Xây dụng khung lý luận nghiên cứu khspưd

Xây dụng khung lý luận nghiên cứu khspưd

 Dự án Việt - Bỉ “ Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học , THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

 Cuốn tài liệu này được biên soạn với sự hợp tác tích cực của chuyên gia quốc tế, Tiến sĩ Christopher Tan (quốc tịch Hồng Kông) và các chuyên gia giáo dục trong nước, PGS,TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện KHGDVN, GS,TS Trần Bá Hoành nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo viên và các chuyên gia GD của Viện KHGD, Bộ GD&ĐT Việt Nam.

 Tài liệu NCKHSPƯD nhằm giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, quy trình, phương pháp NCKHSPƯD đã được chuẩn hoá quốc tế hiện đang được thực hiện rộng rãi tại các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Hông Kông, Thái Lan Tại các nước này, NCKHSPƯD không chỉ là công việc của những nhà nghiên cứu giáo dục mà nó đã trở thành công việc thường xuyên của giáo viên.

 NCKHSPƯD nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp/ tác động để thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện trạng giáo dục (trong phạp vi hẹp, môn học, lớp học, trường học ). Đồng thời thông qua NCKHSPƯD giáo viên, cán bộ quản lý được nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN VIỆT – BỈ ------------- Nghiªn cøu khoa häc s­ ph¹m øng dông Hà Nội, 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lí ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh NC Nghiên cứu NCKHSPƯD Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở TĐ Tác động TN Thực nghiệm PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học MỤC LỤC Lời nói đầu Trang 4 Phần thứ nhất: Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu cơ bản 5 A. Giới thiệu về NCKHSPƯD 6 A1. Tìm hiểu về NCKHSPƯD A2. Phương pháp NCKHSPƯD 6 10 B. Cách tiến hành NCKHSPƯD 12 B1. Xác định đề tài nghiên cứu 12 B2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu B3. Đo lường - Thu thập dữ liệu 18 26 B4. Phân tích dữ liệu 45 B5. Báo cáo đề tài NCKHSPƯD 67 C. Lập kế hoạch nghiên cứu 75 D. Phản hồi 77 Phần thứ hai: Hướng dẫn áp dụng NCKHSPƯD trong điều kiện thực tế Việt Nam 83 A. Một số vấn đề chung 84 B. Hướng dẫn cụ thể 86 B1. Xác định đề tài nghiên cứu 86 B2. Lựa chọn thiết kế 88 B3. Đo lường – thu thập dữ liệu 90 B4. Phân tích dữ liệu 92 B5. Đánh giá đề tài NCKHSPƯD 93 Phần thứ ba: Phụ lục Phụ lục 1. Hướng dẫn cách sử dụng công thức tính toán trong phần mềm Excel Phụ lục 2. Mẫu báo cáo Phụ lục 3. Mẫu lập kế hoạch NC Phụ lục 4. Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD Phụ lục 5. Tên một số đề tài NCKHSPƯD của GV Việt Nam và GV các nước trong khu vực Phụ lục 6. Một số đề tài minh hoạ 95 96 105 106 107 109 111 LỜI NÓI ĐẦU Dự án Việt - Bỉ “ Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học , THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Cuốn tài liệu này được biên soạn với sự hợp tác tích cực của chuyên gia quốc tế, Tiến sĩ Christopher Tan (quốc tịch Hồng Kông) và các chuyên gia giáo dục trong nước, PGS,TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện KHGDVN, GS,TS Trần Bá Hoành nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo viên và các chuyên gia GD của Viện KHGD, Bộ GD&ĐT Việt Nam. Tài liệu NCKHSPƯD nhằm giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, quy trình, phương pháp NCKHSPƯD đã được chuẩn hoá quốc tế hiện đang được thực hiện rộng rãi tại các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Hông Kông, Thái LanTại các nước này, NCKHSPƯD không chỉ là công việc của những nhà nghiên cứu giáo dục mà nó đã trở thành công việc thường xuyên của giáo viên. NCKHSPƯD nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp/ tác động để thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện trạng giáo dục (trong phạp vi hẹp, môn học, lớp học, trường học). Đồng thời thông qua NCKHSPƯD giáo viên, cán bộ quản lý được nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. NCKHSPƯD còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho GV, CBQL nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh PP dạy & học, PP giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế . Tài liệu gồm III phần : Phần I : Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu cơ bản Phần II: Áp dụng NCKHSPƯD vào thực tế Việt Nam Phần III: Phụ lục Hy vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp ích cho GV, CBQL có cơ sở để thực hiện, chứng minh những sáng tạo của mình, từ những sáng kiến kinh nghiệm trở thành các nghiên cứu mang tính khoa học có sức thuyết phục và hiệu quả cao. Tài liệu không tránh khỏi những sai sót, hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của GV, CBQL và những người quan tâm đến NCKHSPƯD. Xin trân trọng cảm ơn. Ban QLDA PHẦN THỨ NHẤT LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN A. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG A1. TÌM HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG I. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì? Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới của GV, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu. Khi lựa chọn biện pháp tác động (là một giải pháp thay thế cho giải pháp đang dùng) giáo viên cần tham khảo nhiều nguồn thông tin đồng thời phải sáng tạo để tìm kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế. Để thực hiện nghiên cứu, người làm công tác giáo dục (giáo viên – CBQL giáo dục) cần biết các phương pháp chuẩn mực để đánh giá tác động một cách hiệu quả. Hoạt động NCKHSPƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – CBQLGD trong thế kỷ 21. Với NCKHSPƯD, giáo viên – CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác. “Trong quá trình NCKHSPƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh” (Rawlinson, D., & Little, M. (2004). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida). “Ý tưởng về NCKHSPƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện NCKHSPƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, T. R. (2000). Đánh giá phát triển chuyên môn Thousand Oaks, CA: NXB Corwin). II. Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó: Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học. Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá. Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học). Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực (Soh, K. C. & Tan, C. (2008). Hội thảo về NCKHSPƯD. Hong Kong: EL21). III. Chu trình NCKHSPƯD Thử nghiệm Kiểm chứng Suy nghĩ Chu trình NCKHSPƯD Chu trình nghiên cứu tác động bao gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệm và Kiểm chứng. . Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế. . Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học/trường học. . Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không. Hiểu sâu hơn về NCKHSPƯD giúp chúng ta biết rằng NCKHSPƯD là một chu trình liên tục tiến triển. Chu trình này bắt đầu bằng việc giáo viên quan sát thấy có các vấn đề trong lớp học hoặc trường học. Những vấn đề đó khiến họ nghĩ đến các giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng. Sau đó, giáo viên thử nghiệm những giải pháp thay thế này trong lớp học hoặc trường học. Sau khi thử nghiệm, giáo viên tiến hành kiểm chứng để xem những giải pháp thay thế này có hiệu quả hay không. Đây chính là bước cuối cùng của chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng. Việc hoàn thiện một chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng trong NCKHSPƯD giúp giáo viên phát hiện được những vấn đề mới như: Các kết quả tốt tới mức nào? Chuyện gì xảy ra nếu tiến hành thay đổi nhỏ ở chỗ này hay chỗ khác? Liệu có cách giảng dạy thú vị hay hiệu quả hơn không? Tóm lại, NCKHSPƯD tiếp diễn không ngừng và dường như không có kết thúc. Điều này làm cho nó trở nên thú vị. Giáo viên tham gia NCKHSPƯD có thể liên tục làm cho bài giảng của mình cuốn hút và hiệu quả hơn. Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới. Chu trình suy nghĩ, thử nghiệm, kiểm chứng là những điều giáo viên cần ghi nhớ khi nói về NCKHSPƯD. IV. Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Để giáo viên có thể tiến hành NCKHSPƯD có hiệu quả trong các tình huống thực tế, chúng tôi đã mô tả quy trình nghiên cứu dưới dạng một khung gồm 7 bước như sau: Bảng A1.1. Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bước Hoạt động 1. Hiện trạng Giáo viên - người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường. Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn 01 nguyên nhân mà mình muốn thay đổi 2. Giải pháp thay thế Giáo viên - người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại. 3. Vấn đề nghiên cứu Giáo viên - người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết. 4. Thiết kế Giáo viên - người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu. 5. Đo lường Giáo viên - người nghiên cứu xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu. 6. Phân tích Giáo viên - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê. 7. Kết quả Giáo viên - người nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị. Khung NCKHSPƯD này là cơ sở để lập kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng theo khung NCKHSPƯD, trong quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu. . Xây dựng đề cương NCKHSPƯD A2. PHƯƠNG PHÁP NCKHSPƯD Trong NCKHSPƯD có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: cả hai cách tiếp cận nghiên cứu này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều nhấn mạnh việc nhìn lại quá trình của giáo viên về việc dạy và học, năng lực phân tích để đánh giá các hoạt động một cách hệ thống, năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến những người ra quyết định hoặc những nhà giáo dục quan tâm tới vấn đề này. Tài liệu này nhấn mạnh đến nghiên cứu định lượng trong NCKHSPƯD vì nó có một số lợi ích sau: Trong nhiều tình huống, kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu (ví dụ: điểm số của học sinh) có thể được giải nghĩa một cách rõ ràng. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng đem đến cho giáo viên cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá. Đó là những nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu định lượng. Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc tế. Đối với người nghiên cứu, thống kê giống như một ngôn ngữ thứ hai và kết quả NCKHSPƯD của họ đượ ... h đặt câu hỏi thay vì đưa ra đáp án quá vội vàng. Do đó, HS học cách thảo luận với nhau và suy nghĩ kỹ hơn chứ không chỉ tìm đến câu trả lời của GV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện trong hành vi thực hiện nhiệm vụ trong lớp học. Chúng tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPƯD vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung chủ yếu vào việc HS chấp nhận hỗ trợ lẫn nhau trong giờ toán và những thay đổi hành vi của HS đối với việc học môn Toán. HS hỗ trợ lẫn nhau là một phương pháp thu hút sự tham gia của HS phù hợp với triết lý đổi mới giáo dục của Singapore “Dạy ít, học nhiều”. Những HS học tốt hơn có vai trò là HS hỗ trợ sẽ giải thích, đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp. HS nhận hỗ trợ được hưởng lợi nhờ được giải thích và khuyến khích đặt câu hỏi mà không sợ bị lúng túng trước lớp. HS được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và phối hợp, hợp tác với nhau. Cuối cùng, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây cho các nhà giáo dục có mong muốn thực hiện hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học: Để đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau, GV nên linh hoạt trong việc sắp xếp HS theo cặp, khuyến khích HS đưa ra phản hồi tức thời về hoạt động của bạn HS trong cặp. Dựa vào những phản hồi này, GV có thể sắp xếp lại hợp lý các cặp HS hỗ trợ và HS nhận hỗ trợ. Các nhiệm vụ được giao nên có độ khó nhất định để HS nhận hỗ trợ có thể học hỏi từ HS hỗ trợ. Tuy nhiên các nhiệm vụ quá khó có thể khiến hầu hết HS phải nhờ đến sự hỗ trợ GV, do vậy không đạt được mục đích của hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau. GV cần đảm bảo có sự hướng dẫn đầy đủ đối với những nhiệm vụ khó. PHỤ LỤC 6.3. Đề tài Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày B.M.Drew và các cộng sự, 1982 Khung nghiên cứu: Hiện trạng - 2 em HS lớp 3 là Jeff và David thường xuyên không làm bài tập Toán trên lớp. - Cách giáo viên thường áp dụng đối với các em học sinh này là khiển trách; giữ các em ở lại trong giờ giải lao hoặc sau giờ tan trường; góp ý nhẹ nhàng hoặc phạt, thuyết phục;... Giải pháp thay thế Giáo viên sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày để thông báo cho cha mẹ học sinh về hành vi có tiến bộ của các em. Khi đó, cha mẹ các em sẽ khen ngợi - cho phép các em xuống dưới nhà chơi. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán không? Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán. Thiết kế Thiết kế đa cơ sở AB. Quan sát việc hoàn thành bài tập toán của 2 học sinh trước và sau tác động Đo lường Tỷ lệ hoàn thành - số lượng các bài tập được hoàn thành. Độ chính xác - số lượng các bài tập được giải chính xác. Phân tích So sánh đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở với đường đồ thị ở giai đoạn có tác động. Kết quả Cả Jeff và David đều có cải thiện về tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập. Như vậy, bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của cha mẹ HS, GV đã có thể khiến Jeff và David thay đổi hành vi trong tiết Toán và cải thiện đáng kể điểm số. Hiện trạng Giáo viên – người nghiên cứu thấy có hai em học sinh trong lớp thường xuyên không làm bài tập toán trên lớp và giáo viên đã đưa ra nhiều biện pháp như trách phạt, giữ lại sau giờ học, góp ý, thuyết phục Những cách làm đó có không đem lại. Liệu giáo viên có nên tiếp tục những cách làm không hiệu quả? Không, họ cần tìm ra giải pháp thay thế. Giải pháp thay thế Giáo viên - người nghiên cứu chọn một giải pháp thay thế là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của cha mẹ học sinh. Cuối mỗi tiết Toán, giáo viên kiểm tra xem liệu Jeff (và David) đã hoàn thành tất cả các bài tập được giao hay chưa. Nếu như các em đã hoàn thành, giáo viên sẽ đánh dấu lên thẻ và ký tên. Em học sinh sẽ mang tấm thẻ đó về nhà và đưa cho mẹ xem. Sau khi nhìn thấy đánh dấu của giáo viên xác nhận Jeff đã hoàn thành bài tập, mẹ Jeff có thể khen ngợi và cho phép em xuống dưới nhà chơi. Đây là thoả thuận giữa giáo viên với mẹ của Jeff và Jeff cũng biết điều này. Nói cách khác, việc được xuống dưới nhà chơi tuỳ thuộc vào việc Jeff có hoàn thành toàn bộ bài tập Toán trên lớp hay không. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán không? Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán. Thiết kế Thiết kế sử dụng trong nghiên cứu này là Thiết kế đa cơ sở AB. Giáo viên ghi chép kết quả học tập của Jeff vài ngày trước khi bắt đầu nghiên cứu. Đây là giai đoạn cơ sở. Ở giai đoạn này, không có tác động nào được thực hiện để thay đổi hành vi của Jeff. Sau đó, thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng. Tác động này còn được gọi là can thiệp. Giáo viên vẫn tiếp tục ghi chép kết quả của Jeff. Chúng ta hãy tìm hiểu thiết kế của nghiên cứu này: Trong ngôn ngữ nghiên cứu, giai đoạn cơ sở được gọi là A. Giai đoạn tác động được gọi là B. Thiết kế mà ví dụ này sử dụng chỉ có một giai đoạn cơ sở, một giai đoạn tác động và được gọi là thiết kế AB. Có thể ngừng tác động sau giai đoạn B, có nghĩa là quay trở lại A. Cũng có thể lại tiếp tục giai đoạn B sau giai đoạn A thứ hai. Do vậy, thiết kế này được mở rộng để trở thành thiết kế ABAB. Với thiết kế phức tạp hơn này, có thể khẳng định chắc chắn hơn về ảnh hưởng của giai đoạn B. Giáo viên áp dụng phương pháp tương tự với David nhưng với một giai đoạn cơ sở khác là 10 ngày. Kết quả tương tự như kết quả của Jeff. Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập của David ở giai đoạn cơ sở trung bình khoảng 35%. Trong giai đoạn có tác động, tỷ lệ hoàn thành bài tập của David là 100% và độ chính xác trung bình là 80%. Trong thiết kế nghiên cứu này, chúng ta thấy giai đoạn cơ sở A đối với Jeff là 4 ngày nhưng đối với David là 10 ngày. Do có hai đường cơ sở khác nhau nên thiết kế này được gọi là thiết kế đa cơ sở AB. Lưu ý: có thể sử dụng thiết kế này cho hai học sinh trở lên (ví dụ: 4 học sinh). Trong trường hợp như vậy, chúng ta có thể có nhiều giai đoạn cơ sở hơn (ví dụ: tới 4 giai đoạn cơ sở). Tại sao lại có các giai đoạn cơ sở khác nhau? Lý do chính là để tăng độ giá trị của dữ liệu bằng việc kiểm soát nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ tiềm ẩn là nguy cơ đối với độ giá trị của bản thân dữ liệu, do một yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới biến số phụ thuộc này. Trong trường hợp ở đây, nguy cơ tiềm ẩn đề cập tới những yếu tố khác (ngoài thẻ báo cáo hằng ngày) cũng đã có thể thay đổi hành vi của Jeff. Vì hai học sinh cùng lớp nên về mặt lôgíc, những gì xảy ra trong lớp học làm thay đổi hành vi của Jeff thì cũng sẽ thay đổi hành vi của David. Rõ ràng, khi nhìn vào hai đường đồ thị, chúng ta không thấy nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng của việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày rõ rệt hơn. Đo lường Các công cụ đo mà nghiên cứu này sử dụng gồm tỷ lệ hoàn thành bài tập trên lớp và độ chính xác trong giải bài tập của học sinh. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là thay đổi thói quen không làm bài tập toán của Jeff và David. Do vậy, phép đo đầu tiên là đếm số bài tập học sinh hoàn thành sau khi được giao. Đây chính là tỷ lệ hoàn thành. Vì giáo viên phải đánh dấu các bài tập đã hoàn thành nên cũng đồng thời ghi số bài tập được giải chính xác. Đây chính là độ chính xác. Trong nghiên cứu này, chúng ta thấy không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Phân tích Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập được biểu thị dưới dạng các đường đồ thị thể hiện hành vi của Jeff và David trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn có tác động. Nếu hành vi giải bài tập Toán trên lớp của các em có tiến bộ, chúng ta sẽ thấy đường đồ thị ở giai đoạn có tác động cao hơn đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở. Trường hợp này đúng là như vậy. Chúng ta cũng thấy rằng không có phép kiểm chứng nào được sử dụng để kiểm tra kết quả. Chúng ta chỉ cần quan sát đường đồ thị để rút ra kết quả. Kết quả Quan sát đường đồ thị cho thấy hai học sinh đã có thay đổi trong hành vi làm bài tập Toán trên lớp. Cả hai em đều đã hoàn thành nhiều bài tập hơn và đạt điểm cao hơn trong giai đoạn có tác động so với giai đoạn cơ sở. Chúng ta hãy nhìn vào đường đồ thị biểu thị kết quả học tập của Jeff. Giai đoạn cơ sở kéo dài 4 ngày, trong đó Jeff chỉ hoàn thành rất ít bài tập (khoảng 5%). Hơn nữa, điểm của em cũng rất thấp. Từ ngày thứ 5 trở đi, thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng. Mẹ của Jeff chỉ cho phép em xuống dưới nhà chơi sau khi thấy có đánh dấu của giáo viên trên thẻ, xác nhận em đã hoàn thành tất cả các bài tập được giao. Như chúng ta thấy, sau khi bắt đầu có tác động, Jeff đã hoàn thành tất cả bài tập Toán trên lớp. Đáng ngạc nhiên là điểm của Jeff đã tăng trung bình khoảng 85%. Do vậy, bằng việc đơn giản là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của mẹ học sinh, giáo viên đã có thể khiến Jeff thay đổi hành vi trong tiết Toán và cải thiện đáng kể điểm số. Vấn đề : Điều chỉnh nghiên cứu như thế nào cho phù hợp? 1. Liệu có thể điều chỉnh thiết kế nghiên cứu này cho phù hợp với lớp học của bạn? 2. Bạn muốn thay đổi hành vi nào của học sinh? 3. Liệu có thể thực hiện nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh được không? Tại sao? 1. Liệu có thể điều chỉnh thiết kế nghiên cứu này cho phù hợp với lớp học của bạn? Có, mỗi lớp học đều có các học sinh không làm bài tập như Jeff và David, không chỉ trong giờ học môn Toán mà cả trong giờ học các môn khác. Chúng ta có thể áp dụng quy trình như trong thiết kế nghiên cứu này (có điều chỉnh hoặc không) để uốn nắn các hành vi tương tự vì quy trình đó không áp dụng để giải quyết riêng một loại hành vi cần cải thiện nào cả. Một điểm quan trọng trong ví dụ này là giáo viên thấy được khoảng thời gian Jeff và David có tiến bộ (hoàn thành bài tập tại lớp). 2. Bạn muốn thay đổi hành vi nào của học sinh? Trong một lớp học luôn có rất nhiều hành vi mà giáo viên muốn thay đổi. Những hành vi cá biệt này bao gồm đi học muộn, phát biểu tự do, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, không chú ý, nộp bài muộn, vô lễ, hay gây gổ, dễ nổi cáu, vv ... Bạn có thể kể tên rất nhiều hành vi tương tự! 3. Liệu có thể thực hiện nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh được không? Tại sao? Có, có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh. Nghiên cứu trong ví dụ 1 coi Jeff và David là hai cá nhân riêng biệt. Thực tế, trong lớp học, có thể có một số học sinh có hành vi cần cải thiện tương tự. Có thể xếp các em vào một nhóm trong nghiên cứu. Cách làm này mang lại thêm một lợi ích đó là ảnh hưởng của nhóm đối với các học sinh, đặc biệt là với các học sinh cuối cấp Tiểu học và học sinh Trung học cơ sở thì sức ép của nhóm có ảnh hưởng rất rõ nét. Tất nhiên, trong nghiên cứu đo một nhóm, hành vi của từng cá nhân vẫn được ghi chép nhưng đường đồ thị thì thể hiện chung cho cả nhóm.