Ý nghĩa của các món ăn miền bắc

Xã hội ngày nay càng lúc càng phát triển với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ. Chúng ta giờ đây có thể chế biến các món ăn theo nhiều phương thức độc đáo khác nhau mà không cần phải tuân theo một chuẩn mực nào đó nữa. Chính vì vậy mà ngày Tết, các món ăn sẽ có sự đa dạng, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên dù gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể bỏ mặc các giá trị truyền thống để chạy theo cái hiện đại. Vậy nên gần như mâm cỗ ngày Tết của ba miền đất nước đều có đầy đủ các món ăn cơ bản, không thể thiếu được.

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc gồm những món ăn nào?

Người miền Bắc được đánh giá là những người cầu kỳ, chi tiết, tuân thủ các nguyên tắc quan trọng trong nấu nướng cũng như sắp xếp mâm cỗ. Vậy nên chúng ta thường thấy những mâm cơm ngày Tết của họ rất đẹp mắt, hấp dẫn và có rất nhiều loại món ăn khác nhau. Với những gia đình cơ bản, tối thiểu trên mâm cơm cần có đủ “4 bát - 4 đĩa” thức ăn các loại. Nhiều gia đình có điều kiện thì có thể bày biện lên tới “8 bát - 8 đĩa”. Dù có chọn hình thức nào đi chăng nữa thì mâm cỗ Tết vẫn sẽ gồm các món ăn như sau:

- Gà luộc

- Nem rán

- Bánh Chưng

- Giò lụa

- Xôi gấc

- Rau xào thập cẩm

- Thịt đông

- Canh măng

- Canh bóng nấu thả

- Dưa củ kiệu

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung gồm những món ăn nào?

Miền Trung là nơi vốn có thời tiết khắc nghiệt nhất của cả nước. Đồng thời nơi đây hàng năm vào dịp Tết thì nhiệt độ vẫn cao hơn nhiều so với miền Bắc. Vậy nên sẽ có một số món ăn trong ngày Tết của miền Bắc sẽ không phù hợp với miền Trung. Bên cạnh đó, người miền Trung còn đưa vào mâm cỗ một số món ăn truyền thống rất được ưa thích tại một số tỉnh thành. Nhờ đó mà mâm cơm ngày Tết của họ sẽ trở nên độc đáo và tươm tất hơn. Những món ăn phổ biến hay có mặt trong mâm cỗ Tết gồm có:

- Thịt gà luộc

- Bánh Tét

- Bánh Chưng (một số nơi vẫn dùng bánh Chưng trong dịp Tết)

- Tôm chua

- Nem chua

- Thịt heo ngâm mắm

- Rau xào thập cẩm

- Nộm

- Món cuốn hỗn hợp

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam gồm những món ăn nào?

Người miền Nam là những người có bản tính phóng khoáng, không ưa sự phức tạp, cầu kỳ giống như người miền Bắc. Bên cạnh đó, do có khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông cho nên những món ăn trong ngày Tết của người miền Nam sẽ mang đậm dấu nét nơi đây. Một số món ăn phổ biến có trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam có thể kể đến như:

- Bánh Tét

- Canh khổ qua nhồi thịt

- Dưa giá

- Gỏi gà xé phay

- Thịt gà luộc

- Thịt kho tàu

- Lạp xưởng

- Chả lụa

- Chả giò rán

- Nộm thập cẩm

- Xôi vò

Mâm cỗ ngày Tết theo phong cách hiện đại

Càng về sau thì đời sống nhân dân ta ngày càng tốt hơn, thế hệ giới trẻ hiện đại ngày nay sẽ tiếp bước thế hệ cũ, sắm sửa và chuẩn bị những mâm cỗ Tết theo phong tục tập quán địa phương. Tuy nhiên do được sinh ra và lớn lên vào thời kỳ hòa bình, phát triển thịnh vượng của đất nước, do đó lối suy nghĩ của những người trẻ tuổi hiện nay có phần khác biệt so với thế hệ bố mẹ trước kia. Những món ăn bày biện trong mâm cơm ngày Tết vì thế mà không còn bị bó buộc bởi các món ăn truyền thống nữa mà sẽ có sự phá cách, thêm vào những món ăn độc đáo nhưng ngon miệng.

