLXH. Các bạn nghía thử xem giúp ích j ko nhé

600 từ nhưng viết lên đến 800 cũng chả sao đâu Nhưng 800 tầm mấy mặt nhỉ Sao hok thích cho viết bao nhiêu viết bấy nhiêu đj , còn giới hạn :-S Bực mjn`

600 từ nhưng viết lên đến 800 cũng chả sao đâu Nhưng 800 tầm mấy mặt nhỉ Sao hok thích cho viết bao nhiêu viết bấy nhiêu đj , còn giới hạn :-S Bực mjn`


Chắc là chỉ độ 1,5- 2 mặt giấy thôi

( Giới hạn thế này chắc để hạn chế lạm phát, làm theo chủ trương thực hành tiết kiêm: giấy, mực, ngôn từ, time.... của Đảng và Nhà nước )


Chắc là chỉ độ 1,5- 2 mặt giấy thôi

( Giới hạn thế này chắc để hạn chế lạm phát, làm theo chủ trương thực hành tiết kiêm: giấy, mực, ngôn từ, time.... của Đảng và Nhà nước )


:-S Thi tốt nghiệp tớ viết 2 mặt rồi TUy hok phải dân chuyên văn vẻ gì nhưng thế là kiệm từ rồi Thi đại học mà viết 1,5 - 2 mặt thì tớ chết mất ( ít nhất phải 3 mặt chứ (

:-S Thi tốt nghiệp tớ viết 2 mặt rồi TUy hok phải dân chuyên văn vẻ gì nhưng thế là kiệm từ rồi Thi đại học mà viết 1,5 - 2 mặt thì tớ chết mất ( ít nhất phải 3 mặt chứ (


Ui, chữ cậu có to ko mà viết khỏe thế
Hôm thi tốt nghiệp tớ viết có đúng 1 mặt giấy thôi, hì

:-S Thi tốt nghiệp tớ viết 2 mặt rồi TUy hok phải dân chuyên văn vẻ gì nhưng thế là kiệm từ rồi Thi đại học mà viết 1,5 - 2 mặt thì tớ chết mất ( ít nhất phải 3 mặt chứ (


) Tớ thi tn chỉ viết có 1,2 mặt, cố kép lắm rồi, nhìn vào cái đề khô quá, chẳng thấy ý tưởng gì, mém lạc sang NL về vai trò của sách luôn, mặc dù đã lập ý trc'. Tớ nghĩ khi NL, số mặt giấy còn tuy fddeef bài & ý tưởng mình có về đề bài đó, nhg làm gì thì làm thì tớ nghĩ vẫn phải đảm bảo các yêu cầu đề bài & tham khảo kinh nghiệm viết của money_22 ở trên cũng hay đấy chứ

Page 5

Mọi người ui, cho tớ hỏi nhé: Nếu như trong bài làm của mình, có một số cụm từ muốn nhấn mạnh mà viết in hoa; hoặc trình bày theo kiểu cách đặc biệt - tức là một số chỗ trình bày như kiểu thơ tự do (mặc dù nó là bài văn): viết vài từ 1 dòng rồi xuống, cách lề các dòng khác nhau (thò ra thụt vào linh tinh ý) thì có sao ko? Có bị coi là đánh dấu bài ko? (đôi khi cảm xúc thăng hoa, rất thích viết kiểu này mà lại lo bị coi là đánh dấu bài thì toi!

Oài oài, mà nghị luận xã hội tìm dẫn chứng trong văn học và trong đời sống á? Cô tớ bảo phải có số liệu, mèn ơi, ai nhớ được mấy cái số liệu khô khan ấy cơ chứ! :| Hix! Cho một câu nói rồi bảo nêu ý kiến của mình là hay nhất. :X Đề Văn khối D chắc cũng ko đến nỗi khó nhằn đâu nhỉ! Lạy trời cho con tầm 6đ (hơn thì càng tốt) là con mãn nguyện rồi.....

