Ý nghĩa của bảng đánh giá công nợ khách hàng

Chương 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ, TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Tóm tắt: Chương này cung cấp cho người học những nội dung cơ bản sau đây: - Phân tích tình hình công nợ, tình hình thanh toán +Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ

Show
    • Phân tích công nợ phải thu: (Phân tích cơ cấu và sự biến động của nợ phải thu, Phân tích tình hình thu hồi nợ phải thu)
    • Phân tích công nợ phải trả ( Phân tích cơ cấu và sự biến động của nợ phải trả, Phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả) - Phân tích khả năng thanh toán 3 Phân tích tình hình công nợ và tình hình thanh toán. 3.1. Ý nghĩa phân tích công nợ. Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nôi dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm, các khoản công nợ ít, không dây dưa kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển. Các khoản công nợ tồn đọng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và làm cho các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tình hình công nợ của doanh nghiệp ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn, do vậy doanh nghiệp cần thường xuyên phân tính tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    Phân tính tình hình công nợ phải thu của khách hàng, của các đối tượng khác nhau giúp cho nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản nợ: phải thu của các đối tượng nào, các khoản phải thu chưa đến hạn, các khoản phải thu đến hạn, các khoản phải thu quá hạn,..ác định tính hợp lý của các khoản nợ phải thu từ đó có các biện pháp thu hồi nợ phù hợp đồng thời đưa ra các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng chính xác hơn. Phân tích tình hình công nợ phải trả giúp cho nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản phải trả: Phải trả cho các đối tượng nào, các khoản phải trả đến hạn, các khoản phải trả chưa đến hạn, các khoản phải trả quá hạn... từ đó đưa ra các biện pháp thanh toán phù hợp cho từng đối tượng. Mặt khác phân tích các khoản phải thu, phải

    trả còn nhận diện dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh.

    Qua phân tích tình hình công nợ phải thu và phải trả người bán giúp cho nhà quản trị có cơ sở đưa ra các điều khoản trong các hợp đồng kinh tế có độ tin cây cao nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng và chiếm dụng. Đồng thời cũng là cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ chế thu, chi nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

    3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu.

    3.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải thu

    Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: Phải thu của khách hàng, phải thu của người bán về việc ứng trước tiền, phải thu của cán bộ công nhân viên, phải thu của các đối tương khác... Khi phân tính ta thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc qua nhiều thời điểm để thấy quy mô và tốc độ biến động của từng khoản phải thu, cơ cấu của các khoản phải thu... Các thông tin từ kết quả phân tích là cơ sở khoa học để nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp cho từng khoản phải thu cụ thể như:

    • Tăng cường giám sát từng khoản phải thu
    • Quyết định đưa ra chính sách khuyến mại, chiết khấu phù hợp.
    • Ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ đối với từng khách hàng cụ thể
    • Giây sức ép đối với từng khách hàng.
    • Bán các khoản phải thu cho các Công ty mua bán nợ. ...

    Đối với các khoản phải thu, khi phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:

    Biểu số 3.: Phân tích tình hình công nợ phải thu

    Chỉ tiêu

    KG KPT So sánh

    ST TT ST TT ± % TT

    (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

    Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do Bảng cân đối kế toán chưa phân loại nợ phải thu theo thời gian nên khi phân tích, các chỉ tiêu nợ phải thu sử dụng để phân tích là "Phải thu khách hàng" và "Các khoản phải thu khác".

    3.1.2.2ân tích tình hình thu hồi công nợ phải thu. Nợ phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị cá nhân khác chiếm dụng. Quản lý và thu hồi tốt các khoản công nợ, tránh để tình trạng bị chiếm dụng vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp:

    • Thu hồi nợ tốt có thể giúp bảo đảm sự lành mạnh về tài chính của Doanh nghiệp, để có thể phát triển và hoạt động một cách hiệu quả và chất lượng nhất.
    • Thu hồi nợ tốt có thể khắc phục khó khăn cũng như các vấn đề liên quan đến lợi nhuận của Doanh nghiệp, vì mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào là tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để gia tăng lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải thu hồi tốt các khoản nợ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ đó làm lành mạnh tình hình tài chính, khả năng thanh toán và các vấn đề khác.
    • Thu hồi nợ tốt có ý nghĩa quyết định sự sống còn của Doanh nghiệp và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với các đối tác trên thị trường.

    Qua phân tích có thể đánh giá được tình hình thu hồi công nợ, những nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó có những giải pháp thu hồi tốt công nợ, tránh bị tình trạng chiếm dụng vốn.

    Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: (1) Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn (vòng): Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Do số nợ phải thu trong các doanh nghiệp chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính cho số tiền hàng bán chịu. Tuy nhiên các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng doanh thu thuần về bán hàng. Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn được tính theo công thức:

    Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn

    \=

    Tổng số tiền hàng bán chịu (hoặc doanh thu thuần) Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ

    doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).

    Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau: Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn

    \=

    Nợ phải thu ngắn hạn đầu năm + cuối năm 2 Ngoài cách tính trên, chỉ tiêu "Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn” còn có thể tính cho toàn bộ các khoản phải thu ngắn hạn hay từng khoản phải thu cụ thể (phải thu người bán, phải thu nội bộ...). Mỗi cách tính sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được tình hình thanh toán theo từng đối tượng.

    (2) Thời gian thu tiền bình quân: Thời gian thu tiền (còn gọi là thời gian quay vòng các khoản phải thu ngắn hạn hoặc kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu các khoản phải thu ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

    Thời gian thu tiền bình quân

    \=

    Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên, thời gian thu tiền ngắn quá sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bán hàng.

    Hai chỉ tiêu “ Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn” và “thời gian thu tiền” có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nếu số vòng quay các các khoản phải thu càng lớn thì thởi gian thu tiền càng nhanh và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

    Khi phân tích, cần tính toán và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian thu tiền lớn hơn thời gian bán chịu qui định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm; ngược lại, số ngày qui định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian thu hồi tiền hàng bán ra, chứng tỏ việc thu hồi nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời gian.

    Đối với các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh, chỉ tiêu "Thời gian thu tiền" còn có thể tính theo công thức sau:

    Trong đó: Nợ quá hạn 4. Phải trả người lao động Trong đó: Nợ quá hạn 5. Phải trả nội bộ Trong đó: Nợ quá hạn 6. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Trong đó: Nợ quá hạn 5. Các khoản phải trả khác Trong đó: Nợ quá hạn II. Nợ phải trả dài hạn

    1. Phải trả người bán Trong đó: Nợ quá hạn
    2. Phải trả nội bộ Trong đó: Nợ quá hạn
    3. Phải trả dài hạn khác Trong đó: Nợ quá hạn

    Cộng:

    Số nợ còn phải trả cũng được thu thập dựa vào Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khoản phải trả được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán.

    Đối với các nhà phân tích trong nội bộ doanh nghiệp, để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp, khi phân tích còn phải sử dụng các tài liệu kế toán quản trị để xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả; xem xét các biện pháp mà đơn vị áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ; phân tích các nguyên nhân dẫn đến các khoản tranh chấp nợ phải thu, phải trả.

    3.1.3.2ân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả.

    Nợ phải trả là bộ phận nguồn vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị cá nhân khác trong quá trình kinh doanh, bộ phận nguồn vốn này doanh nghiệp được phép sử dụng trong quá trình kinh doanh. Bằng việc phân tích tình hình thanh toán công nợ phải trả của doanh nghiệp, ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, việc chấp hành kỷ luật thanh toán, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

    Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, thanh toán kịp thời, không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần dây dưa, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng sủa, khả năng thanh toán thấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình thanh toán công nợ, ta có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.

    Để phân tích ta sử dụng các chỉ tiêu sau: (1) Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn (vòng) phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải trả ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng. Cũng tương tự như chỉ tiêu "Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn”, chỉ tiêu này cũng được tính cho số tiền mà doanh nghiệp mua chịu về vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ theo công thức: Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn

    \=

    Tổng số tiền chậm trả

    Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và tình hình thanh toán nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn điều đó sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, do doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ...).

    Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải trả được tính như sau:

    Thời gian thanh toán bình quân =

    Số tiền hàng còn phải trả cuối năm

    Mức tiền chậm trả bình quân 1 ngày Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải trả tại thời điểm phân tích), các nhà quản lý biết được khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể trả hết các khoản nợ hiện tại.

    (3) Hệ số trả nợ cho biết tỷ lệ giữa số tiền đã trả và phải trả trong kỳ.

    Hệ số trả nợ =

    Nợ đã trả trong kỳ

    Nợ phải trả trong kỳ

    Trong đó: - Nợ đã trả trong kỳ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả mà doanh nghiệp đã trả trong kỳ.

    • Nợ phải trả trong kỳ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ. Phân tích chỉ tiêu trên nếu Hệ số trả nợ = 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn phải trả trong kỳ. Nếu < 1 thì có nghĩa doanh nghiệp chưa thanh toán đủ các khoản nợ phải trả trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất khó khăn, không thanh toán kịp thời, đầy đủ các khoản nợ phải trả.

