1 tuần nên uống bao nhiều trà sữa

Trà sữa là đồ uống ưa thích của giới trẻ nhiều nước như Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam và Campuchia. Trà sữa có một số lợi ích sức khỏe như của trà, nhưng nếu uống quá nhiều thì có thể gây hại cho bạn.

Tác hại của trà sữa 

1. Trà sữa gây mất ngủ

Cũng như cà phê hay trà, đặc biệt là trà đen - loại trà dùng để pha trà sữa - trà sữa chứa nhiều caffeine. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều caffeine, nhất là vào chiều tối có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Một lượng nhỏ trà sữa có thể không gây ảnh hưởng, nhưng uống hơn 2 cốc trà sữa một ngày có thể dẫn tới vấn đề về giấc ngủ. Đây là một trong những tác hại thường gặp của trà sữa.

Mặc dù một số loại trà, như trà hoa cúc được biết đến là có tác dụng giúp thư giãn, nhưng uống quá nhiều trà sữa có thể gây lo âu. 

Đó là do trà kích thích tế bào não để làm bạn bình tĩnh, nhưng uống quá nhiều lại dẫn tới sự mất cân bằng giữa các chất hóa học trong não bộ, dẫn tới lo âu.

Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều hơn 150 ml trà sữa mỗi ngày.

3. Trà sữa kích thích mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện là do sự tăng tiết bã nhờn, (sự sừng hóa (keratin hóa) bất thường của phễu nang lông, sự liên quan của trực khuẩn kị khí gram dương Propionibacterium acnes, và các loại phản ứng viêm.

Với một lượng nhỏ, trà có tác dụng giúp cơ thể thải độc, nhưng quá nhiều trà sẽ gây nóng và mất cân bằng giữa các chất hóa học trong cơ thể. Trà với sữa và đường là loại trà có hại nhất cho da mụn. 

Do đó, những người có cơ địa mụn nên hạn chế lượng đường trong trà hoặc uống trà không đường, thay thế bằng đường đen hay mật ong. 

4. Trà sữa gây mất cân bằng huyết áp

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất của việc uống quá nhiều trà là gây mất cân bằng huyết áp. Với số lượng nhỏ, trà giúp tăng cường tuần hoàn máu, duy trì sức khỏe tim mạch, chức năng não bọ và thần kinh, cải thiện sức đề kháng.

Nhưng khi uống quá nhiều loại đồ uống này sẽ làm tăng nhịp tim, dẫn đến huyết áp cao, hoặc làm giảm nhịp tim do tác dụng thư giãn, từ đó làm giảm huyết áp. 

5. Tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch

Theo chuyên gia dinh dưỡng Charmaine Manang người Philippines, trà sữa là loại đồ uống chứa calo rỗng và nhiều đường. Chế độ ăn uống có lượng đường cao có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề tim mạch.

Uống trà sữa bao nhiêu lần một tuần để không gây hại?

Chuyên gia Manango cho biết uống một hoặc hai ly trà sữa mỗi ngày có thể coi là quá nhiều.

Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên thưởng thức trà sữa một lần một tuần để không gây hại sức khỏe.

Nếu bạn là người không thể thiếu trà sữa mỗi ngày, hãy học cách dần từ bỏ thói quen đó. Mỗi lần uống trà sữa hãy yêu cầu cửa hàng giảm đường, giảm sữa, mua cốc nhỏ thay vì cốc lớn.

Nên chọn hãng trà sữa uy tin, có thương hiệu rõ ràng, nguồn gốc nguyên liệu đã qua kiểm duyệt.

Có thể học cách tự làm trà sữa tại nhà để an tâm hơn.

Tích cực tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng, phòng tránh béo phì.

Nguồn: Hoàng Nguyên/Gia Đình Mới . Mời độc giả đọc lại bài viết gốc tại đây

Thức uống nào đang “khuynh đảo” giới trẻ hiện nay? Với mùi vị ngon lành, đa dạng trong cách chế biến thì uống trà sữa đang trở thành trào lưu “gây nghiện” trong cộng đồng. Nhưng theo nhiều nghiên cứu thì đây chính là loại nước giải khát có hàm lượng đường rất cao và dễ gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nếu là tín đồ của trà sữa thì các “bí kíp” dưới đây sẽ giúp bạn thưởng thức thức uống hấp dẫn này mà không lo ngại về việc tăng cân.

