Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11 là gì

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Cô và trò (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo.

Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam, thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà…

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.

Hàng năm vào kỷ niệm ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của giáo viên kháng chiến nói chung.

Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy, bài viết này Quản Trị Mạng xin được nhắc lại ý nghĩa và lịch sử của ngày này.

Nguồn ảnh: Internet

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của người Việt, vì vậy, ngày 20 tháng 11 hằng năm giống như một ngày hội của ngành giáo dục Việt Nam, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Đây cũng là dịp đặc biệt để bao thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh có những hoạt động tôn vinh, tri ân công lao dạy dỗ của người giáo viên.

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.

Trong ngày 20/11, phụ huynh và học sinh cũng thường chuẩn bị những bó hoa tươi, những tấm thiệp đẹp ghi những lời chúc ý nghĩa và những món quà bất ngờ để tri ân các thầy cô, những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên.

Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp để ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc giảng dạy và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.

Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Vào ngày 20/11, các bạn đừng quên gửi những lời chúc 20/11 ý nghĩa nhất tới thầy cô giáo của mình nhé.

20 tháng 11 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam

Tháng 11 hằng năm là khoảng thời gian rất đặc biệt với tập thể những người làm trong ngành giáo dục cũng như với các em học sinh - sinh viên và các vị phụ huynh trên khắp đất nước Việt Nam. Trong ngày 20 tháng 11, người dân cả nước sẽ cùng nhau có những bó hoa tươi, những tấm thiệp, món quà ý nghĩa, những lời chúc chân thành để tri ân các thầy, cô giáo - những "người lái đò" chở nặng con thuyền tri thức cho bao thế hệ học sinh, sinh viên trưởng thành. Vậy 20 tháng 11 là ngày gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và ý nghĩa của ngày kỷ niệm trọng đại này nhé!

20 tháng 11 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam

  • 20 tháng 11 là ngày gì?
  • Lịch sử hình thành ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11
  • Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

20 tháng 11 là ngày gì?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có tên đầy đủ là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây được xem là một ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11 nhằm tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục. Trong ngày này, tại các trường học, các cơ sở giáo dục đều có nhiều hoạt động để chúc mừng các thầy cô giáo nhưtrao hoa, thư tay hoặc tổ chức hát, múa cho thầy cô.

Bên cạnh đó, còn có những cuộcthi văn nghệ, viết thư tặng thầy cô, thi vẽ trường học, cắm hoa... Nhiều trường cũng sẽ tổ chứccác hoạt động dã ngoạicho thầy cô và học trò.Các hoạt động nhưhội giảng dành cho giáo viênnhằm nâng cao thêm kỹ năng sư phạm,chia sẻ, góp ý giữa các giáo viên về chất lượng buổi dạycũng được tiến hành.

>>> Tham khảo:

  • [Tuyển tập] Thơ ngắn về thầy cô mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
  • Tháng 11 có ngày lễ gì? Các ngày lễ trong tháng 11

Lịch sử hình thành ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

Nhắc đến lịch sử hình thành ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng ta phải ngượcdòng thời gian vềtháng 7 năm 1946, khi một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Vào năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của FISE. Để hưởng ứng bản “Hiến chương các Nhà giáo” của FISE, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa,nước ta đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo, đến hiện tại đã đổi thành Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.

Những năm đầu tiên sau 1958, ngày Nhà giáo Việt Nam mới được tổ chức ở các địa phương khu vực miền Bắc. Vào dịp này, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Phải mãi cho đến năm 1975 trở đi, khi đất nước hoàn toàn độc lập, ngày lễ này mới được tổ chức trên toàn lãnh thổ nước ta.Vào ngày 28/09/1982, ngày 20/11 đã chính thức được đưa vào quyết định để trở thành ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.

>>> Tham khảo:30 lời chúc thầy cô đầy ý nghĩa nhân ngày 20/11

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của người Việt, vì vậy,ngày 20 tháng 11 hằng năm giống như một ngày hội của ngành giáo dục Việt Nam, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.Đây cũng là dịp đặc biệt để bao thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh có những hoạt động tôn vinh, tri ân công lao dạy dỗ của người giáo viên.

Trong ngày 20/11, phụ huynh và học sinh cũng thường chuẩn bị những bó hoa tươi, những tấm thiệp đẹp ghi những lời chúc ý nghĩa và những món quà bất ngờ để tri ân các thầy cô,những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên.

Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp để ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc giảng dạy và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

>>> Xem thêm:10 Món quà tặng cô giáo mầm non ý nghĩa, kinh tế nhất

Ngày 20 tháng 11 là cung gì?