Oài oài, mà nghị luận xã hội tìm dẫn chứng trong văn học và trong đời sống á? Cô tớ bảo phải có số liệu, mèn ơi, ai nhớ được mấy cái số liệu khô khan ấy cơ chứ! :| Hix! Cho một câu nói rồi bảo nêu ý kiến của mình là hay nhất. :X Đề Văn khối D chắc cũng ko đến nỗi khó nhằn đâu nhỉ! Lạy trời cho con tầm 6đ (hơn thì càng tốt) là con mãn nguyện rồi.....


thực ra hok cần thiết số liệu . Nếu có thì cũng chỉ nên ít vì đây là 1 bài nghị luận xã hội của 1 học sinh 18 tuổi chứ hok phải 1 bài báo mà cần liệt kê các số liệu , dẫn chứng . Quan trọng khi làm nghị luận xã hội là bạn phải biết nó thuộc dạng nghị luận nào để đưa ra cách lập luận cũng như các luận điểm , dẫn chứng hợp lí^^ Đề ban D hử ^^ Tớ đoán câu nghị luận hok dễ đâu >- càng khó thì khả năng đỗ càng cao ấy ah ^^

càng khó thì khả năng đỗ càng cao ấy ah ^^

Thế là sao nhỉ??? Tớ ko hỉu
Hix, với mình dạng nghị luận nào cũng như nhau cả; phân tích, c/m, bình giảng, bình luận hay giá trị nhân đạo gì gì đấy cũng na ná. Cái nào cũng phải phét (đấy là với mình thôi nhé! Mọi người đừng bức xúc! Tớ cũng yêu Văn nhưng tớ ko thích cái cách dạy và học Văn cũ kỹ của mình. Lắm lúc ko hiểu ngta lôi đâu ra những tầng nghĩa sâu vậy, chắc gì khi sáng tác tgiả đã có ý như vậy đâu nhỉ. :| Tại sao lại phải ca ngợi những điều mà mình ko cảm nhận được. Làm văn quan trọng là cảm xúc, mình ko cảm nhận đc thì những thứ viết ra cũng chỉ là sáo rỗng a dua theo văn mẫu thôi. Lắm lúc cảm xúc lắm nhưng vẫn phải tham khảo văn mẫu nữa mà...)

Mọi người ui, cho tớ hỏi nhé: Nếu như trong bài làm của mình, có một số cụm từ muốn nhấn mạnh mà viết in hoa; hoặc trình bày theo kiểu cách đặc biệt - tức là một số chỗ trình bày như kiểu thơ tự do (mặc dù nó là bài văn): viết vài từ 1 dòng rồi xuống, cách lề các dòng khác nhau (thò ra thụt vào linh tinh ý) thì có sao ko? Có bị coi là đánh dấu bài ko? (đôi khi cảm xúc thăng hoa, rất thích viết kiểu này mà lại lo bị coi là đánh dấu bài thì toi!


trời, cái này hơi nguy hiểm à nha, tốt nhất là ko nên làm điều gì "bất thg`" trong bài thi, để đó khi vào dc ĐH rồi thì muốn trình bày kiểu gì thì trình, càng dc khuyến khích, còn bài thi thì nên khiêm tốn, cốt là đủ & trúng ý, diễn đạt gãy gọn & cảm xúc chân thừnh là ok

Oài oài, mà nghị luận xã hội tìm dẫn chứng trong văn học và trong đời sống á? Cô tớ bảo phải có số liệu, mèn ơi, ai nhớ được mấy cái số liệu khô khan ấy cơ chứ! Hix! Cho một câu nói rồi bảo nêu ý kiến của mình là hay nhất. :X Đề Văn khối D chắc cũng ko đến nỗi khó nhằn đâu nhỉ! Lạy trời cho con tầm 6đ (hơn thì càng tốt) là con mãn nguyện rồi.....


cái này thì thầy tớ bảo ko cần dẫn số liệu cụ thể. Tuy văn NLXH nó khá giống với việc viết 1 bài báo, nhg vì nó có chữ "văn" nên ko cần phải trích dẫn số liệu khô khan. Nhg bạn vẫn có thể trích dẫn thơ ca hoặc câu danh ngôn có liên quan để tăng sức thuyết phục cho bài viết là được!

Hix, với mình dạng nghị luận nào cũng như nhau cả; phân tích, c/m, bình giảng, bình luận hay giá trị nhân đạo gì gì đấy cũng na ná. Cái nào cũng phải phét (đấy là với mình thôi nhé! Mọi người đừng bức xúc! Tớ cũng yêu Văn nhưng tớ ko thích cái cách dạy và học Văn cũ kỹ của mình. Lắm lúc ko hiểu ngta lôi đâu ra những tầng nghĩa sâu vậy, chắc gì khi sáng tác tgiả đã có ý như vậy đâu nhỉ. Tại sao lại phải ca ngợi những điều mà mình ko cảm nhận được. Làm văn quan trọng là cảm xúc, mình ko cảm nhận đc thì những thứ viết ra cũng chỉ là sáo rỗng a dua theo văn mẫu thôi. Lắm lúc cảm xúc lắm nhưng vẫn phải tham khảo văn mẫu nữa mà...)


