100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022

Ngày 09/03/2022, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022.

Bảng xếp hạng FAST500 đã bước sang năm thứ 12 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.

Danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng FAST500 năm 2022:

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Bảng xếp hạng FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 03/2022

Cũng trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng FAST500 năm 2022, Vietnam Report cũng tiến hành khảo sát các doanh nghiệp nhằm phác họa bức tranh tăng trưởng toàn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam, những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm qua và những định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Giai đoạn 2017-2020: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các Doanh nghiệp FAST500 có phần chững lại do chịu tác động của đại dịch

Hình 1: CAGR trung bình theo khu vực kinh tế của BXH FAST500

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Thống kê từ Bảng xếp hạng FAST500 từ năm 2019 đến nay, thực hiện bởi Vietnam Report

Trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đạt 22,5%. Cụ thể, xét theo khu vực kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có CAGR trung bình đạt 24,1%; khu vực tư nhân đạt 23,2% và khu vực Nhà nước đạt 16,6%. Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp FAST500 thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó. Một điều đáng chú ý trong Bảng xếp hạng năm nay là khu vực FDI vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định và vươn lên chiếm vị thế dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình, mặc dù số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 6% trong bảng.

Sơ bộ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp FAST500 trong năm 2021

Hình 2: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp FAST500 năm 2022

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Thống kê từ Bảng xếp hạng FAST500 năm 2022, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Số liệu thống kê từ Bảng xếp hạng FAST500 năm nay của 186 doanh nghiệp trả lời khảo sát và doanh nghiệp niêm yết cho thấy có 75,8% số doanh nghiệp vẫn giữ vững được đà tăng trưởng về doanh thu trong năm 2021 và chỉ có 23,7% số doanh nghiệp cho biết doanh thu của họ bị giảm đi so với năm 2020. Cùng với đó, có 72,6% số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng lên so với năm trước và gần 1/3 trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 75%. Từ đồ thị, dễ dàng quan sát thấy đa phần các doanh nghiệp có mật độ tập trung cao ở phần tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế. Khu vực có kích thước lớn nhất thể hiện các doanh nghiệp FAST500 đánh giá mức doanh thu và lợi nhuận năm 2021 tăng dưới 50% so với năm trước đó, chiếm 40,3% tổng số doanh nghiệp. Ngoài ra, 14% tổng số doanh nghiệp ghi nhận sự giảm sút về cả hai chỉ tiêu của năm 2021 so với năm 2020.

Triển khai tốt công tác điều hành là chìa khóa tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500

Hình 3: Những yếu tố đóng góp vào tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Triển khai tốt công tác điều hành, đặc biệt trong việc kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó với dịch là yếu tố dẫn đầu đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp FAST500 theo đánh giá của 100% số doanh nghiệp. Kế đến, với lợi thế sẵn có đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao đã góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp trong năm vừa qua với lựa chọn của 86,5% số doanh nghiệp trả lời khảo sát. Yếu tố thứ ba đóng góp cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500 - chiếm 73,0% - đó là việc doanh nghiệp đã tập trung khai thác và phát triển thị trường hiện có. Và song song với đó, 54,1% số doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng nhờ vào việc phát triển các dòng sản phẩm mới và ứng dụng thành công chuyển đổi số trong quản lý và vận hành.

Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy, so với thời điểm năm 2020 khi mà dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện và các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn đó thì năm 2021, các doanh nghiệp đã chủ động hơn với các biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt và phù hợp để dần thích nghi với bối cảnh mới. Song song với đó, các doanh nghiệp FAST500 vẫn tiếp tục duy trì các chiến lược kinh doanh cốt lõi trong nhiều năm qua, đó là phát triển thị trường hiện có, phát triển các dòng sản phẩm mới và khai phá phân khúc thị trường tiềm năng.

