Ý nghĩa của các loại bánh người chăm

Câu “Bánh tét ở dưới - Bánh Sakaya ở trên" thể hiện sự quan trọng của bánh Sakaya trong văn hóa ẩm thực người Chăm. 

Không rõ bánh Sakay có mặt trong ẩm thực người Chăm từ khi nào, chỉ biết vào những dịp lễ hội như Katé, đám cưới, đám tang... bánh mới được làm để cúng và đãi khách. Đặc biệt, bánh chỉ dùng để đãi những khách quý, trẻ nhỏ ít được cơ hội thưởng thức.

Trứng tươi là nguyên liệu chính để làm bánh Sakaya.

Để có được chén bánh Sakaya thơm phức, khâu đầu tiên phải chuẩn bị nguyên vật liệu làm gồm trứng, đường, đậu phộng rang và gừng giã nhuyễn. Những bà mẹ Chăm khéo tay sẽ chọn trứng vịt loại to và tươi. Đậu phộng hạt đem rang chín rồi đem giã sao cho hạt bẻ làm ba, làm bốn là vừa. Gừng tươi giã thật nhuyễn đựng trong chén nhỏ để chuẩn bị trộn với hỗn hợp trứng. 

Trứng được đập ra trộn với đường và đánh sao cho thật nhuyễn, nếu không, sau khi đem hấp đường sẽ đọng lại làm bánh mất ngon và không đẹp mắt. Hỗn hợp này có màu vàng, sền sệt, được pha thêm đậu phộng rang cùng gừng giã nhuyễn. Bánh Sakaya nhất thiết phải có gừng với lượng vừa đủ. Gừng giã nhuyễn trộn với bánh sẽ tạo mùi vị rất đặc trưng. 

Sau khi trộn đều hỗn hợp trứng, đường, đậu phộng rang và gừng giã nhuyễn, công đoạn cuối cùng là đem đi hấp. Hỗn hợp này được cho vào những chiếc chén nhỏ, đem bỏ vào nồi chưng cách thủy, lửa riu riu. Khoảng 10 phút sau, khi nồi nước sôi sùng sục, khói bốc lên nghi ngút sẽ lan tỏa mùi thơm thoang thoảng của bánh. Mở nắp nồi, dùng đũa châm vào bánh để bánh chín đã chín chưa. Bánh chín màu vàng đẹp mắt, phảng phất mùi thơm của đậu phộng và gừng. 

Chén bánh Sakaya thơm ngon.

Đến đây, chén bánh Sakaya thơm phức được bưng ra, đặt trịnh trọng trên mâm cúng “salao takai” truyền thống của người Chăm. Mùa Katé, anh em đi làm ăn xa về nhà quây quần bên gia đình. Đại diện dòng họ sẽ làm lễ “éw muk kei” (cúng gia tiên). Trên bàn cúng có bánh tét (tapei anung), hoa quả, rượu, và không thể thiếu Sakaya.

Bà con lâu ngày gặp mặt, câu chuyện được bắt đầu bằng lời chào, hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn. Lúc này, bánh Sakaya sẽ được bưng ra để mọi người cùng thưởng thức lúc còn nóng mới ngon. Bánh Sakaya cùng tách trà nóng là sự kết hợp thú vị nhất. Bánh ngon có vị ngọt của đường, vị béo ngậy của trứng và đậu phộng kèm hương thơm của gừng, mang đến cho thực khách mùi vị quê hương, đậm đà tình cảm của người Chăm.

Mâm cúng người Chăm trong lễ Katé không thể thiếu bánh Sakaya.

Những chiếc bánh ngọt khác, người ăn một hai cái đã thấy ngán nhưng với bánh Sakay của người Chăm, ăn đến 4-5 chén mà vẫn còn thèm và luyến tiếc. Câu chuyện cứ kéo dài, tách trà thường xuyên được châm nước nóng để thưởng thức bánh Sakaya đến khi nào tiệc tan, mọi người xin phép nhau ra về.

Nếu có dịp ghé làng Chăm, bạn hãy nhờ bà mẹ Chăm khéo tay làm mấy chén bánh Sakaya thật ngon để thưởng thức và làm quà. 

Bài và ảnh: Paka Jatrang 

Trong 3 ngày 15, 16, 17-3, Lễ hội Bà Thu Bồn diễn ra tại xã Duy Tân (H.Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Là một trong những lễ hội lớn nhất xứ Quảng,  những hoạt động vui chơi, giải trí tại lễ hội Bà Thu Bồn luôn thu hút đông du khách các nơi về tham dự. Ngoài giá trị là một lễ hội dân gian, lễ hội còn là sự kết tinh quá trình lịch sử lâu dài thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Vu Gia (Quảng Nam). Theo thông lệ, lễ hội tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, là dịp người dân nơi đây tỏ lòng thành kính, biết ơn sự che chở của Bà Thu Bồn cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước được bình an, ấm no.

