1 con bò bao nhiêu kg phân trong 1 ngày

Thực hiện Thông tư số 105/2012/TT-BQP ngày 30/10/2012 của Bộ Quốc phòng, từ 01/01/2013, định lượng ăn hàng ngày của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh có thêm 10 gram thịt bò/người (cả năm là 3,7kg, tương đương 11kg bò hơi). Để góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức chăn nuôi trâu, bò thịt, từng bước tự túc đủ định lượng theo quy định, chúng tôi xin cung cấp một số kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Thực hiện Thông tư số 105/2012/TT-BQP ngày 30/10/2012 của Bộ Quốc phòng, từ 01/01/2013, định lượng ăn hàng ngày của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh có thêm 10 gram thịt bò/người (cả năm là 3,7 kg, tương đương 11kg bò hơi). Để góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức chăn nuôi trâu, bò thịt, từng bước tự túc đủ định lượng theo quy định, chúng tôi xin cung cấp một số kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để các đơn vị tham khảo, áp dụng.

Đặc tính sinh học của bò: Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực; mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò đực bắt đầu phối giống từ 24 - 26 tháng tuổi, thời gian phối giống tốt nhất là từ 2- 6 năm tuổi. Tuổi động dục của bò cái từ 18-24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình 21 ngày, thời gian mang thai trung bình từ 281-285 ngày. Thời gian động dục trở lại sau khi sinh con từ 60-70 ngày. Có thể phối giống cho bò cái bằng thụ tinh nhân tạo hoặc trực tiếp. Một bò đực giống có khả năng phối giống cho 25-30 bò cái.

Tuổi giết mổ: Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi; bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.

1 con bò bao nhiêu kg phân trong 1 ngày
Ảnh minh họa:baotuyenquang.com.vn

Chọn bò thịt giống chất lượng cao: Con giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng, tích lũy thịt, mỡ khác nhau. Con lai của bò Charolais có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford; lượng mỡ của thịt bò Charolais thấp hơn thịt bò Hereford. Giống bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, thịt tinh là 31%; bò thịt Charolais, tỷ lệ thịt xẻ là 60% và thịt tinh là 45%. Hiện nay trên thế giới nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ lên tới 70%, thịt tinh trên 50%, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Giống bò lai hướng thịt chất lượng cao là những con được sinh ra từ bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zêbu như Sind, Shahiwal, Brahman, có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khỏe mạnh, không bệnh tật, khả năng sinh sản tốt cho phối giống với bò trong nhóm Zêbu hoặc các giống bò chuyên thịt như Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster… Ở Việt Nam đang triển khai mô hình nuôi bò lai Zêbu chất lượng cao và bò 3/4 máu ngoại nhằm cải tạo chất lượng con giống và thay đổi phương pháp chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi thâm canh. Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật.

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

Chuồng trại: Ở nơi cao ráo, thoáng mát, chuồng quay về hướng nam hoặc đông nam, thuận tiện che chắn gió lùa vào mùa đông (đối với các tỉnh phía Bắc), diện tích tối thiểu 2,5-3m2/con. Nền chuồng cứng, không trơn trượt, có độ dốc để dễ thoát nước. Máng ăn, máng uống riêng biệt, đặt dọc theo chiều dài hành lang chuồng. Mái chuồng có thể lợp tấm phibrô-ximăng hoặc tôn kẽm... Nếu có điều kiện, phía ngoài chuồng bố trí khu vực sân chơi và được rào bằng dây thép gai để tiện cho quản lý. Có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Thức ăn: Chủ yếu là các loại cỏ, rơm rạ, củ quả, hạt…được chia làm 3 loại chính như sau:

Thức ăn thô xanh: gồm cỏ tự nhiên, phụ phế phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, mía, lạc, cỏ trồng (cỏ voi, cỏ Ghi nê, cỏ Sweet Jumbo…). Lượng thức ăn thô xanh chiếm 85-90% khẩu phần ăn hàng ngày. Trung bình một con bò thịt cần từ 250-500m2 đất để trồng cỏ.