Ngoài các món ăn truyền thống như xôi, thịt gà, nem rán, giò lụa, canh măng,... một số món ăn sau đây cũng có thể được thêm vào mâm cỗ cúng ngày Tết của nhiều gia đình:

- Tôm chiên

- Thịt chân giò muối

- Dăm bông

- Xúc xích

- Giò thủ

- Gỏi cuốn

- Cá kho

- Súp hải sản

- Thịt bò cuốn lá lốt

- Salad

- Phở chiên

- Cua sốt cay

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở cả 3 miền

Mỗi vùng miền đất nước sẽ có những phong tục tập quán khác nhau. Nhờ đó mà ý nghĩa của mỗi mâm cỗ trong ngày Tết cũng sẽ khác nhau. Nhưng tất cả cũng đều mang giá trị tốt đẹp, thể hiện đúng tinh thần ngày Tết của người dân Việt Nam.

1. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc

Với các món ăn có trong mâm cơm Tết truyền thống của người dân miền Bắc, mỗi món ăn sẽ mang lại giá trị khác nhau, cụ thể như sau:

- Bánh chưng: Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Đồng thời thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Nem rán: Tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp giữa các thành viên gia đình.

- Thịt gà luộc: Tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng, cầu được ước thấy.

- Thịt đông: Tượng trưng cho sự gắn bó, hòa thuận.

- Giò lụa: Tượng trưng cho sự sang trọng, giàu sang, phú quý của gia đình.

- Xôi gấc: Tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi và thành công.

2. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung

Một số món ăn nổi bật có trong mâm cỗ Tết truyền thống của người dân miền Trung sẽ mang lại giá trị ý nghĩa như:

- Bánh Tét: Tượng trưng cho sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ với con cái. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.

- Tôm chua: Tượng trưng cho sự hài hòa của vạn vật, của đất trời và của con người.

- Thịt heo ngâm nước mắm: Tượng trưng cho sự hoàn hảo, sung túc, thịnh vượng.

- Nem chua: Tượng trưng cho sự nhiệt tình, hiếu khách, tình người của con dân miền Trung.

3. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam

Những món ăn truyền thống của người miền Nam tuy đơn giản, không phức tạp nhưng vẫn rất ngon miệng và truyền tải nhiều giá trị ý nghĩa tích cực:

- Bánh Tét: Tượng trưng cho sự no đủ, cầu mong một mùa vụ mới tốt tươi trong năm mới.

- Canh khổ qua nhồi thịt: Tượng trưng cho những điều tốt đẹp sẽ tìm đến chúng ta, khi mà tất cả khổ đau rồi sẽ trôi qua.

- Thịt kho tàu: Tượng trưng cho sự đoàn viên, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

- Dưa giá/củ kiệu: Tượng trưng cho mong muốn được giàu sang, tài lộc, thịnh vượng cho năm mới.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mam-co-ngay-tet-mien-bac-trung-nam-gom-nhung-gi-va...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mam-co-ngay-tet-mien-bac-trung-nam-gom-nhung-gi-va-co-y-nghia-ra-sao-d300202.html

Theo Thiện Nguyễn (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Trong văn hoá Việt Nam, ẩm thực được xem là công trình nghệ thuật tỉ mỉ, công phu. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được các du khách quốc tế gọi với cái tên ưu ái “thiên đường ẩm thực”. Xuyên suốt mảnh đất hình chữ S thân yêu, mỗi vùng miền đều có những món ăn thơm ngon, độc đáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực nước nhà. Miền Bắc cũng không phải một ngoại lệ. Miền Bắc Việt Nam nổi tiếng với những món ăn dân dã gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân địa phương

Miền Bắc có những món ăn dân dã nào? Món ngon dân dã miền Bắc có gì hấp dẫn mà làm cho người ta lưu luyến đến thế? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc ấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Khám phá nền ẩm thực bình dị của miền Bắc

Có thể nói, ẩm thực là tấm gương phản ánh được cuộc sống, con người của từng vùng miền – cái nôi sinh ra những món ăn ấy. Miền Bắc nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, do đó hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp. Nền văn hóa lúa nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hương vị, phong cách ẩm thực của người dân.

Ẩm thực miền Bắc phong phú, đa dạng nhưng gắn liền với cuộc sống hằng ngày

Mỗi địa phương khu vực miền Bắc đều mang đến hương vị ẩm thực đại diện cho nếp sống, sinh hoạt của người dân. Món ăn không chỉ là sự kết hợp các nguyên liệu mà ẩn chưa trong đó là câu chuyện lịch sử, câu chuyện của văn hóa. Cách kết nối món ngon dân dã miền Bắc cùng câu chuyện ý nghĩa giúp món ăn trở nên thu hút đối với mỗi người khi thưởng thức. 