Bước sang năm thứ ba kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số đã được xem như sự lựa chọn mang tính thời sự, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp chứ không còn thời gian để “dè dặt” thử nghiệm. Qua đó, các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, tồn tại và thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh chưa biết đến khi nào mới kết thúc. Một trong những minh chứng rõ nét nhất là sự bùng nổ của các kênh thương mại điện tử trên các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki... trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, khi Việt Nam chuyển đổi quan điểm trong phòng chống dịch thì chuyển đổi số càng trở thành điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp để có thể quản lý và vận hành công việc một cách trôi chảy, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí hoạt động.

Một điểm đáng lưu ý từ kết quả khảo sát, đó là tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về các yếu tố liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh đóng góp cho tăng trưởng là rất thấp. Điều này cho thấy nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh dường như bị chững lại và ít được quan tâm hơn kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Nguyên nhân khách quan là do các cơ quan quản lý Nhà nước chú trọng nhiều hơn tới phòng chống dịch và thực hiện các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Vì thế những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại, khiến điểm số cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, chỉ số phát triển bền vững và chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của nước ta bị giảm xuống trong hai năm trở lại đây. Bước sang năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp đang đặt kỳ vọng vào Nghị quyết 02/2022 của Chính phủ về thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, để các doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn.

Tình hình dịch bệnh khó lường vẫn là nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp FAST500 năm nay

Hình 4: Những khó khăn của các doanh nghiệp FAST500 năm 2021 và 2022

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường dẫn đến hoạt động SXKD bị gián đoạn do các quy định về giãn cách (94,6%); Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao (75,7%); Nhu cầu thị trường biến động (70,3%); Gián đoạn chuỗi cung ứng (62,2%); Các vấn đề về nhân sự: Tuyển dụng và giữ chân nhân sự, tiền lương, bảo hiểm,… (38,7%); Bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới (37,8%) là sáu thách thức và rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp FAST500 trong năm vừa qua.

Cũng theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2021 tiếp tục được coi là những thách thức tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm 2022, đó là: Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng và sự biến đổi của thị trường năng lượng (78,4%); Thiên tai, tác động khó lường của Omicron và các dịch bệnh khác (78,4%); Chi phí nhân công tăng và khó tuyển dụng được nhân tài phù hợp với yêu cầu lao động của doanh nghiệp (59,5%) và Khả năng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường do “ách tắc” của chuỗi cung ứng (54,1%).

Triển vọng và cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm 2022

Hình 5: Triển vọng tăng trưởng doanh thu năm 2022 của các doanh nghiệp FAST500

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Trong ba làn sóng dịch đầu tiên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tương đối thành công trong việc khống chế dịch với mục tiêu “Zero COVID”. Những biện pháp “đe bờ, đắp đập” chặt chẽ đã góp phần giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% năm 2020, dù con số này là thấp nhưng vẫn được coi là “ngôi sao” trong bối cảnh suy thoái nặng nề của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đã chưa ứng xử “đúng và trúng” ngay từ giai đoạn đầu của làn sóng dịch thứ tư dẫn đến tình thế đảo chiều. Thêm vào đó, chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt diễn ra trong thời gian quá dài, cùng sự phối hợp thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các địa phương càng gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Với sự chuyển hướng chiến lược sang “sống chung an toàn với dịch” mà kết thúc năm 2021, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 2,58%. Riêng trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021. Như vậy chỉ sau hơn hai tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021 đã khởi sắc rõ nét.