Thức ăn thô khô: Trường hợp thiếu thức ăn thô xanh có thể dùng thức ăn thô khô; 1 kg cỏ khô tương đương 4-5 kg cỏ tươi; 1 kg cỏ ủ chua, 1 kg rơm ủ ure, 1 kg củ quả tương đương 2 kg cỏ tươi.

Thức ăn tinh: Cám gạo, ngô, bột sắn, khô đỗ tương, bột cá, ure.

Công thức trộn thức ăn tinh: Công thức 1: 44% bột sắn + 50% bột ngô + 3% ure + 1% muối + 2% bột xương. Công thức 2: 70% bột sắn + 20% cám gạo + 3% ure + 1% muối + 2% bột xương + 4% khô đậu lạc.

1 con bò bao nhiêu kg phân trong 1 ngày

Chăm sóc nuôi dưỡng: Hiệu quả nhất là nuôi bán chăn thả. Ban ngày thả tự do để trâu, bò ăn cỏ tự nhiên, đêm nhốt trong chuồng cho ăn thêm cỏ và thức ăn tinh. Bò nuôi vỗ béo có thể nhốt tại chuồng trong suốt 2 tháng trước khi thịt. Để có bê con khỏe mạnh, phát triển tốt, khi bò mẹ chửa cần cho ăn uống đầy đủ, nhất là những tháng cuối; trung bình mỗi ngày từ 25-30 kg cỏ tươi, 2 kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20-30 gram muối. Trong thời gian bò cái nuôi con, ngoài khẩu phần trên cần cho thêm thức ăn củ, quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa.

Đối với bê sơ sinh dưới 30 ngày tuổi, nuôi cạnh mẹ, cho bú trực tiếp sữa mẹ, luôn giữ ấm, tránh gió lùa. Từ tháng thứ 2, tập cho bê ăn cỏ non đã được rửa sạch, ráo nước và cho ăn thêm thức ăn tinh. Tháng thứ 4- 6, mỗi ngày cho ăn 5-10 kg cỏ tươi, 0,2-0,3 kg thức ăn tinh. Từ 7-12 tháng tuổi, thức ăn thô xanh 15kg/ngày; thức ăn tinh 1 kg/ngày. Từ 13-20 tháng tuổi, thức ăn thô xanh 30kg/ngày; thức ăn tinh 1,5-2 kg/ngày. Từ 21-24 tháng tuổi là thời kỳ nuôi vỗ béo; thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương pháp vỗ béo, thức ăn, con giống. Giai đoạn này cần tăng thời gian nuôi nhốt, giảm vận động kết hợp với tăng cường cho ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, cao năng lượng, giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng chuồng nuôi, có thể cho tắm nắng 2 giờ/ngày. Nếu thời gian vỗ béo quá ngắn thịt sẽ nhiều nước.

Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho trâu, bò giàu đạm và nhiều sắt, thịt có màu đỏ đậm; có nhiều bột ngô (bắp), mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon. Nếu khẩu phần thức ăn có tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp, thớ thịt bò lớn và nhiều mỡ giắt (mỡ giữa các lớp thịt). Khẩu phần thức ăn thường là: thức ăn thô xanh 30 kg/ngày (cỏ tươi hoặc khô, rơm được ủ ure); thức ăn tinh 2,5- 3kg/ngày với Protein tiêu hóa 100 gram, cho trâu, bò ăn 4-5 lần trong ngày; nước uống 50-60 lít/ngày, có thể sử dụng nước muối nồng độ 9%.

Phòng và trị bệnh

Trâu, bò có sức đề kháng tốt nên ít bị dịch bệnh hơn so với các loại gia súc khác. Một số bệnh thường gặp là lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, tiên mao trùng, sán lá gan… Để kiểm soát tốt dịch bệnh phải lấy phương châm “phòng bệnh là chính”.