Về việc này thì cậu có chung suy nghĩ với mình (& cũng có thể là với rất n` hs khác nữa). Nhg ở thời tụi mình bây giờ thì có lẽ đành ngậm ngùi thôi, hs mà, bé nhỏ thế đấy. Mà văn học là 1 môn khoa học mang t/c đinh tính, mà đã là định tính thì cần trải qua 1 thời gian dài để thẩm định giá trị của các tp để dc đưa vào ct học của 1 quốc gia. Nên khó tránh khỏi việc hs phải học n~ tp từ thời "cổ lai hy" & khó cảm nhận.

Tớ nghĩ sao nc' mình ko thể linh động như nc' Nhật nhỉ? (Quả thực từ bé tớ đã rất khâm phục & yêu quý nc' Nhật :-* Có thể nói Nhật là 1 cường quốc mà tớ thấy "yêu dc", khác với Mỹ & TQ) Cậu biết ko, bộ phim "Mùa tuyết tan" của Nhật dc làm trg suốt 21 năm. Ngay từ khi phát sóng lần đầu vào năm 1981 đã nhận dc số lượng ng` xem khá cao ở 1 đất nc' mà nhịp sống rất hối hả này & n~ năm sau đó con số đã tăng lên hơn gấp đôi, tạo ra 1 làn sóng, 1 hiện tượng trg xh Nhật đến tận bây giờ, thậm chí ng` ta còn viết "Ko 1 ai trên đất nc' Nhật mà ko biết đến Mùa tuyết tan". Quả thực phim rất hay. Đoàn làm phim đã khước từ xu thế làm phim theo kiểu "3 ngày 2 tập phim" khá phổ biến ở nc' Nhật lúc bấy giờ để quay trở lại với cách phim truyền thống. Đó thực sự là quyết định táo bạo & dũng cảm, & cả lòng quyết tâm nữa của đoàn làm phim. Và sự thành công của phim đã đến khi phim đoạt n` giải thưởng ngay trg suốt thời gian 21 năm công chiếu ấy, & quan trọng nhất là nó đã đi sâu vào công chúng. Tớ gọi đó là "phần thưởng cho lòng dũng cảm"! (ôi chao hâm mộ quá :-* :x :-* ) Chính sự ảnh hưởng tốt đẹp đến cộng đồng nên kich bản phim dc đưa vào ct giảng dạy khối thcs. Đặc biệt kịch bản tập phim năm 1987 đã dc trao Giải thưởng Văn chương Trẻ em Shogakukan. Chao ôi, cậu biết tập phim năm 1987 có nội dung gì ko? Đó là mối tình đầu của Jun (sao lại trùng tên hay thế nhỉ ) ) - nv nam chính - khi sắp tn cấp 2. Cái này chắc hẳn là 1 vấn đề nhạy cảm đv giáo dục nc' mình.

Nếu nc' ta có dc n~ bộ phim hay như thế mà dc đưa vào ct giảng văn thì hay biết mấy, sẽ tạo dc biết bao hứng thú cho hs nhỉ. Ko ít n~ hs ban A ko thích học văn nhg vẫn mê truyện Ng~ Nhật Ánh hay truyện nc' ngoài đấy thôi.

Last edited by a moderator: 30 Tháng sáu 2009

Thế là sao nhỉ??? Tớ ko hỉu
Hix, với mình dạng nghị luận nào cũng như nhau cả; phân tích, c/m, bình giảng, bình luận hay giá trị nhân đạo gì gì đấy cũng na ná. Cái nào cũng phải phét (đấy là với mình thôi nhé! Mọi người đừng bức xúc! Tớ cũng yêu Văn nhưng tớ ko thích cái cách dạy và học Văn cũ kỹ của mình. Lắm lúc ko hiểu ngta lôi đâu ra những tầng nghĩa sâu vậy, chắc gì khi sáng tác tgiả đã có ý như vậy đâu nhỉ. :| Tại sao lại phải ca ngợi những điều mà mình ko cảm nhận được. Làm văn quan trọng là cảm xúc, mình ko cảm nhận đc thì những thứ viết ra cũng chỉ là sáo rỗng a dua theo văn mẫu thôi. Lắm lúc cảm xúc lắm nhưng vẫn phải tham khảo văn mẫu nữa mà...)