    3.1. Phân tích mối quan hệ công nợ phải trả, công nợ phải thu

    (1) Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả:

    Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả =

    Nợ phải thu

    Nợ phải trả

    x

    (2) Tỷ lệ nợ phải thu đến hạn so với nợ phải trả đến hạn

    Tỷ lệ nợ phải thu đến hạn so với nợ phải trả đến hạn =

    Nợ phải thu đến hạn

    Nợ phải trả đến hạn

    x

    3. Phân tích khả năng thanh toán

    3.2 Ý nghĩa phân tích khả năng thanh toán

    Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

    Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững.

    Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp có khả năng ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp như thế nào.

    Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

    3.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

    Để đáng giá khả năng thanh toán chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

    (1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

    Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

    Tổng tài sản

    Nợ phải trả

    Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Thông thường hệ số này luôn lớn hơn 1, các chủ nợ sẽ yên tâm hơn khi doanh nghiệp có hệ số này cao, nếu yêu cầu doanh nghiệp huy động nợ phải trả không được vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu thì hệ số này là 1,33 lần, nếu hệ số này là 2 lần thì tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là 1/1, khi hệ số này lớn hơn 2 thì càng an toàn cho chủ nợ nhưng đòn bẩy tài chính sẽ thấp...

    Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

    Tiền và Đầu tư tài chính ngắn hạn

    Nợ ngắn hạn

    Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

    (3) Hệ số khả năng thanh toán tức thời

    Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

    Tiền và tương đương tiền

    Nợ quá hạn, nợ đến hạn trả

    Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

    Lưu ý: Các chỉ tiêu trên mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế. Có thể lý giải do các nguyên nhân chủ yếu sau:

    Thứ nhất, do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo, lượng hàng tồn kho tăng lên, lượng tiền và tương đương tiền giảm xuống còn rất ít. Tình hình này thường xẩy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ, có những thời điểm mà doanh nghiệp buộc phải dự trữ hàng tồn kho lớn (dự trữ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tết, khai trường, khai hội; thu mua nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản... theo mùa...).

    Thứ hai, lý do chủ quan các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo. Chẳng hạn, muốn nâng cao trị số của các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý tìm cách ngụy tạo sao cho các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm xuống. Công việc này thực sự không hề khó khăn với các nhà quản lý và kế toán; chẳng hạn, những ngày cuối kỳ (cuối quí, cuối năm), mặc dầu hàng đã về, đã nhập kho nhưng kế toán tạm để ngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu nhưng kế toán lại ghi nhận

    như đã thu, nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm. Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bù trừ giữa nợ phải thu dài hạn với nợ phải trả dài hạn...

    Để khắc phục tình hình trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, cần kết hợp với chỉ tiêu " Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền ". Hệ số này sẽ khắc phục được nhược điểm của 2 chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.

    (5) Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

    Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền =

    Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh

    Nợ ngắn hạn bình quân

    Chỉ tiêu này cho biết dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ từ hoạt động kinh doanh có thể đảm bảo hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân. Nếu trong mỗi kỳ kinh doanh đều tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần dương sẽ gia tăng dự trữ tiền cho kỳ sau, và lượng tiền này càng lớn thì doanh nghiệp càng có tiềm lực tài chính mạnh, ổn định để thanh toán nợ ngắn hạn cho các chủ nợ. Còn khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm thì sẽ gây khó khăn trong ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, hơn nữa dòng tiền nội sinh này mất cân đối sẽ khiến doanh nghiệp phải tìm đến các dòng tiền dài hạn để ứng phó nhu cầu thanh toán ngắn hạn, đó là dấu hiệu không tốt về thanh toán nợ cũng như quản trị dòng tiền.

    Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.

    (6)Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

    Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

    EBIT

    Lãi vay phải trả

    liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán (khả năng đáp ứng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp, sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay); còn với khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới...), trong đó có thể chi tiết theo tháng, quí, 6 tháng, năm...

    Để thuận tiện cho việc phân tích, ta có thể lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng đáp ứng thanh toán. Trên cơ sở bảng phân tích này, tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới, thanh toán trong 6 tháng tới...). Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng đáp ứng thanh toán trong từng giai đoạn hay không để đề ra các chính sách phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm khả năng đáp ứng thanh toán (khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán hay trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán" < 1), các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn lâm vào tình trạng phá sản.

    Bảng 3 : Phân tích nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán Số tiền I. Nhu cầu ngắn hạn I. Khả năng đáp ứng trong ngắn hạn

    1ác khoản phải thanh toán ngay 1ác khoản có thể dùng để thanh toán ngay a. Các khoản nợ quá hạn: