100 công ty nông nghiệp hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

Sáng ngày 6/6, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài – Invest Global tổ chức Tọa đàm Đầu tư Công nghiệp điện tử tại Việt Nam. 

Tham dự buổi tọa đàm có ông Đào Quang Bính, Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Kinh Tế Việt Nam – VnEconomy; ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Các Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài và đại diện các doanh nghiệp điện tử của Ấn Độ, Việt Nam.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Đào Quang Bính - Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Kinh Tế Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cả về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, thị trường với gần 100 triệu dân, nguồn tài nguyên cho sản xuất điện tử, các chính sách ưu đãi… Vì vậy, Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp điện tử lớn trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp của Ấn Độ.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng trưởng bình quân 23,8%, nhờ đó đã đưa Việt Nam từ trí vị 47 năm 2001 lên vị trí 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử với kim ngạch 44,6 tỷ USD trong năm 2020.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam đạt 50,82 tỷ USD, tăng 14,03% so với năm 2020 và chiếm trên 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển khi nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động cùng các tiềm năng to lớn như thị trường tiêu thụ lớn với dân số gần 100 triệu người, sở hữu nguồn lao động dồi dào và nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử.

Việt Nam cũng đang nổi lên với vai trò như một trung tâm sản xuất mới, trong chuỗi cung ứng toàn cầu.  Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang quy tụ hàng loạt tập đoàn lớn hàng thế giới về điện tử, công nghệ như: Samsung, Intel, LG, Foxconn…

Về thị trường điện tử Ấn Độ, theo số liệu từ Công ty nghiên cứu kinh doanh Business, quốc gia này đang đặt mục tiêu lớn về sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới với 40% giá trị gia tăng sẽ đạt được trong 10 năm tới.

Tỷ trọng giá trị hiện tại của Ấn Độ trong điện tử tiêu dùng toàn cầu là 3,5%. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến của nền kinh tế Ấn Độ, đóng góp của ngành điện tử máy tính tại Ấn Độ đối với ngành điện tử máy tính toàn cầu về mặt giá trị có khả năng tăng gấp đôi lên 7% vào năm 2026. 

Ông Vivek Khanna Chủ tịch Tập đoàn INDIC IMS ELECTRONICS – một Tập đoàn điện tử có quy mô lớn của Ấn Độ khẳng định, Ấn Độ đang tận dụng những sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc để bứt tốc.

Ông Khanna cũng đưa ra nhận định, Việt Nam đang nắm giữ những lợi thế rất lớn để công nghiệp điện tử có thể phát triển. Việc doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam bắt tay hợp tác sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh rất lớn bởi cả hai quốc gia sở hữu nguồn lực có chuyên môn, tay nghề cao. 

Ngay sau buổi tọa đàm, đại diện Tập đoàn INDIC IMS ELECTRONICS và đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Smarttech Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ đầu tiên, các doanh nghiệp tin tưởng, đây sẽ là bước chạy đà thuận lợi để tiến tới mở rộng hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai gần.

3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn.

Thế nhưng trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay. Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng, đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn, gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn duy trì từ đầu đến cuối tháng. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ loại 5% tấm luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.

Trong báo cáo đầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn. Báo cáo tháng 6, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17 triệu tấn, tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020 và cao hơn gần 3 lần quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được hỗ trợ bởi được mùa, giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn.

Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA). Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).

Thế nhưng từ tháng 4, hải quan TP.HCM phát hiện một số lô hàng nhập khẩu với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 – Cục Hải quan TP.HCM). Dù C/O ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thể hiện… như hàng Việt Nam. Lực lượng hải quan sau đó phạt vi phạm hành chính và phối hợp với cơ quan khác để xác minh làm rõ hành vi vi phạm (nếu có). Vụ việc này dấy lên nghi vấn gian lận xuất xứ với mặt hàng gạo, như đã xảy ra với nhiều hàng hóa khác.

Nhập nhiều nhưng tìm mua thì không dễ

Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông, châu Âu, cho hay trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, nhiều đơn vị nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về để bán trong nước và xuất khẩu tăng vọt.

“Gạo Ấn nhập về Việt Nam trong mấy tháng trước nhiều lắm, nhiều người bảo tiêu thụ trong nước, nhưng cứ thử vào siêu thị hay đến các quầy hàng gạo hỏi xem mua gạo Ấn Độ có không. Trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam toàn gạo Việt, ST24, ST25, gạo giống Đài, giống Thái, giống Nhật, giống Campuchia, hoặc nhập từ Thái, Nhật, Campuchia… chứ không hề thấy gạo Ấn. Như vậy, có thể hiểu gạo Ấn được trà trộn gắn nhãn mác gạo Việt để bán vì đã có hàng trăm ngàn tấn được nhập khẩu chỉ trong 3 tháng. Một số tạm nhập tái xuất, nhưng xuất đi hay không thì thật sự không rõ. Trong thời gian qua, có một số lô bị hải quan kiểm tra phát hiện gạo từ Ấn về mà trên bao bì ghi gạo được sản xuất từ Việt Nam, đã giữ lại để xử lý. Thông tin này đang gây hại cho thương hiệu gạo Việt. Trong tháng 4, đã có khách hàng từ Trung Đông phản ánh với chúng tôi rằng, họ mua gạo từ Việt Nam có chất lượng y chang gạo giá rẻ của Ấn trước đây”, ông Có nhấn mạnh và cho rằng, gạo Ấn Độ các đơn vị nhập năm nay là từ mùa 2019-2020, cất trong kho gần 2 năm rồi, nên phẩm cấp thấp. Đa số nhà nhập khẩu bảo nhập để bán cho các nhà máy sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bún, bánh… Sử dụng các loại gạo này thì chất lượng sản phẩm không thể cao được, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Từ tháng 5 đến nay, gạo nhập từ Ấn Độ về giảm do nguồn cung trong nước tăng. Còn hàng tạm nhập tái xuất cũng khó “có cửa” do cước vận tải biển từ Ấn Độ và Việt Nam tăng vọt sau khi Ấn Độ bùng phát dịch bệnh liên tục mấy tháng qua. “Hiện giá gạo trắng Ấn Độ và gạo Việt Nam chênh nhau khoảng 80 – 100 USD/tấn. Trong quý 2 lượng gạo nhập từ Ấn giảm hắn và quý 3 chắc chắn sẽ giảm nữa. Qua đây cho thấy, quản lý xuất nhập khẩu gạo cần phải siết chặt, chỉ cần một lô hàng bị giả, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành”, ông Có nói.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, nhà nước nên có biện pháp giám sát chất lượng và lượng gạo nhập về từ Ấn Độ thế nào, kinh doanh mua bán ra sao. Đặc biệt, với doanh nghiệp nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ như bao bì đã gắn sẵn mác được sản xuất tại Việt Nam phải rút giấy phép kinh doanh để ngăn chặn hành vi phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.