chẹp ! theo tớ đề nghị luận càngkhó điểmcàng cao là vì chỉ có 1 bộ phận nhỏ học sinh Vn biết tư duy văn chương và có kiến thức xã hội tốt . Phần lớn là chỉ học vẹt và chả biết gì ngoài xã hội như kinh tế , chính trị , triết học .... Vì vậy nếu ra 1 đề như " tác dụng của việc đọc sách " thì ai cũng có thể làm dc tầm 2 đổ lên . Nhưng nếu cho 1 đề khó thì lại khác , chỉ có 1 số học sinh làm trúng , đúng , gọn

Nếu như mình làm 1 bài bt trên mặt bằng chung hok làm dc bao h cũng tốt hơn là làm bài tốt trên mặt bằng chung làm dc

À nghị luận xã hội đúng là có 1 số các biện pháp như cậu kể nhưng nhìn chung có thể chia làm 3 loại : đạo đức triết lý , hiện thực cuộc sống , và nghị luận có liên quan đến 1 tác phẩm văn học ^^

Oài oài, mà nghị luận xã hội tìm dẫn chứng trong văn học và trong đời sống á? Cô tớ bảo phải có số liệu, mèn ơi, ai nhớ được mấy cái số liệu khô khan ấy cơ chứ! :| Hix! Cho một câu nói rồi bảo nêu ý kiến của mình là hay nhất. :X Đề Văn khối D chắc cũng ko đến nỗi khó nhằn đâu nhỉ! Lạy trời cho con tầm 6đ (hơn thì càng tốt) là con mãn nguyện rồi.....


he he, số liệu thì cần nhưng không bắt buộc Nếu đưa mật độ dày đặc còn làm bài văn khô khan hơn ý
Theo tớ cậu lấy số liệu tương đối thôi, ví dụ đưa ra dưới dạng " có nhiều" " không ít trường hợp" " Hàng trăm " " hàng nghìn"...nói chung có cụ thể thì chưa chắc Giám khảo đã biếưt là nó có chính xác hay ko đâu)
Vì thế làm văn- kể cả là NLXH ko nên lo quá về số liệu làm gì, đó là sự khác nhau cơ bản giữa văn và các môn khác
Chúc thành công

chẹp ! theo tớ đề nghị luận càngkhó điểmcàng cao là vì chỉ có 1 bộ phận nhỏ học sinh Vn biết tư duy văn chương và có kiến thức xã hội tốt . Phần lớn là chỉ học vẹt và chả biết gì ngoài xã hội như kinh tế , chính trị , triết học .... Vì vậy nếu ra 1 đề như " tác dụng của việc đọc sách " thì ai cũng có thể làm dc tầm 2 đổ lên . Nhưng nếu cho 1 đề khó thì lại khác , chỉ có 1 số học sinh làm trúng , đúng , gọn

Nếu như mình làm 1 bài bt trên mặt bằng chung hok làm dc bao h cũng tốt hơn là làm bài tốt trên mặt bằng chung làm dc

À nghị luận xã hội đúng là có 1 số các biện pháp như cậu kể nhưng nhìn chung có thể chia làm 3 loại : đạo đức triết lý , hiện thực cuộc sống , và nghị luận có liên quan đến 1 tác phẩm văn học ^^


"đề nghị luận càng khó điểm càng cao "cái này thì tớ ko chắc, chủ yếu la fdo ng` viết. Như cậu nói đề NL tn vừa rồi có thể n` ng` dc 2d trở lên nhg tớ nghĩ chăc tớ chỉ dc 1d ( Chẳng hiểu sao tớ thích đề nào nó gợi mở tí, vẫn có n` luồng ý kiến tranh luận khác nhau về nó, đòi hỏi hs phải có chính kiến riêng & bảo vệ ý kiến của mình, thuyết phục ng` chấm ở 1 phương diện nào đó. Còn đv n~ đề theo lẽ "hiển nhiên phải thế" thì tớ chán lắm, thậm chí chẳng biết viết gì.