Bài viết khác:

Tổng hợp các món ngon dân dã miền Bắc 

Canh cua

Canh cua là một trong những món ăn nổi tiếng và được rất nhiều người ưa chuộng. Đây là món ăn được chế biến từ cua – một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi,… và nấu với rau đay hoặc mồng tơi.  Thường người ta sẽ chọn cua đồng để nấu canh bởi cua đồng ăn thơm, béo, nhiều dinh dưỡng hơn do thức ăn của chúng trong tự nhiên.

Canh cua xuất hiện trong mâm cơm miền Bắc trong này oi nóng

Cua sau khi bắt về (thường bắt ở ruộng hay bờ sông) sẽ được sơ chế bằng cách bỏ yếm, sau đó đem giã bằng cối đá cho nhuyễn và lọc sạch sẽ. Đun nước cua vừa lọc đến khi sôi, cho rau vào chờ sôi đều rồi tắt bếp. Nấu canh cua đừng quên kết hợp với mướp hương để món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn nhé!

Canh cua là món ngon dân dã miền Bắc  thường được người nông dân chế biến mỗi mùa hè đến vì mang lại sự ngon miệng. Còn gì tuyệt vời hơn được ăn bát cơm chan với canh cua, ăn kèm cùng miếng cà pháo chua chua giữa ngày hè nóng bức. Món ăn này như một thức quà quê hương mà ai ăn qua một lần cũng phải nhớ mãi.

Canh cua kết hợp với cà pháo mang đến hương vị bình dị, gần gũi

Thịt nấu đông

Thịt nấu đông nằm trong top các món ngon dân dã miền Bắc gần gũi, thân thuộc với nhiều thế hệ người dân. Vào những ngày mùa đông, trong cái lạnh tê tái của miền Bắc, thịt kho đông là món ăn rất tốn cơm đấy nhé. Thịt được chọn để kho thường là thịt ba chỉ lợn, có cả nạc cả mỡ ăn để khi ăn không bị ngán. Ngoài ra, người ta còn cho thêm mộc nhĩ, nấm hương kết hợp với hành tím, tiêu bắc để gia tăng hương vị. Thịt đông khi nấu xong, nếu thời tiết mùa đông miền Bắc lạnh quá sẽ tự đông lại, còn thông thường người ta sẽ để trong tủ lạnh để đông lại.

Món thịt nấu đông là món ngon dân dã miền Bắc

Món ăn hoàn thành sẽ có lớp thạch trong suốt bao quanh những miếng thịt thơm ngon. Thịt đông mềm mềm, béo béo là món ăn xuất hiện trong mâm cơm gia đình vào ngày Tết. Mặc dù món thịt đông được chế biến đơn giản, nguyên liệu gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhưng mang đến cho mỗi người nhiều hoài niệm đáng nhớ. Thịt đông xuất hiện vào ngày Tết với ý nghĩa đủ đầy và may mắn cho các thành viên gia đình. 

Cá kho

Một trong những món ăn quen thuộc ở miền Bắc phải nhắc đến là cá kho. Người ta thường chọn cá trắm to để kho bởi thịt cá ngon, đằm, lượng mỡ vừa phải. Cá được xếp gọn gàng cùng thịt ba chỉ, kho trong niêu đất, được đun bằng củi, kết hợp với các nguyên liệu như: riềng, tỏi, ớt,… Cảm giác đầu tiên khi cắn miếng cá sự thơm ngon, săn chắc của cá, vị béo ngậy của thịt cùng những mùi vị quen thuộc đặc trưng. 

Cá kho ăn cùng với com nóng mang đến bữa cơm giá đình ấm cúng

Cá kho xuất hiện trong bữa cơm thường ngày của miền Bắc với hương vị đồng quê đặc trưng. Món ngon dân dã miền Bắc nổi tiếng với món cá kho làng Vũ Đại. Cá kho Vũ Đại được kho trên niêu đất kết hợp với gia vị đặc trưng khiến món ăn trở nên thân thuộc, thu hút. Vào mỗi dịp Tết đến cá kho Vũ Đại được nhiều người đặt hàng để thưởng thức trong những ngày Tết.

Phở

Sẽ thật thiếu sót nếu món ngon dân dã miền Bắc không nhắc đến phở. Đây là món ăn cực kỳ nổi tiếng, thể hiện đỉnh cao ẩm thực của người dân miền Bắc nói riêng. Chính vì lý do đó, khi đến miền Bắc, chắc chắn khách du lịch phải thưởng thức một tô phở thơm ngon, nóng hổi. Phở là món ăn thể hiện hồn cốt dân tộc và ý nghĩa ẩm sâu trong mỗi nguyên liệu.