Dưới góc độ vĩ mô, tin tích cực là dự báo kinh tế thế giới năm 2022 vẫn tiếp tục đà phục hồi, tuy nhiên tốc độ sẽ giảm đi phần nào, do một số quốc gia sẽ thu hẹp dần các chính sách hỗ trợ và mức độ nới lỏng tiền tệ. Tại Việt Nam, dưới tác động của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự báo tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6 - 6,5% năm 2022. Đây là mức tăng không quá cao nhưng cũng có thể coi là một điểm khởi đầu tốt, tạo đà cho bước tiến tiếp theo của kinh tế Việt Nam. Chương trình có thời gian đủ dài (2022 – 2023), quy mô đủ lớn và diện hỗ trợ đủ rộng (phòng chống dịch và nâng cao năng lực y tế; hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển hạ tầng). Chương trình tính đến cả cải cách thể chế, những rủi ro có thể phát sinh (tăng thâm hụt ngân sách, nợ công, lạm phát, nguy cơ dòng tiền lệch hướng,…) nhằm thực thi được thật sự hiệu quả, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Với độ bao phủ vắc xin đứng trong top cao nhất thế giới, dưới góc nhìn của các doanh nghiệp FAST500, hầu hết đều cho rằng triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 là khá tích cực. Cụ thể, có 83,3% doanh nghiệp đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 tại thị trường trong nước. Do vậy, khi được hỏi về kế hoạch dự kiến trong năm nay, có đến 89,2% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh và 10,8% doanh nghiệp sẽ giữ nguyên quy mô kinh doanh hiện tại.

Hình 6: Top 6 cơ hội đóng góp cho sự tăng trưởng năm 2022 của các doanh nghiệp FAST500

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Bên cạnh những khó khăn có thể phải đối mặt, các doanh nghiệp vẫn nhận thấy những cơ hội đóng góp cho sự tăng trưởng trong năm 2022. Theo đánh giá của 86,5% số doanh nghiệp FAST500, Xu hướng sống chung với đại dịch đưa nền kinh tế trở lại trạng thái “bình thường mới”. Điều này đồng nghĩa với nền kinh tế được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dần được khôi phục như thời điểm trước đại dịch. Cùng với đó, 86,5% số doanh nghiệp khẳng định họ nắm giữ Đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao. 67,6% số doanh nghiệp tự tin với lợi thế cạnh tranh của mình khi có mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng và có sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Và cùng nhận được sự lựa chọn của 62,2% số doanh nghiệp, Xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và toàn diện và Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty rõ ràng, nắm bắt được xu hướng thị trường cũng được coi là hai cơ hội đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm nay.

Hình 7: Top 6 ưu tiên về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Nhìn chung, các doanh nghiệp FAST500 nhận định rằng sẽ tập trung vào 6 ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này, đó là: Tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự (91,9%); Xúc tiến bán hàng (83,8%); Ứng dụng chuyển đổi số trong SXKD (67,6%); Đảm bảo việc làm, tiền lương và quyền lợi cho nhân viên (56,8%); Tăng cường hệ thống quản trị rủi ro (48,6%); Tăng cường hợp tác đầu tư (37,8%).

Tăng cường hệ thống quản trị rủi ro vẫn là chiến lược được các doanh nghiệp FAST500 thực hiện trong năm nay nhưng không còn là ưu tiên hàng đầu như thời điểm cách đây một năm. Thay vào đó, tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự là chiến lược đầu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng thực hiện theo lựa chọn của 91,9% số doanh nghiệp. Một điểm nổi bật trong Top chiến lược ưu tiên năm nay là việc ứng dụng chuyển đổi số đã vươn lên vị trí thứ ba trong top chiến lược năm nay của doanh nghiệp.

Công nghệ kỹ thuật số đang được tích hợp ngày càng nhiều vào trong tất cả các lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã làm thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình tổ chức hoạt động, phương thức tiếp cận thị trường, cung cấp giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng sự hài lòng từ phía khách hàng thông qua việc phân tích dữ liệu lớn (big data) để hiểu rõ hơn thói quen tiêu dùng, khám phá các nhu cầu tiềm ẩn và từ đó cung ứng đa dạng các loại hình sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu mua sắm.