ừa ^^ tớ cũng thích những đề gợi mở , lạ như vậy sẽ viết có thể hay hơn . Nhưng nếu gặp phải 1 đề cũ mèm rồi thì vẫn phải cố gắng hết sức mà viết , tự có sự sáng tạo cho mình . Mỗi lần nản hok biết viết gì nghĩ đến việc đỗ đại học thì lại tự nhiên có chữ tuôn ra thôi ^^ cố lên ^^

Chúc tất cả chúng ta thi đỗ vào trường mình muốn nguyện vọng 1 ngay trong năm 2009 ( chúc thế mới đủ chứ ^^ )

Nếu như mình làm 1 bài bt trên mặt bằng chung hok làm dc bao h cũng tốt hơn là làm bài tốt trên mặt bằng chung làm dc

Hix, thế mà vô đề khó mà mình lại nằm trên mặt bằng chung nhỉ . Toi luôn! Nhưng chắc mình cũng ko đến nỗi (em tự sướng 1 tẹo ). Nhìn lên thật chẳng bằng ai nhưng nhìn xuống lại ko ai bằng mình . Tự tin cũng tốt đấy chứ
Đương nhiên một cái đề mở sẽ hay hơn rất nhiều so với đi theo cái khuôn mẫu cho trước. Mình thích ngta gợi gợi một chút ra đấy rồi để mình đi theo 1 con đường riêng ko giống ai cả. Ko biết Bộ năm nay có 'hiện đại' đc cái đề lên ko. Chứ cứ chấm mãi một kiểu - ngàn bài cùng 1 ý mà ko thấy chán hay sao???

Chà, Ngừơi lái đò sông Đà thấy học ko nổi phần hình tượng Người lái đò; còn hình tượng con sông thì mình thấy rất tuyệt. NTuân viết bài này công nhận đỉnh! Giọng văn và từ ngữ thật lạ mà đẹp vô cùng. Ai đã đặt tên cho dòng sông cũng hay nhưng còn chưa học mà hình như hơi khó nhớ (đọc mấy lần rồi mà có nhớ gì đâu! :|). Lại còn Vợ chồng APhủ, Rừng xà nu, Vợ nhặt nữa, chả thik mấy tphẩm này tẹo nào. Mà Đất nc với Việt Bắc nữa chứ, vào 2 bài này chắc chết quá! (

ai đã đặt tên...., vợ chồng AP thì nếu bạn học hok kịp cũng hok cần lo lắm vì nó đều thi năm ngoái ban D và thi tốt nghiệp rồi . Khả năng thi vào là rất ít . Nhưng vẫn nên xem qua vài cái cơ bản Mà còn vài ngày nữa là thi mà còn nhiều vậy thì bạn phải học nhanh lên mới kịp dc

ai đã đặt tên...., vợ chồng AP thì nếu bạn học hok kịp cũng hok cần lo lắm vì nó đều thi năm ngoái ban D và thi tốt nghiệp rồi . Khả năng thi vào là rất ít . Nhưng vẫn nên xem qua vài cái cơ bản Mà còn vài ngày nữa là thi mà còn nhiều vậy thì bạn phải học nhanh lên mới kịp dc

tèn tèn.hình tượng người lái đò sông đà thi tốt nghiệp lần 2 năm ngoái.ko bít năm nay có yhi ko? khôid có lẽ vào nguoi dàn bà hàng chài đó
đoán thê.ko bít có trúng ko?

chán quá năm nay mình quá mê chơi nên giờ thi đại học không có kết quar tốt bây giờ mình bắt đầu học liệu có kêt quả tốt không các bạn ui giúp mình với mình dang rất rối không biét làm gì hết cả

mình thì đang học dh rồi , tháng này mình định thi tại chức khối D . Mình muốn hỏi đề thi môn văn khối D có nhũng dạng nào và muốn thi tốt cần chuẩn bị những gì <ko tính mang tài liệu đâu nha > thank !

Lại 1 mùa xuân mới, cái cảm giác lâng lâng lại ùa về. Mùa xuân năm nay có phần đặc biệt hơn mọi năm vì đánh dấu thủ đô tròn 1000 năm tuổi. Ta vui cùng niềm vui hân hoan của cả nước đang hướng về trái tim mảnh đất hình chữ S. Bước trên mỗi nẻo đường Hà nội, dưới những cơn mưa phùn đầu xuân và cái rét rơi rớt của mùa đông, yêu thật nhiều không khí ấy, cảnh vật ấy... Trên tay là quyển số vẽ kí họa trong đợt thực tập cùng lớp, khắc ghi lại cảm nhận về nơi đã gắn bó với mình 20 năm nay trong từng nhát vẽ. Buồn khi thấy mẹ năm vừa rồi vất vả hơn, đôi mắt cũng mọng lên nhiều hơn, vậy mà mẹ mình 1 thời đã từng là hoa khôi trường thưở nào, còn bố mình thì vừa trải qua 1 trận ốm khủng khiếp, cái vẻ phong độ bị thay thế bằng sự còm cõi... Cầu cho năm nay mọi xui xẻo của năm cũ sẽ qua đi, và người thân của mình sẽ luôn khỏe mạnh, bình an. Một năm mới an lành cho tất cả mọi người. ______________________

Ui, post nhầm topic, mong mod chuyển sang tạp văn.