Cách chuẩn bị nguyên liệu tỉ mỉ cùng cách chế biến công phu mang đến món ăn ấn tượng, thơm ngon. Xương ống được làm sạch, ninh thật nhừ, sau đó cho thêm hoa hồi, quế, các gia vị đặc trưng tạo nên một nồi nước dùng đặc trưng. Thịt bò hay thịt gà được thái hoặc xé mỏng thành từng miếng vừa ăn. 

Phở miền Bắc đa dạng về nguyên liệu, tỉ mỉ khi chế biến khiến ai đi xa cũng phải nhớ nhung

Một bát phở ngon là sự kết hợp hoàn hảo của nước dùng thanh ngọt, với từng miếng thịt mềm và từng sợi phở tươi. Phở ngon nhất khi nóng, ăn kèm với rau sống, thêm một chút chanh chua và ớt bột cay. Phở thật sự là một món ăn tuyệt vời, được lòng không chỉ người dân miền Bắc mà còn biết bao thực khách bốn phương.

Bún cá rô đồng

Bên cạnh phở, bún cá rô đồng cũng chính là một món ngon dân dã miền Bắc. Cá rô đồng nổi tiếng vì độ ngon, thơm, chắc thịt. Sau khi được làm sạch, cá được cắt thành từng miếng vừa ăn, chiên giòn trên chảo dầu nóng. Nước dùng được chuẩn bị chu đáo, có vị ngọt thanh, hơi chua. Khác với bún bò của Huế, bún ở miền Bắc sợi nhỏ, mỏng, trắng ngần. Cá được xếp lên trên, thêm vài khúc rau cần, sau đó chan thêm nước dùng. Đó là một sự kết hợp hoàn hảo của nước dùng thơm ngon, miếng cá thơm, ngon, giòn và vị thanh mát của rau.

Bún cá rô đồng được tạo nên từ hương vị đồng quê gần gũi, thân thuộc

Nem nắm

Nem nắm ở miền Bắc ngon không thua kém gì nem chua của Thanh Hóa. Thịt được chọn phải là thịt nạc mông, được sơ chế và kết hợp với thính. Thính được chính tay người dân làm từ gạo tám thơm, rang lên và giã mịn. Trộn đều thịt với thính để nem thơm hơn, không bị ngắn. Sau đó, nem được nắm lại thành từng nắm tròn chắc tay. Đây là món ngon dân dã miền Bắc không chỉ được cánh mày râu chọn làm mồi nhậu mà còn ăn kèm được trong mỗi bữa cơm gia đình.

Nem nắm thơm ngon kết hợp với nước chấm chua ngọt khiến mọi người ngon miệng hơn

Nếu đến với miền Bắc, bạn chắc chắn phải thử nem nắm nhé. Bạn có thể thưởng thức nem nắm Giao Thủy (Nam Định), nem Bùi ( Bắc Ninh), nem Phùng,… Đây là các địa phương tại miền Bắc nổi tiếng với món nem nắm thơm  ngon hấp dẫn.

Chả rươi

Chả rươi xứng đáng là món ăn nổi tiếng của miền Bắc với hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Rươi chỉ có ở một số tỉnh thành miền Bắc mà các vùng khác không có, thường có vào khoảng cuối thu đầu đông. Rươi trộn cùng với trứng, lá gấc, thịt lợn băm, hành hoa, thì là,… rán thành từng miếng mỏng. Khi ăn có thể cảm nhận được vị thơm, béo của rươi, tuy nhiên không bị ngán cho kết hợp với các gia vị kia. 

Chả rươi là món ngon dân dã miền Bắc với cách chế biến công phu

Rươi là loài thủy sinh xuất hiện theo mùa vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã chọn mua rươi và cất trữ trong tủ đá để sử dụng khi cần thiết. Người dân Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình nổi tiếng với món chả rươi bình dị kết hợp với nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.

Nem rán

Nem rán là món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của những gia đình miền Bắc. Thịt băm nhuyễn, trộn đều cùng miến, mộc nhĩ, trứng, cà rốt, rau mùi, húng Hà Nội, được gói trong những miếng đa nem mỏng. Nem được gói thành từng cái nhỏ, sau đó rán giòn trên chảo dầu đến khi vàng thì gắp ra và cắt bé từng miếng vừa ăn.

Nem rán – món ăn được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận

Nem ăn kèm với rau sống, chấm với nước mắm pha tỏi ớt rất ngon. Khi cắn miếng nem, ta có thể cảm nhận được vị giòn tan bên ngoài, bên trong mềm, ngọt, không bị khô, ăn cùng rau không hề bị ngán. Phần nhân của chả nem tùy theo khẩu vị gai đình có thể thay đổi phủ hợp để mang đến chất lượng tốt nhất. Món chả nem được thực hiện đơn giản nhưng đòi hỏi khâu chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, tươm tất. Chả nem xứng đáng là món ngon dân dã miền Bắc làm hài lòng mọi du khách từ lần đầu thưởng thức.