Lý do trà sữa dễ gây nghiện

Không phải ngẫu nhiên mà uống trà sữa bỗng trở thành trào lưu của giới trẻ trong những năm trở lại đây. Với hương thơm từ trà, hòa quyện vị ngọt đắng hoàn hảo, hàng chục loại topping ngon lành, vị béo ngậy của kem sữa, đó là lý do mà chẳng ai lại không mủi lòng trước một “tuyệt phẩm” như vậy.

Bất kể độ tuổi, rất nhiều người hiện nay “nghiện” trà sữa. Có người còn uống đến 3 ly trong một ngày. (Ảnh: Pexels)

Thêm vào đó, các thương hiệu của loại thức uống gây nghiện này “mọc” lên như nấm sau mưa. Không gian rộng rãi, phong cách ấn tượng khiến quán trà sữa không chỉ là nơi để thưởng thức ly trà ngon, mà đã trở thành chỗ lý tưởng để họp mặt, đi chơi cùng bạn bè.

Nguyễn Huệ, Ngô Đức Kế,.. được mệnh danh con đường trà sữa với hàng chục thương hiệu khác nhau. (Ảnh: kenh14)

Uống trà sữa có phải là nguyên nhân chính gây tăng cân?

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) ước tính rằng một 100ml trà sữa có thạch và kem chứa 15–20g đường, 10g chất béo và 100 calories. Nghĩa là nếu uống trà sữa khoảng 1 ly 500ml thì cơ thể sẽ hấp thu khoảng 6070g đường và 500 calories (tương đương một tô phở bò). Đây cũng là lý do chính mà những “tín đồ” hay uống trà sữa e ngại nhất mỗi lần thước thức – tăng cân.

 

Uống trà sữa rất dễ gây tăng cân nếu chọn những loại béo và nhiều đường (Ảnh: we25.vn)

Ngoài ra, việc uống trà sữa quá nhiều với lượng đường cao sẽ tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu đường, huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ trong máu và có khả năng gây mất ngủ vì chất caffein có trong trà.

Hãy thưởng thức trà sữa một cách có kiểm soát, khoa học để gìn giữ sức khỏe. (Ảnh: kirbiecravings)

Tìm hiểu thêm: THỰC ĐƠN 1 TUẦN CHO CÔ NÀNG MUỐN GIẢM CÂN NHANH

Làm sao uống trà sữa mà không tăng cân?

1. Thay đổi lựa chọn topping và kem trong ly trà sữa

Các loại thạch và pudding trong trà sữa chứa rất nhiều đường và chất béo (Ảnh: Abby)

Topping là một phần không thể thiếu khiến trà sữa trở thành thức uống gây sốt trong cộng đồng các bạn trẻ. Tùy theo sở thích riêng mà các thành phần được gia giảm. Tuy nhiên, để có thể thả ga uống trà sữa mà không lo tăng cân, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến thành phần của các loại thạch. Các loại thạch truyền thống, trân châu đen, thạch phô mai có rất nhiều đường và chất phụ gia sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng. Nhưng bạn có thể thay thế các loại topping trên bằng các loại thạch ít đường như Jelly, trân châu trắng.

Bên cạnh đó, các loại kem milk foam chứa hàm lượng chất béo lớn cũng chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần trong tuần nếu bạn thực sự quan tâm đến cân nặng của mình.

2. Không uống trà sữa khi vừa ăn no

Uống trà sữa khi no sẽ khiến đầy bụng và khó tiêu (Ảnh: Suckhoetv.com)

Không chỉ riêng trà sữa, rất nhiều người lựa chọn việc đi uống gì đó sau bữa ăn thay cho “tráng miệng”. Việc này cực kỳ sai lầm, uống ngay sau khi ăn no sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu. Ngoài ra, chất caffein có trong lá trà có thể gây rối loạn khả năng hấp thụ protein của cơ thể. Thế nên, cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng sẽ là thời điểm hoàn hảo để uống trà sữa ngon lành mà không phải lo lắng sức khỏe.