Theo mình thì ko cần thiết phải dài dòng khi học môn văn như thế đâu ? Trừ khi bạn muốn đạt điểm tuyệt đối ^^) Mình sẽ giới thiệu thử cách học của mình cho các bạn tham khảo !!! Thứ nhất trên lớp tập chung nghe giảng ! Chăm phat biểu thật nhiều ==> tự nhớ kiến thức về nhà khỏi học Thứ hai đọc thật nhiều sách chú ý cách lập luận, ngôn từ , cách diễn đạt của chúng Thứ ba nắm chắc cấu trúc viết văn cách triển khai ý chủ yếu là văn nghị luận !! Thứ tư là không có bất kỳ thành kiến gì về môn văn, phải yêu thick nó Thứ năm nếu có điều kiện làm nhiều các đề văn

Dám chắc ========> Khá trở lên . Chúc các bạn thành công

kết hợp : so sánh ,phân tích, bác bỏ có suy nghỉ gì về phương pháp học ngữ văn

toàn bày dại nhau hok ak, muốn làm văn hay trước hết phải hiểu vấn đề cần làm sau đó phân tích đi sâu và làm rõ. ok

Page 6

e mới học lớp 11 thui :") nhưng bon chen 1 tí! E cug~ học ban D mà :")
Theo e thì muốn học văn tốt thì cần nhất là yêu văn. Nói vậy chứ ty of e vs văn cug~ ko đc sâu sắc cho lắm e chỉ thik Thơ mới...nhất là of Hàn Mặc Tử và Xuân Diệu. Còn lại thì rất..bt :")
Văn có nhiều kĩ năng, nhiều cách hiểu. Nhưng ko tốn thời gian như mấy môn khác, đầu tư một chút thôi là đc ^^ e cug~ sắp thi rồi. Lo qa'

cam on ban. Minh that su hok biet vi sao len lop 11 lai hok thich hoc van nua. doc cac tac pham ti minh rat thich nhung suy nghi de viet va trinh bay suy nghi cua mjnh tj that la kho. xin ban giup toi lam sao de hoc tot mon van dj

Thứ nhất cấu trúc đề thi gồm 3 phần: Phần 1 thường hỏi về tác gia nào đó, hoặc nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm nào đó: Phần này cần làm ngắn gọn, đủ ý là được. Phần2 là nghị luận XH: Nên viết đề bài và các ý cần có ra trước ở nháp (không cần thiết phải làm 1 dàn bài cụ thể vì với nhiều bạn 1 dàn bài sẽ mất nhiều thời gian). Khi làm bài nên tách đoạn ra từng ý như ở nháp đã vạch ra. Phần này nên viết trong khoảng 2 mặt giấy là đủ.

Phần 3 là nghị luận văn học: Phần này quan trọng nhất nên phải tập trung dành cho nó khoảng 1/2 số thời gian làm bài. Đầu tiên đọc thật kĩ đề, viết lại đề ra nháp (mình nghĩ là cần thiết vì như mình khi làm bài ít chú ý đến đề mà chỉ chăm chăm đến tờ nháp vừa vạch ý, có vài lân như thế dù làm tốt nhưng lại lạc đề), sau đó vạch các ý ở bài mà bạn cho là cần thiết cho bài làm của mình, theo trình tự có sắp xếp, sau đó viết trực tiếp vào bài (tránh viết nháp cả bài văn vì có thê sẽ mất (hoặc không đủ) thời gian để chép lại.

Khi làm bài thi bạn nên có đồng hồ, chia khoảng cho từng câu theo từng mức điểm của nó, ví dụ như lphần 3 là phần quan trọng chiếm 50% số điểm cần dành cho nó 1/2 thời gian hoặc hơn để viết, phần đầu tiên khoảng 2 điểm nên dành cho nó một mức thời gian vừa phải, phần nghị luận XH cũng nên dành cho nó mức thời gian vừa phải (nhưng phải hơn phần 1) tránh để cảm xúc lân chiếm viết dong dài, rồi không đủ thời gian để làm phần cuối.