Ngoài việc tối đa hóa các nguồn lực trong quá trình vận hành doanh nghiệp, tự động hóa còn cho phép nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào nhưng lại gia tăng sản lượng đầu ra, từ đó, giá thành sản phẩm ngày càng giảm và sức cạnh tranh ngày càng gia tăng. Chuyển đổi số cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ tới sự thay đổi về văn hóa của các tổ chức, đòi hỏi một bộ máy hoạt động nhanh nhẹn, chủ động tìm kiếm những cái mới, sẵn sàng thử nghiệm các sáng kiến có tiềm năng, thoải mái hơn trong việc chấp nhận sự thất bại và coi sự thất bại đó như một phần của quá trình làm hệ thống trở nên thông minh hơn. Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới với tốc độ ngày càng cao, “mở toang” các cánh cửa để các quốc gia đẩy mạnh cuộc đua gia tăng năng suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hình 8: Top 6 ngành tiềm năng tăng trưởng tốt trong 2-3 năm tới

100 công ty hàng đầu 500 tài sản 2022 năm 2022
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 02/2022

Công nghệ thông tin/Viễn thông từ nhiều năm nay luôn là ngành có dư địa tăng trưởng rất lớn, nhất là khi việc ứng dụng chuyển đổi số ngày càng được triển khai sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và được 67,6% số doanh nghiệp lựa chọn là ngành có tiềm năng tăng trưởng nhất trong khoảng ba năm tiếp theo. Tiếp sau đó, với việc nền kinh tế được mở cửa trở lại, 59,5% số doanh nghiệp đánh giá ngành Vận tải/Logistics mang những tín hiệu tích cực về một bức tranh tươi sáng trong tương lai gần, khi đây vẫn là lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trưởng vượt trội nhờ các ngành công nghiệp phụ trợ, các chính sách đầu tư của Nhà nước vào các vùng kinh tế trọng điểm và các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Vị trí thứ ba nhận được 45,9% số doanh nghiệp lựa chọn là ngành Dược phẩm/Y tế. Có thể thấy rất rõ hiện nay nhu cầu của người dân về dược phẩm và các thiết bị y tế dùng cho gia đình đang tăng mạnh khi số ca nhiễm mới không ngừng lập đỉnh, đặc biệt là tại Hà Nội. Mặt khác, nhìn trong dài hạn, cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh, người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và những biến cố về ô nhiễm môi trường, thiên tai và dịch bệnh, dẫn đến mức chi tiêu cho y tế cũng gia tăng. Hưởng lợi từ đầu tư công, ngành Bất động sản/Xây dựng sau một khoảng thời gian rơi vào khoảng lặng tạm thời do khó khăn chung của nền kinh tế thì đã bắt đầu trở lại đầy hi vọng theo đánh giá của 45,7% số doanh nghiệp.

Doanh nghiệp FAST500 mong chờ điều gì từ Chính phủ?

Các doanh nghiệp FAST500 mong muốn trong năm nay Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (75,7%); Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại (70,3%); Tăng cường các gói hỗ trợ (67,6%); Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (51,4%) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hai vấn đề tiếp tục được đề cập đến trong Top 6 khuyến nghị của các doanh nghiệp FAST500 và mong đợi sẽ có bước tiến triển tích cực trong năm 2022 là Cải thiện môi trường pháp lý (48,6%) và Cải thiện cơ sở hạ tầng (45,9%), từ đó xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, giúp khơi thông các nguồn lực để tạo đà phát triển trong tương lai, tiến tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo định hướng bền vững.

Như vậy trong năm nay, cộng đồng doanh nghiệp FAST500 mong muốn Chính phủ ưu tiên thực hiện những công việc sau:

Thứ nhất, phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa các chính sách, nhất là chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo được hiệu quả của những chương trình nằm trong gói hỗ trợ mà không tạo ra những tác dụng phụ (như lạm phát, bong bóng tài sản…) ngoài mong muốn.