Trần Quốc Cường đang chế biến bánh Linh của người Chăm.

Một điều thú vị rất dễ nhận thấy trong lễ hội Bà Thu Bồn, đó là các loại bánh trong lễ hội đều khá lạ mắt và ít thấy trên thị trường. Đặc biệt là bánh củ gừng, thức cúng không thể thiếu trong mâm lễ dâng bà. Đây cũng là loại bánh thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người Việt trên vùng đất thánh. Bà Hoa (một trong số ít người biết làm bánh củ gừng) cho biết trước giải phóng, chỉ những nhà khá giả mới làm bánh gừng. Từ sau ngày giải phóng, khi đời sống dần dần khá lên, hầu hết nhà nào cũng làm bánh gừng trong dịp lễ, Tết. "Những năm gần đây, thị trường xuất hiện nhiều loại bánh ngon đẹp mắt nên bánh củ gừng ít được chuộng nữa nhưng chúng tôi vẫn làm và dâng lên Bà Thu Bồn trong ngày lễ, mâm lễ nếu không có loại bánh này thì coi như không đủ lễ". Nguyên liệu làm bánh củ gừng là hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu rồi đem giã nhuyễn. Bột được các chị, các cô khéo léo nặn thành hình giống củ gừng đem chiên giòn rồi nhúng vào nước đường sẽ cho ra những chiếc  bánh bóng mịn và không bị cong. Cuối cùng là phơi khô bánh khoảng 10-15 phút để tăng độ giòn... "Một dịp tình cờ xem tivi tôi được biết bánh củ gừng là một trong những lễ vật không thể thiếu của đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận để dâng cúng tổ tiên với mong ước cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc. Từ đó tôi mới biết thì ra loại bánh này có gốc gác từ người Chăm. Có lẽ từ xa xưa họ đã sinh sống trên mảnh đất này và đã dạy lại cách làm cho người Việt"-bà Hoa cho biết.

Bánh gừng là vật phẩm không thể thiếu trong mâm lễ cúng bà Thu Bồn.

Tại lễ hội Bà Thu Bồn, gian hàng Không gian ẩm thực Chămpa của hai bạn trẻ Dương Diễm My và Trần Quốc Cường thu hút đông thực khách. Lựa chọn làm hai loại bánh nổi tiếng nhất của người Chăm là bánh Linh và Sakaya, hai bạn trẻ mong muốn truyền tải thông điệp về giao lưu văn hóa giữa cộng đồng người Chăm và người Việt thông qua quảng bá ẩm thực Chăm trên vùng đất Thánh địa Mỹ Sơn. Diễm My cho biết, để có được chén bánh Sakaya thơm phức, đầu tiên phải chuẩn bị nguyên vật liệu gồm trứng, đường, đậu phộng rang và gừng giã nhuyễn. Phải chọn trứng vịt loại to và tươi. Đậu phộng hạt rang chín rồi giã sao cho hạt bẻ làm ba, làm bốn là vừa. Gừng tươi giã thật nhuyễn đựng trong chén nhỏ để chuẩn bị trộn với hỗn hợp trứng. Trứng đập ra trộn với đường và đánh thật nhuyễn, nếu không, sau khi đem hấp đường sẽ đọng lại làm bánh mất ngon và không đẹp mắt. Gừng tươi được giã nhuyễn trộn với bánh sẽ tạo mùi vị rất đặc trưng. Sau khi trộn đều hỗn hợp trứng, đường, đậu phộng rang và gừng giã nhuyễn, công đoạn cuối cùng là đổ bánh vào những chiếc chén nhỏ rồi hấp chín.

Diễm My cho biết công thức làm bánh học từ cuốn ẩm thực Chăm của tác giả Kiều Maily-một nghệ sĩ người Chăm. Sau nhiều lần tập tành làm thử,  My mang thành phẩm cho một số anh chị người Chăm đang làm việc tại Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn nếm thử thì được khuyến khích tham dự lễ hội Bà Thu Bồn để có thể quảng bá ẩm thực Chăm đến mọi người. Chịu trách nhiệm khâu chế biến bánh Linh, Trần Quốc Cường cho biết những ngày tham gia lễ hội số lượng bánh Linh bán ra khiến Cường khá hài lòng. "Mặc dù làm từ những nguyên liệu rất quen, cũng gần như các loại bánh bột chiên của người Việt nhưng khi ăn bánh Linh lại có cảm giác rất khác. Bánh giòn, ngọt vừa phải nên trẻ em rất "ghiền". Tụi em hy vọng thông qua mùa lễ hội này, ẩm thực Chăm sẽ có ấn tượng trong lòng du khách", Cường cho biết.