Những người sinh ngày 20 tháng 11 thuộc cung Thiên Yết (Bọ Cạp), là cung thứ 8 trong 12 cung hoàng đạo, thuộc nguyên tố nước. Cung Bọ Cạp này là những người sinh từ ngày 23/10 đến 22/11. Bọ Cạp thường có gương mặt lạnh lùng nhưng lại biết cách làm chủ cảm xúc của mình, ít khi tin tưởng ai hoàn toàn và không phải người biết nhẫn nhịn, đặc biệt sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành vi phản bội hay lừa gạt nào. Họ rất thích tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo và khó ai có thể đoán được. Sự khéo léo cùng mắt quan sát nhạy bén giúp họ tạo dựng được rất nhiều thiện cảm đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, cung hoàn đạo này lại sống rất thật, căm ghét sự giả tạo, dối trá và không bao giờ hạ mình xu nịnh. Vì thế, người ta thường nói Bọ Cạp có bao nhiêu người bạn thì có bấy nhiêu kẻ thù.

Đặc điểm ngày 20/11 năm nay

Ngày 20 tháng 11 năm 2021 Dương lịch sẽ rơi vào thứ Bảy, tức ngày 16 tháng 10 năm Tân Sửu Âm lịch.

Giờ Hoàng Đạo:Canh Tý (23h-1h): Thanh Long, Tân Sửu (1h-3h): Minh Đường, Giáp Thìn (7h-9h): Kim Quỹ, Ất Tị (9h-11h): Bảo Quang, Đinh Mùi (13h-15h): Ngọc Đường, Canh Tuất (19h-21h): Tư Mệnh.
Giờ Hắc đạo: Nhâm Dần (3h-5h): Thiên Hình, Quý Mão (5h-7h): Chu Tước, Bính Ngọ (11h-13h): Bạch Hổ, Mậu Thân (15h-17h): Thiên Lao, Kỷ Dậu (17h-19h): Nguyên Vũ, Tân Hợi (21h-23h): Câu Trận.
Ngày Thuần Dương: xuất hành tốt, lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi, được người tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.
Hướng xuất hành:

  • Hỷ thần (hướng thần may mắn) - Tốt: Hướng Nam.
  • Tài thần (hướng thần tài) - Tốt: Hướng Tây.
  • Hắc thần (hướng ông thần ác) - Xấu, nên tránh: Hướng Tây Nam.

Sao tốt:

  • Thiên Quý: Tốt mọi việc.
  • Mẫu Thương: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho.
  • Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc.
  • Thiên Ân: Tốt mọi việc.

Sao xấu:

  • Thiên Cương (hay Diệt Môn): Xấu mọi việc.
  • Kiếp sát: Kỵ xuất hành, cưới hỏi, an táng, xây dựng nhà cửa.
  • Địa phá: Kỵ xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ.
  • Thụ tử: Xấu mọi việc (trừ săn bắn tốt).
  • Nguyệt Hỏa: Xấu đối với sửa sang nhà cửa, đổ mái, xây bếp.
  • Băng tiêu ngoạ hãm: Xấu mọi việc.
  • Trùng Tang: Kỵ cưới hỏi, an táng, khởi công, động thổ, xây dựng nhà cửa.
  • Trùng phục: Kỵ giá thú, an táng.
  • Thổ cẩm: Kỵ xây dựng nhà cửa, an táng.
  • Không phòng: Kỵ cưới hỏi.
  • Độc Hỏa: Xấu đối với sửa sang nhà cửa, đổ mái, xây bếp.

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đang đến gần, xin kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, thành công và có một ngày 20 tháng 11 tràn ngập niềm vui bên những người học trò. Chúc các bạn học sinh sinh viên trên cả nước có những kỷ niệm đẹp cùng người thầy, người cô thân yêu của mình. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

>> Tham khảo thêm

  • 10 bài hát về cô giáo cho trẻ mầm non, thiếu nhi hay nhất
  • Mẫu trang trí báo tường trên giấy A4 đẹp, đơn giản nhưng sáng tạo
  • Cách làm thiệp 20.11 đơn giản, đẹp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
  • [Gợi ý] Quà tặng cô giáo cũ đã về hưu ý nghĩa, thiết thực nhất
  • Những bài hát về thầy cô và mái trường, ca ngợi nghề giáo viên mừng ngày 20/11

TU

Chúc các thầy cô nhiều sức khỏe

Thích

5 tháng

M

META

Chào Anh/Chị,Cảm ơn anh/chị đã đọc bài viết.

Thích(2 lượt)

5 tháng

Xem thêm 1 bình luận

Xem thêm: 20 tháng 11 là ngày gì, ngày nhà giáo việt nam, mỹ phẩm làm đẹp, thời trang du lịch, thực phẩm chức năng, y tế sức khỏe

Video liên quan

Chủ đề