Chả mực

Khi đến với miền Bắc, đặc biệt là vùng biển Quảng Ninh, bạn không thể bỏ qua chả mực – món ăn dân dã được yêu thích. Mực được chọn là mực mai to, mình dày, còn tươi sống. Sau khi đánh bắt về, ngư dân sơ chế, bỏ mai, râu đen, da, ruột,… thái từng miếng nhỏ cho vào cối. Chả mực giã bằng tay là ngon nhất. Sau khi giã rối, chả được nặn thành từng miếng và chiên trên chảo dầu nóng. Chả mực ăn dai, giòn, béo, thơm mà không hề có vị tanh.

Chả mực Quảng Ninh – món quà tinh túy từ biển cả

Nhiều gia đình miền Bắc thường tự tay chế biến chả mực để làm món ăn hằng ngày. Chả mực là món ăn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, sốt chua ngọt, nấu phở. Ở mỗi món ăn, chả mực vẫn giữ trọn vẹn hương vị bình dị, gần gũi gắn liền với nếp sinh hoạt của mọi người.

Bún đậu mắm tôm

Với thực khách trong và ngoài nước, bún đậu mắm tôm chắc hẳn không còn xa lạ gì. Bún tươi được làm thành từng cuộn nhiều sợi, cắt thành từng miếng vừa ăn. Đậu xắt nhỏ, chiên vàng trên chảo dầu nóng. Mắm tôm có mùi đặc trưng, khi ăn cho thêm vài lát ớt, vắt chanh sủi bọt.

Mẹt bún đậu mắm tôm thơm ngon, cuốn hút

Bún đậu được bày thành mẹt lớn và ăn kèm có nem rán, chả cốm, thịt ba chỉ. Sự kết hợp hoàn hảo của những nguyên liệu ấy và đặc biệt là mùi vị của mắm tôm làm cho người ta ăn mà nhớ mãi. Đây là món ngon dân dã miền Bắc được nhiều người yêu thích.

Chả cá

Ẩm thực miền Bắc đa dạng không thể không nhắc đến chả cá. Chả cá được chế biến từ cá lăng – loại cá ngọt thịt, rất thơm và ít xương. Món cá này được tẩm ướp tròn vị, nướng trên bếp than hoa sau đó được rán lại trên chảo mỡ. Chả cá thơm ngon được chế biến thành món sốt cà chua, xào chua ngọt giúp mâm cơm gia đình trở nên phong phú, đa dạng.

Chả cá miền Bắc – món ăn bình dị gắn liền với tuổi thơ

Mắm cáy

Nói đến miền Bắc, có lẽ bên cạnh mắm tôm, người ta chắc chắn sẽ đề cập đến mắm cáy – loại mắm giản dị nhưng lại rất được lòng người ăn. Nếu nếm thử mắm cáy một lần, chắc chắn bạn sẽ muốn được thử lại món ngon dân dã miền Bắc  này đó. Để làm được một chai mắm cáy thật sự rất kỳ công. Cáy sau khi làm sạch, được giã nhuyễn trong cối, ủ cùng muối từ 2 – 3 tháng mới có thể ăn được.

Mắm cáy chấm rau luộc là món ăn đưa cơm hấp dẫn

Mắm cáy ngon là mắm có màu nâu đỏ, khi cho mì chính và vắt chanh rồi ngoáy đểu sẽ sủi bọt. Mắm cáy chấm rau muống luộc chính xác là món ăn tuyệt vời cho ngày hè oi ả của miền Bắc. Không chỉ người dân ở vùng nông thôn miền Bắc mới yêu thích món mắm này mà người thành thị thực sự rất trân quý thứ đặc sản gợi nhớ cả về quê hương của mình. Người dân cả nước coi đây là thứ quà quê hiếm có, dân dã, giản dị mà nồng thắm tình người.

Ẩm thực miền Bắc mang dấu ấn đặc trưng của vùng đất này. Mỗi món ngon dân dã miền Bắc đều thể hiện được cách chế biến tài hoa của người dân nơi đây. Đến với vùng đất này, người ta không chỉ có thăm quan cảnh sắc thiên nhiên mà chắc hẳn đều phải thử qua những món ẩm thực nơi đây. Bao đời nay, những món ăn dân dã miền Bắc đi vào từng bữa cơm, là nét truyền thống độc đáo mà không đâu có được. 

Video liên quan

Chủ đề