Thứ hai, tập trung chú trọng cải tiến hiệu quả, tính kịp thời trong khâu thực thi của các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; tránh xảy ra tình trạng kịch bản hay nhưng thực thi lại không hiệu quả. Cụ thể: Mở cửa nền kinh tế linh hoạt, an toàn; Phục hồi doanh nghiệp theo các gói hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, phục hồi thị trường lao động, tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thúc đẩy số, chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở; trong đó giải ngân đầu tư công phải nhanh và hiệu quả hơn; cuối cùng là Cải cách mạnh mẽ, thực chất hơn nữa về thủ tục hành chính, để qua đó là cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Thứ ba, cần phải lồng ghép và gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình phục hồi với Chương trình phòng chống dịch. Có thể nói, đây là 2 vế của một phương trình, là điều kiện cần và đủ để Việt Nam hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Thứ tư, chú trọng triển khai đồng thời những nhiệm vụ, giải pháp đã được ban hành trong các chương trình, kế hoạch trước đây như chương trình chuyển đổi số, chiến lược tăng trưởng xanh, chương trình nông thôn mới, chống biến đổi khí hậu …bên cạnh những chương trình khác đã và đang được xúc tiến thời gian qua.

Đồng thời, đây cũng là thời điểm vàng để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đặc biệt chú trọng phát triển những mô hình kinh tế, kinh doanh mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới, cần thúc đẩy mô hình kinh tế tương lai hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số. Các doanh nghiệp của Việt Nam muốn phát triển bền vững phải gắn với chủ trương phát triển xanh. Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế cũng như các mục tiêu, chiến lược quốc gia có liên quan theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và những cú sốc từ bên ngoài. Đây cũng là cơ hội để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, sạch; giảm phát thải khí; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những keyword doanh nghiệp cần quan tâm nhất để tạo sự phát triển chính là: Cơ hội, Lợi thế, Kết nối, Sáng tạo, Quản trị rủi ro. Nền tảng quản trị chiến lược của doanh nghiệp là văn hóa và công nghệ. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là chất lượng sản phẩm, lợi nhuận, thị phần, mà còn quyện chặt với tầm nhìn, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm “xanh” trong bản thân mình, trong tương tác với thế giới bên ngoài. Có như vậy, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể vượt nguy, tận dụng cơ hội và phát triển thực sự bền vững. Hành trình phát triển sẽ luôn đối mặt với không ít thách thức, trắc trở khó lường, vậy nên Việt Nam cần nỗ lực không ngừng, hành động tốc độ, đột phá, sáng tạo, quyết liệt cùng khả năng khéo léo xử lý tình thế khó khăn và quản trị các loại hình rủi ro khác nhau. Tất yếu khi đó, chúng ta sẽ được đền đáp bằng những thành quả phát triển xứng đáng.

Vietnam Report

Fortune 100 là gì?

Fortune 100 là danh sách 100 công ty hàng đầu tại Hoa Kỳ trong Fortune 500, danh sách 500 công ty công cộng lớn nhất của Hoa Kỳ và tư nhân do Tạp chí Fortune xuất bản.

Fortune tạo ra danh sách bằng cách xếp hạng các công ty công cộng và tư nhân báo cáo số liệu doanh thu hàng năm cho một cơ quan chính phủ. Xếp hạng Fortune 100 dựa trên tổng doanh thu cho năm tài chính tương ứng của công ty.

Key Takeaways

  • Fortune 100 bao gồm các công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 hàng năm quan trọng hơn.
  • Fortune 500 đã xuất hiện từ năm 1955 và xếp hạng các công ty theo doanh thu được báo cáo cho năm tài chính của họ.
  • Fortune 500 đã thay đổi vào năm 1994 để bao gồm một loạt các loại công ty từ các lĩnh vực khác nhau.
  • Gần đây, 100 công ty hàng đầu đã bao gồm nhiều công ty công nghệ, năng lượng và chăm sóc sức khỏe.
  • Các công ty lớn tương tự thường thể hiện trong top 10, ngay cả khi bảng xếp hạng của họ thay đổi một chút, năm này qua năm khác, như Amazon và Walmart.