Trên là một số kinh nghiệm (góp nhặt) được của mình. Thân![/COLOR]

Last edited by a moderator: 4 Tháng tám 2010

Các bạn ơi mọi người biết ôn thi đh trong chương trình văn lớp 11 thì mình ôn từ bài nào ko? Help me với, mình định ôn nhưng ko bít bắt đầu từ đâu cả (

Bây giờ 12 mới hok văn, k0 bít hok cái j`...??? Thi khối D mà nhak hok Văn wa'... nguy hiểm thật. Ai jup' mjh` với...huhu.

Theo kinh nghiệm của bản thân, mình nghĩ nên học văn như "chơi" vậy. Nếu nghĩ văn khó học thì sẽ đúng là vậy thôi. Thế nên trước hết phải loại bỏ suy nghĩ "mình không học đc môn văn". Để ôn thi tốt môn văn các bạn nên tìm hiểu cấu trúc đề thi ( cái này mấy ng ở trên cũng đã nói rồi) rồi tìm tòi trên mạng hoặc các nguồn khác nhau những ý chính của một tác phẩm nào đó, mỗi ngày các bạn chỉ cần học một ít thôi, nhưng phải nhớ đc các ý quan trọng đó rồi lúc rảnh rỗi có thể tự ra đề cho mình, cứ nghĩ đề bài này sẽ có trong các kì thi và tự mình làm. Khi làm xong, các bạn có thể nhờ thầy cô xem, thiếu ý gì thì bổ sung vào. Lâu dần các bạn sẽ có thói quen tự sắp xếp ý khi gặp một đề bài văn nào đó và đỡ mất tg khi vào phòng thi

( Mạo muội chia sẻ kinh nghiệm )

Các bạn ơi mọi người biết ôn thi đh trong chương trình văn lớp 11 thì mình ôn từ bài nào ko? Help me với, mình định ôn nhưng ko bít bắt đầu từ đâu cả (

ôn thi đh trong chương trình ngữ văn 11 bạn chú ý mấy bài sau: 1. Khái quát văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến CM thág 8 năm 1945 2. Hai đứa trẻ 3. Chữ ng tử tù 4. Hạnh phúc của một tang gia 5. Chí phèo 6. Nam Cao 7. Vĩnh biệt cửu trùng đài 8. Vội Vàng 9. Xuân Diệu 10.Đây Thôn Vĩ Dạ 11. Tràng Giang 12. Chiều Tối 13. Từ ấy 14. Một thời đại trong thi ca

@-) Mình cũg đag học 11.

Last edited by a moderator: 6 Tháng một 2011

thanks

thanks very much about useful information.we all try to win a place an university

Bây giờ 12 mới hok văn, k0 bít hok cái j`...??? Thi khối D mà nhak hok Văn wa'... nguy hiểm thật. Ai jup' mjh` với...huhu.

muốn học giỏi không phải nói ngày 1 ngày 2 là được đâu bạn, bạn phải có sự kiên trì rèn luyện lâu dài, muốn học tốt văn bạn phải nhớ được nội dung các tác phẩm đã học.Tốt nhất là chú tâm nghe giảng trên lớp thì cũng nắm được sơ sơ tác phẩm, khi kiểm tra cũng biết đường chế, nhưng để hoàn chỉnh bài văn thì phải học thuộc lòng các ý nghĩa văn bản, giá trị hiện thực nhân đạo, nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm,.....để làm phần mở bài kết bài, nhưng tránh viết câu cụt câu què, nên chia từng đoạn làm, giữa mỗi đoạn phải có câu dẫn.Bao nhiêu thôi cũng được điểm trung bình đến khá.Mình kiểm tra toàn làm như vậy mà điểm vẫn cao. Còn văn nghi luận thì mình chỉ nhớ 2 công thức: xã hội: thì Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp. tư tưởng,đạo lí:giải thích, phân tích, bác bỏ, đánh giá .nhưng cũng tùy theo đề mà linh hoạt, bạn nên quan sát mỗi việc xung quanh hoặc viết nhật kí cũng giúp ích nhiều lắm(làm cho mình dồi dào cảm xúc) . Còn muốn thi khối D bạn nên vừa học bài mới lớp 12 vừa ôn bài cũ lớp 11.Bạn nên học chuyên về 1 thứ là thơ hoặc tác phẩm.