Các biện pháp phòng bệnh:

Vệ sinh chuồng trại định kỳ hàng tuần, tháng, sát khuẩn chuồng trại bằng các loại hóa chất như Bencozid, Cloramin 3-5%, Crezil 5%…và sau mỗi đợt nuôi dùng nước vôi 20% quét toàn bộ khu vực chuồng nuôi. Thức ăn đảm bảo chất lượng tốt, cung cấp đủ tiêu chuẩn cho từng giai đoạn sinh trưởng, nước uống đủ và sạch. Hạn chế chăn thả ở đồng cỏ lầy lội, ngập nước để phòng tránh bệnh do ký sinh trùng gây ra (sán lá gan, tiên mao trùng). Thực hiện tốt công tác tiêm phòng, đây là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh. Đối với bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tiêm phòng vắc xin bắt buộc định kỳ 2 lần/năm: Lần 1 vào tháng 2-3 hàng năm, sau 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2. Tiêm phòng bệnh nhiệt thán, chỉ tiêm phòng ở những vùng dịch và vùng có nguy cơ cao 1 năm/1 lần vào tháng 6-7, sau 15 ngày tiêm có tác dụng miễn dịch và kéo dài 1 năm. Phòng bệnh sán lá gan, dùng Dertyl B, Fascioranida hoặc sản phẩm Nitrolin tẩy giun sán 1 liều duy nhất, tiêm dưới da 1ml/25 kg thể trọng.

Điều trị bệnh

Bệnh lở mồm long móng: Trâu, bò mắc bệnh sốt cao 40- 420C, kéo dài trong 2- 3 ngày, ăn ít, nặng nề khi nằm xuống hoặc đứng lên. Sau 3 - 4 ngày, những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng; trâu, bò cái thường bị mọc mụn ở núm vú, đầu vú. Sau 2-6 ngày, mụn nước vỡ ra làm trâu, bò không ăn uống, đi lại được. Nếu điều kiện vệ sinh và chăm sóc kém, những mụn loét ở quanh móng chân có thể bị nhiễm trùng, sinh mủ tạo thành những ổ loét sâu làm sút móng. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát. Điều trị bằng Vimekon 1/200 để rửa sạch chỗ loét hàng ngày; sử dụng nước của quả khế, chanh, quất, me hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối, trầu không, chè tươi…) rửa vết loét 2 - 3 lần/ngày, liên tục trong 4-5 ngày; dùng Vime Blue xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non; dùng Penicilline 4M tiêm 1lọ/500 - 1000 kg thể trọng; Ampicillin 1g, 1lọ/100kg thể trọng; Penstrep 1ml/20 kg thể trọng. Ngoài ra cần tiêm các loại thuốc trợ sức như Vimekat, Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C...

Bệnh tụ huyết trùng: có tỷ lệ mắc bệnh cao vào các tháng 4, 5, 6. Bê, nghé dễ nhiễm bệnh hơn trâu, bò. Khi mắc bệnh, trâu, bò sốt cao 40-420C, không nhai lại, niêm mạc mắt mũi ửng đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, nước dãi; hạch hầu, hạch dưới hàm sưng to, chỗ sưng nóng đau, ấn tay vào chỗ sưng có vết lõm và giữ nguyên dấu tay, không thấy đàn hồi trở lại. Phát hiện các triệu chứng trên nên nhốt trâu, bò ở chỗ mát, thoáng; dùng Vime-Spiro F.S.P tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/ 10-15kg P/ ngày hoặc Marbovitryl tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/ 10-12kg P/ ngày hoặc Dilog, tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/15-20kg P/ngày. Ngoài ra nên kết hợp với các loại thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như B.Complex Fortified, B.Complex AD3E, B complex, Vitamin C…

Bệnh nhiệt thán: thường xảy ra các tháng 8, 9, 10. Trâu, bò mắc bệnh có biểu hiện sốt cao 40-420C, mệt mỏi, thở khó và tiêu chảy hoặc đi kiết, phân đen, nước tiểu có máu; niêm mạc mắt, mũi đỏ thẫm, có bọt hồng lẫn máu, hầu ngực bị sưng. Ở bò sữa sẽ bị giảm lượng sữa đột ngột. Trâu, bò mang thai có thể bị sẩy, con vật chết và máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên. Bệnh không có thuốc chữa, vì vậy, khi trâu, bò mắc bệnh phải công bố dịch, thực hiện tiêu hủy bằng cách thiêu và tro phải chôn sâu, tuyệt đối không được mổ thịt, vận chuyển, khám xác chết để tránh lây lan cho người. Chuồng có gia súc nhiễm bệnh phải vệ sinh chuồng trại bằng cách nạo lớp đất mặt đốt cùng phân và các chất độn chuồng, chôn tiêu độc kỹ. Tiêu độc sát trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng như Novacide, Novasept, Novadine...