Hiểu Fortune 100

Fortune lần đầu tiên xuất bản Fortune 500 đầu tiên vào năm 1955. Kể từ năm đó, nhà xuất bản đã công bố một danh sách hàng năm của 500 công ty sản xuất doanh thu hàng đầu. Fortune 100 là một danh sách "không chính thức" trong Fortune 500. The Fortune 100 is an "unofficial" list within the Fortune 500.

Fortune 100 được mô tả ở đây không giống với 100 công ty tốt nhất của Fortune để làm việc.not the same as Fortune's 100 Best Companies to Work For.

Fortune 500 vào năm 1955 được lãnh đạo bởi General Motors, một công ty giữ vị trí hàng đầu trong hơn 30 năm. General Motors có doanh thu 9,82 tỷ đô la để đứng đầu danh sách. Chín còn lại được làm tròn như sau: The remaining nine rounded out as follows:

  • Exxon Mobil ở mức 5,66 tỷ USD
  • Thép Hoa Kỳ ở mức 3,25 tỷ USD
  • General Electric ở mức 2,96 tỷ USD
  • Esmark ở mức 2,51 tỷ đô la
  • Chrysler ở mức 2,07 tỷ USD
  • Áo giáp ở mức 2,06 tỷ USD
  • Dầu Vịnh ở mức 1,71 tỷ USD
  • Mobil ở mức 1,70 tỷ đô la
  • DuPont ở mức 1,69 tỷ đô la

Fortune bao gồm trong danh sách 500 của mình tất cả các công ty công cộng và tư nhân nộp báo cáo tài chính với chính phủ, và được kết hợp và hoạt động tại Hoa Kỳ.

Yêu cầu cho Fortune 100

Lúc đầu, các biên tập viên của tạp chí đã bao gồm các lĩnh vực kinh doanh được đưa vào đó. Từ năm 1955 đến 1994, danh sách Fortune 100 (một lần nữa, một tập hợp con của danh sách Fortune 500) chỉ bao gồm các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, khai thác và năng lượng. Điều này khiến nhiều công ty có thu nhập hàng đầu trên cả nước. Tuy nhiên, Fortune đã công bố danh sách khu vực cá nhân cho 50 công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp của các ngân hàng, tiện ích, bảo hiểm, nhà bán lẻ và giao thông vận tải.

Năm 1994, Fortune đã mở rộng danh sách các công ty bao gồm các công ty dịch vụ, mở ra cơ hội cho nhiều người mới tham gia. Thay đổi này đã bổ sung nhiều công ty mới vào 100 công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 và cũng tăng đáng kể số tiền doanh thu hàng năm cần thiết để lập danh sách uy tín. This change added many new companies to the top 100 companies on the Fortune 500 list and also dramatically increased the amount of annual revenue required to make the prestigious list.

Fortune 500 không bao gồm các công ty nước ngoài, mặc dù nhiều công ty niêm yết có hoạt động quốc tế đáng kể.

Walmart, đã gia nhập danh sách sau năm 1994, là #1 vào năm 2018 với doanh thu 500,34 tỷ đô la. Nó đã là một công ty Top 10 thường xuyên kể từ khi đưa vào. It has been a frequent top 10 company since its inclusion.

2022 Fortune 100 Top 10

Các công ty xếp hạng cao nhất trong Fortune 100 cho năm 2022 là:

  1. Walmart
  2. Amazon
  3. Quả táo
  4. Sức khỏe CVS
  5. Nhóm UnitedHealth
  6. Exxon Mobil
  7. Berkshire Hathaway
  8. Bảng chữ cái
  9. McKesson
  10. Amerisourcebergen

Fortune 100 và Fortune 500 khác nhau như thế nào?