3. Nên chọn ly size nhỏ

Trà sữa size nhỏ sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. (Ảnh: Loctancuong)

Đừng để bản thân bị “quyến rũ” bởi những size lớn hay size “khổng lồ”. Một ly lớn sẽ nhiều calo và đường hơn đúng không? Thế nên, nếu uống trà sữa đã trở thành cuộc sống của bạn, size nhỏ là sự lựa chọn thông minh, vừa “đã thèm”, vừa không ảnh hưởng đến cân nặng

4. Không uống gần lúc đi ngủ

Đừng để trà sữa là “kẻ phá giấc ngủ” của bạn (Ảnh: Silentnight Mattresses)

Khoảng thời gian gần đi ngủ thực sự nhạy cảm, nó khiến bạn luôn có cảm giác “thèm thèm” gì đó. Uống trà sữa chăng? Tuyệt đối không nên, lúc bạn ngủ, cơ thể không hoạt động đồng nghĩa với việc không thể tiêu thụ lượng đường, chất béo và tăng cân sẽ là điều chắc chắn. Không những vậy, trà còn khiến bạn sẽ mất kha khá thời gian để có thể yên giấc.

5. Giảm mức đường trong trà

30% đường hoặc không đường sẽ là mức độ an toàn để giảm béo (Ảnh: Yutang)

Thông thường, các quán trà sữa đều cho khách hàng được chọn mức đường có trong trà sữa như: 0%, 30%, 50%, 70% hay 100%. Điều này giúp bạn hoàn toàn tự chủ lượng đường nạp vào cơ thể. Nếu lo lắng về các vấn đề về cân nặng hay sức khỏe, 30% hoặc 0% là mức vô cùng “hợp lý”. Nhưng uống trà sữa không đường thật nhạt nhẽo và khó uống! Một mẹo nhỏ là thêm topping hay trân châu sẽ khiến thức uống này ngọt hơn, và bạn vẫn sẽ thưởng thức trọn vẹn một ly trà sữa mà không lo ngại về lượng năng lượng dư thừa nạp vào cơ thể.

6. Không uống khi đói

Đừng uống trà sữa khi đang đói (Ảnh: Pinterest)

Khi đói, bạn nên kiếm gì đó để ăn, giúp cơ thể phục hồi năng lượng chứ không nên “uống trà sữa thay cơm”. Trà có trong trà sữa có thể gây ra tình trạng bao tử khó chịu hay axit trào ngược. Do đó, để tránh tình trạng này, hãy uống sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ là tốt nhất.

7. Hạn chế tần suất dùng trà sữa

Đây chính là mục tiêu khó nhất với các “tín đồ” thích uống trà sữa, nhưng nếu làm được, bạn sẽ bất ngờ về kết quả mà bản thân đạt được. Hãy cố gắng hạn chế và chỉ uống 2 – 3 ly/ tuần và xem sự khác biệt. Nếu cảm thấy khó chịu khi phải kiêng, nước trái cây nguyên chất hay sữa ít béo sẽ là sự thay thế hoàn hảo, vừa không béo, vừa đẹp da.

8. Tập thể dục và thể thao đều đặn

Luyện tập thể thao luôn là cách tốt nhất dành cho bất kỳ vấn đề cân nặng nào. (Ảnh: Pexels)

Nếu như các biện pháp trên chỉ giúp “không tăng cân” thì với luyện tập thể dục, bạn không những “giảm cân, tăng cơ” mà còn sở hữu luôn cho mình vóc dáng chuẩn. Song song đó, việc luyện tập hình thể cũng sẽ khiến bạn vơi đi nhiều lần cơ thèm trà sữa. Chỉ cần áp dụng các bí kíp trên đây, áp dụng với việc vận động thể thao thường xuyên thì nỗi lo về thức uống gây nghiện này sẽ tan biến.

Đăng ký tư vấn và tham gia tập trải nghiệm miễn phí tại đây

Video liên quan

Chủ đề