Có lẽ, chính sự hòa quyện của văn hóa các dân tộc anh em trên vùng đất Thánh đã tạo nên một lễ hội Bà Thu Bồn vô cùng đặc sắc, ấn tượng. Để rồi, những ngày cuối xuân, du khách các nơi lại tụ tập về đây lắng nghe câu chuyện văn hóa của vùng đất thượng nguồn sông Thu, tạo nên một thương hiệu lễ hội rất riêng của xứ Quảng.

ĐỒNG DAO

Bánh gừng của người Chăm

Thạch Vinh

08:00 10/12/2019

Người Chăm sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều món ăn ngon, lạ như: Tung lò mò (lạp xưởng bò), pài pa ghênh (canh thính) và nhiều loại bánh hấp dẫn: tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya, kadaor (giống bánh đúc)… Trong đó, ginraong laya (bánh gừng) được nhiều người nhắc tới bởi đây là bánh truyền thống, có mặt trong tất cả lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm.

Trong tiếng Chăm, ginrong có nghĩa là “càng”; laya là “gừng”. Bánh ginrong laya nghĩa nôm na là bánh gừng có dáng nửa như “càng” cua, nửa như củ “gừng”. Đây là loại bánh gắn bó với người Chăm, làm nên một phần văn hóa tinh thần của đồng bào Chăm.

Trong những dịp lễ hội, người Chăm thường làm bánh củ gừng ghim vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ cùng với bánh tét, bánh gang tay. Đặc biệt nhất là vào dịp cưới hỏi, tết Katê, bánh củ gừng bao giờ cũng được đặt trên hết, là lễ vật quan trọng nhất. Đồng bào Chăm dâng cúng tổ tiên bánh gừng với mong ước cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Phụ nữ Chăm tỏ ra rất khéo lèo với các món bánh. Chỉ với nguyên liệu chính là bột nếp, gừng tươi, đường cùng chút men rượu, người phụ nữ Chăm đã tạo ra những chiếc bánh hình củ gừng mang đầy hương vị hấp dẫn.

Khi làm bánh gừng, người Chăm sẽ cho nước sôi vào trong bột để cho bánh dẻo và nặn dễ dàng hơn. Lòng trắng và lòng đỏ trứng gà sẽ được đánh cho nổi rồi bỏ bột nếp vào trộn thật dẻo. Cuối cùng cho bột vào cối nhỏ giã nhuyễn rồi lấy lên từng nắm và bắt đầu nặn. Bánh được nặn thủ công, giống như hình củ gừng.

Bánh sau khi nặn xong bỏ vào chảo chiên khoảng 5 phút, cho thật vàng thì bánh mới cứng và giòn. Tiếp đó, lấy bánh ra nhúng vào nước đường đã thắng giúp bánh bóng mịn và không bị cong. Cuối cùng gắp từng cái lên mâm phơi cho khô để tăng độ giòn cứng.

Muốn cho bánh gừng để lâu mà vẫn giữ được độ giòn, người ta cho bánh chín nóng vừa mới lấy ra từ chảo dầu đang nóng nhúng vào nước đường được nấu với một ít gừng. Sau khi nhúng bánh được để chỗ có gió cho nhanh ráo.

Những chiếc bánh gừng được chế biến đơn giản nhưng lại có mùi vị thơm ngon, béo bổ, giòn ngọt từ bột nếp và trứng gà, trứng vịt. Tất cả những người phụ nữ người Chăm ở Ninh Thuận đều biết làm món bánh củ gừng này.

Tuy cách làm bánh đơn giản nhưng để có bánh ngon cũng cần có những bí quyết riêng. Trong đó, từng khâu đều phải lo chu đáo, cẩn trọng: gạo nếp thơm, hạt to, trắng đục và không bị gãy được ngâm và vo kỹ rồi đi xay và đăng bột cho ráo, hoặc cũng có thể xay gạo thành bột khô. Ngoài ra, dầu ăn dùng để rán bánh phải được khử bằng nửa chén tỏi giã nát để cho ra chiếc bánh gừng vàng óng, dậy hương thơm.

Người Chăm còn gọi bánh ginrong laya là “bánh giận hờn” vì nó có ý nghĩa liên quan đến tích “Đá hòn vọng phu” của người Chăm - một câu chuyện cảm động về sự chờ đợi của người vợ. Nàng đã làm bánh gừng và mang lên tảng đá ngồi ăn và chờ chồng cho tới khi bị hóa đá. Người chồng lên thuyền đi chinh chiến xa mãi không trở về; người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Mỗi chiều, người chinh phụ làm bánh ginrong laya đi xuống bãi biển ném xuống nhờ loài cá gửi đi cho chồng với lời nhắn nhủ mong chóng trở về sum họp. Lâu ngày, bánh ginrong laya hóa thành san hô trùng trùng dưới đáy biển Cà Ná với nhiều hình thù đẹp, lạ và bắt mắt…

Chủ đề: lễ hội món ngon món ăn người chăm Bánh gừng bánh truyền thống

Video liên quan

Chủ đề