Bệnh tiên mao trùng: là bệnh ký sinh trùng đường máu do tiên mao trùng gây ra. Trâu, bò nhiễm bệnh do ruồi, muỗi hút máu từ trâu, bò bệnh truyền sang, bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thường phát sinh và lây lan mạnh trong mùa hè và mùa thu. Trâu, bò mắc bệnh có biểu hiện sốt cao 41- 41,70C; bệnh nặng có triệu chứng thần kinh rõ rệt như ngã qụy, kêu rống, đi vòng tròn, chết sau 7 -15 ngày; bệnh nhẹ, con vật ăn ít, nhai lại kém, ngày càng gầy, da khô mốc, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Điều trị bằng cách sử dụng Naganin tiêm tĩnh mạch tai, liều 1g/100 kg thể trọng, tiêm 2 lần cách nhau 1 ngày hoặc Afidin, tiêm bắp, liều 1,18g pha với 20 ml nước sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội/150 kg thể trọng, sau 15 ngày chưa khỏi tiêm nhắc lại lần 2 hoặc dùng Trypamidium, tiêm bắp 1 lần duy nhất, liều 0,5-1 mg/kg thể trọng. Khi điều trị nên kết hợp với dùng thuốc trợ sức (long não hoặc cafein) giúp trâu, bò hồi phục nhanh sức khỏe. Trong thời gian dùng thuốc phải cho trâu, bò nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu.

Bệnh sán lá gan: do sán lá gan gây ra, thường ký sinh ở ống dẫn mật, ký chủ trung gian của sán lá gan là ốc nước ngọt. Tại đây chúng sinh sản mạnh và chui ra khỏi cơ thể ốc, bơi tự do trong nước và bám vào ngọn cỏ tạo kén. Trâu, bò ăn phải kén, lớp vỏ kén bị phá hủy, ấu trùng được giải phóng và di chuyển đến gan ống dẫn mật của trâu, bò để ký sinh và gây bệnh. Biểu hiện trâu bò suy nhược, ăn ít, nhai lại yếu, khát nước, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, dễ rụng nhất là 2 vùng sườn và dọc xuống ức, thủy thũng ở mắt, yếm ngực, nách và 4 chân, tiêu chảy xen lẫn táo bón, gầy dần kèm theo ho, bệnh nặng trâu bò có thể chết. Điều trị: Dùng Nitrolin tiêm dưới da, 1ml/25 kg thể trọng. Kết hợp tiêm Novasal hoặc Nova Fe kết hợp B12 hoặc Nova - Hepa kết hợp B12 hoặc Nova - ATP Complex hoặc Nova-C.Vit để giúp trâu, bò phục hồi sức khỏe.

1 ngày bò ăn bao nhiêu kg?

Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200 kg cần khoảng 5 kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20 kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò.

1 con bò ăn bao nhiêu có trong ngày?

Cỏ xanh hoặc thân cây bắp/ngô tươi: từ 20 – 40kg. Hoặc cỏ/rơm khô: 1kg khô tương đương với 4kg cỏ xanh. Cám hỗn hợp: từ 1 đến 2kg/con/ngày. Nếu bà con nuôi vỗ béo trước khi bán thịt khoảng 60-70 ngày thì sử dụng nhiều hơn từ 2 đến 3kg/con/ngày để đạt mức tăng trọng cao hơn từ 0,8 đến 1,2kg/con/ngày.

Một con bò thải ra bao nhiêu kg phân?

Cụ thể, lượng phân thải ra trung bình một ngày đêm của Trâu là 18- 25 kg; Bò là 15-20 kg; Lợn là 1,0-3,0 kg; lượng nước tiểu thải ra trung bình một ngày đêm của Trâu là 8,0-12 lít; Bò là 6,0- 10 lít; Lợn là 0,7-2,0 lít.

1 con bò cho bao nhiêu phần?

1 con bò trưởng thành nuôi nhốt thải ra trung bình từ 10-15kg phân, còn bò nhỏ hoặc nuôi thả thì sẽ thu được lượng phân ít hơn.