Dựa trên bảng xếp hạng từ danh sách Fortune 500 của Tạp chí Fortune, Fortune 100 là 100 công ty công cộng và tư nhân lớn nhất ở Hoa Kỳ dựa trên doanh thu. Fortune 100 là một tập hợp con của Fortune 500, xuất phát từ một danh sách các công ty hoạt động tại Hoa Kỳ và báo cáo cho các cơ quan liên bang. Trước năm 1994, Fortune 100 chỉ bao gồm các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, sản xuất và năng lượng. Nó đã bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Lịch sử của Fortune 100 là gì?

Năm 1955, Tạp chí Fortune đã thành lập danh sách Fortune 500. Vào thời điểm đó, General Motors xếp hạng đứng đầu danh sách với doanh thu vượt quá 9,8 tỷ đô la. Đây là một vị trí mà nó tiếp tục giữ trong ba thập kỷ tiếp theo. Cùng với General Motors, nhiều công ty lớn nhất của doanh thu vào năm 1955 là những cái tên vẫn còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả Chrysler, Exxon và General Electric. & NBSP; 

Sự khác biệt giữa Fortune 100 và Fortune 100 công ty tốt nhất để làm việc là gì?

Fortune 500 xếp hạng các công ty tạo doanh thu cao nhất tại Hoa Kỳ mỗi năm. Ngược lại, Fortune 100 công ty tốt nhất để làm việc được xếp hạng theo một cuộc khảo sát của nhân viên, những người được hỏi về các chủ đề bao gồm niềm tin vào tổ chức của họ, đạt được tiềm năng của họ và hiệu quả của các nhà lãnh đạo, trong số các biến số khác. Để đủ điều kiện, các công ty phải sử dụng ít nhất 1.000 nhân viên và các cơ quan chính phủ không được áp dụng.

Các công ty trong Fortune 100 là gì?

Fortune 100 bao gồm 100 công ty hàng đầu trong Fortune 500, bản thân nó là 50% hàng đầu của Fortune 1.000 bao gồm hơn.

Danh sách cho năm 2022 là:

Điểm mấu chốt

Fortune 100 bao gồm 100 công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 rộng hơn. Một bảng xếp hạng các công ty Mỹ theo doanh thu hàng năm. Để xuất hiện trong danh sách này là một chiếc lông vũ trong mũ của một công ty, và việc di chuyển lên hàng ngũ thường được coi là một dấu hiệu tích cực của sự tăng trưởng. Nhiều công ty trên Fortune 100 cũng xuất hiện trong Chỉ số S & P 500.

Sửa chữa Aug Aug, 13, 2022: Một phiên bản trước của bài viết này được đặt tên không chính xác là một trong những công ty trong danh sách Fortune 100 năm 1955. Đó là áo giáp, không phải là áo giáp.

Công ty Fortune 100 vs 500 là gì?

Fortune 100 là danh sách 100 công ty hàng đầu tại Hoa Kỳ trong Fortune 500, danh sách 500 công ty công cộng lớn nhất của Hoa Kỳ và tư nhân do Tạp chí Fortune xuất bản..

Có bao nhiêu công ty Fortune 500?

Fortune Global 500, còn được gọi là Global 500, là thứ hạng hàng năm của 500 tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới được đo bằng doanh thu.Danh sách này được biên soạn và xuất bản hàng năm bởi Tạp chí Fortune.top 500 corporations worldwide as measured by revenue. The list is compiled and published annually by Fortune magazine.

Công ty Fortune 500 hàng đầu là gì?

Top 10..
1Walmart..
2Amazon..
3Apple..
Sức khỏe 4CVS ..
Nhóm 5UnitedHealth ..
6exxon Mobil ..
7BERKSHIRE Hathaway ..
8Alphabet..

Điều gì xác định một công ty Fortune 100?

Fortune 100 là danh sách 100 công ty công cộng và tư nhân hàng đầu ở Hoa Kỳ được xếp hạng theo doanh thu.Tạp chí Fortune tạo ra danh sách này dựa trên số liệu doanh thu hàng năm được báo cáo cho một cơ quan chính phủ.