Theo kinh nghiệm học của mình.

6 cách học tốt môn ngữ văn Nhiều bạn cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn có thật sự đáng sợ như vậy không? Hãy biến mỗi tiết Văn trở thành những tiết học thú vị nhé! 1. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết: Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp teen chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình. 2. Khảo sát thực tế: Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Bạn Tú (lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám) bộc bạch kinh nghiệm: “Mỗi lần không có ý tưởng để làm bài, mình thường ra công viên gần nhà ngồi quan sát hoạt động của mọi người xung quanh. Thế là từ ngữ ở đâu cứ vào trong đầu mình í!” 3. Biến tiết học Văn trở nên thú vị: Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn. Học văn cũng không khó lắm đâu. (Ảnh minh họa) 4. Soạn bài trước ở nhà: Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó. 5. Nghỉ ngơi: Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp teen nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấn môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa. 6) Nghe thầy cô giảng: Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp teen chúng mình học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm “power” để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Nam (lớp 10 trường GV) tâm sự: “Nhớ năm trước lớp mình không thích nghe cô giảng bài nên thường làm chuyện riêng trong lớp. Thế là cô nản chẳng muốn dạy, kết quả môn văn học kì 1 chẳng có bạn nào được điểm cao. Đến học kì 2 thì đứa nào đứa nấy cuống cuồng đi tìm cổ để xin lỗi và nghiêm túc nghe giảng trong lớp. Cuối cùng tốt nghiệp đứa nào cũng điểm môn Văn cao”.

Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối với những teen sợ nó. Môn Văn giúp cho teen chúng mình có chút lãng mạn, chút ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí tượng tưởng. Các bạn đã thấy Văn cực dễ chưa?

Mình thấy trước đây mình soạn bài chỉ để cô giáo kiểm tra là đã soạn, không quan tâm là kiến thức bài soạn ấy có júp j` cho mình ko. Cứ mở sách học tốt và chépppppppp.... Giờ lại thấy lãng phí quãng thời gian qua. NẾu lúc trước mình học văn nghiêm túc hơn thì giờ k phải khổ sở thế này. Biết bao kiến thức phải nhớ.

Từ hè này phải cày thôi. Có người nói văn chỉ đọc chứ ko cần học, giờ thì mình thấy sai hết rùi. Văn cũng như những môn học khác cần sự nghiêm túc trong học tập. Năm sau thi đại học rùi. Cố lên nào

văn có hay hay ko là phụ thuộc nhiều và tâm hồn của người viết
suy nghĩ của ng viết cũg wan trọng ko kém khi viết 1 bài văn

cách 1 đúng đấy... rèn luyện thói quen đọc sách truyện, tiểu thuyết,truyện ngắn, báo chí rất tốt cho văn ........ nhìn thế thôi chứ sau mỗi lần đọc vốn từ ngữ phong phú kia lại nằm trong đầu mình và chỉ chờ những lúc viết văn là nó tuôn ra một cách khoa học ( với cá nhân mềnh là mềnh thấy thế ) )

viết văn được điểm cao trc hết chữ phải nắn nót, sạch và đẹp./văn viết không cần dài loằng ngoằng mà phải đủ ý. thêm nữa là đừng viết sai chính tả. thế là ok lắm rồi đó!!

hi mình cũng học khối c nhưng nếu nói viết văn chỉ cần sạch và đúng chính tả như một số bạn nghĩ mà nội dung không đúng thì cũng trả giải quyết được gì
nói chung hoc môn gì khối gì cũng thế ta phải hiểu và ít nhất cũng phải hiểu được bản chất của nó

các bạn cho mình hỏi về câu 1 khi làm bài ta nên viết như phân tích là có mở bài thân bài và kết bài hay là gạch đầu dòng hay như thế nào ?

theo toi nghi ban nen phan tich co mo bai, than bai, ket luan.nhung noi chung la so qua phan mo bai va ket bai thoi,viet vao trong tam chinh ma dau bai yeu cau thi tot hon day

Câu 1 cũng phải có phần dẫn dắt - giả quyết và kết thúc vấn đề, nhưng nên làm với dung lượng và thời gian hợp lí với mức độ 2 điểm Chán quá ^^

Lâu nay mình học văn sơ sơ, giờ đụng đâu cũng thấy thứ cần học, hichic (

Thi TN thì làm bài "tốt" khỏi chê >"<

Video liên quan

Chủ đề