Vụ hợp tác quốc tế bộ khoa học công nghệ

Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) trực thuộc Bộ Công Thương là đơn vị nghiên cứu triển khai đầu ngành trong cả nước về lĩnh vực khoáng sản và luyện kim. 


Để khẳng định vai trò là Viện đầu ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn do Lãnh đạo Bộ giao và từng bước xây dựng Viện phát triển theo mô hình doanh nghiệp khoa học - công nghệ, Viện đã chủ động liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và đẩy mạnh hợp tác Quốc tế để học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới.


Hiện tại Viện đã xây dựng được quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, trao đổi kinh nghiệm, tài liệu và tổ chức tham quan công nghệ, thực tập ngắn hạn với các tổ chức khoa học công nghệ cũng như các tập đoàn công nghiệp mỏ - luyện kim của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Thụy Điển, Nga, Úc, Mỹ, Canada…

Thông qua các hoạt động hợp tác Quốc tế như vậy, VIMLUKI đã khẳng định được tiềm lực về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với các đối tác Quốc tế, nhiều hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ của các Tập đoàn nước ngoài đã được tin tưởng giao cho VIMLUKI thực hiện mà gần đây nhất là hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ giữa VIMLUKI với Tập đoàn Atlantic của Úc được ông Hoàng Văn Khanh - Viện trưởng VIMLUKI và ông Micheal Minosora - Tổng giám đốc Tập đoàn Atlantic ký kết tại khách sạn Sofitel Metropol Hà Nội ngày 27 tháng 9 năm 2011 dưới sự chứng kiến của ông Allaster Cox, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Úc tại Việt Nam và đại diện Bộ Công Thương Việt Nam.


Đàm phán hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ giữa VIMLUKI và ATLANTIC

Lễ ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ giữa VIMLUKI và ATLANTIC

(Đại sứ Liên bang Úc- thứ 3 từ bên phải)

Tệp đính kèm :

Download file PDF - Download File DOC

I. Chức năng

Tham mưu giúp Tổng Cục trưởng về khoa học công nghệ, môi trường và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Về công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ:

a) Tham mưu tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật;

b) Chủ trì thẩm định trình Tổng Cục trưởng công bố tiêu chuẩn cơ sở;

c) Chủ trì thực hiện rà soát, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Về công tác khoa học công nghệ:

a) Tham mưu xây dựng để Tổng Cục trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ về giao thông vận tải đường bộ; tổ chức thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện các đề tài, đề án về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ do Tổng cục chủ trì; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ;

c) Là đầu mối tiếp nhận và triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

d) Chủ trì thẩm định quy trình bảo trì công trình thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Cục trưởng;

đ) Chủ trì tham mưu công tác kiểm định cầu trên quốc lộ; công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cấp I và cấp đặc biệt; quản lý hệ thống quản lý giám sát giao thông (ITS);

e) Tham gia giải quyết, xử lý kỹ thuật công nghệ đối với các dự án xây dựng, sửa chữa bảo trì và khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ;

g) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng Khoa học công nghệ và Môi trường của Tổng cục và Hội đồng Khoa học sáng kiến Cơ quan Tổng cục.

3. Về công tác môi trường giao thông vận tải đường bộ:

a) Tham mưu tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

c) Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc Tổng cục;

d) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương dự toán nhiệm vụ đánh giá tác động môi trường và tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các dự án do Tổng cục làm chủ đầu tư.

4. Về công tác hợp tác quốc tế:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế của Tổng cục theo phê duyệt, phân công của Bộ Giao thông vận tải;

b) Chủ trì xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về đường bộ;

c) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức xúc tiến đầu tư; tổ chức tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ;

d) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ;

đ) Chủ trì thực hiện công tác quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài của Tổng cục;

e) Thu thập thông tin đối ngoại để tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục về chính sách phát triển, kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ;

g) Chủ trì thực hiện công tác lễ tân đối ngoại của Tổng cục; thực hiện phiên dịch, biên dịch tài liệu trong các hoạt động hợp tác quốc tế của Tổng cục.

5. Tham mưu quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng Cục trưởng.

6. Tổ chức xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại Cơ quan Tổng cục và các đơn vị trực thuộc.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.

Phó Vụ trưởng Phụ trách: Nguyễn Thanh Thảo

Phó Vụ trưởng: Trần Thị Thùy Dung

I. Vị trí và chức năng:

Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học, Công nghệ là tổ chức thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng quản lý khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; văn bản phúc đáp các tổ chức, cá nhân theo phân công của Tổng Cục trưởng.

2. Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ dài hạn, 5 năm, hàng năm của Tổng cục.

3. Hướng dẫn thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án, đề tài khoa học, công nghệ của Tổng cục sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ theo chức năng nhiệm vụ của Vụ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

5. Kiểm tra, giám sát quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ; phối hợp thẩm định các chương trình, dự án và đề tài có đầu tư trang thiết bị khoa học và công nghệ.

6. Chủ trì đánh giá tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ; xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị; đề xuất chương trình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục.

7. Nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; là đầu mối tiếp nhận, phát triển, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục.

8. Quản lý hoạt động sáng kiến, sáng chế, phát minh khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục; hướng dẫn áp dụng các sáng kiến, sáng chế, phát minh, kết quả nghiên cứu khoa học; thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ, Hội đồng Sáng kiến, Sáng chế và Sở hữu trí tuệ.

9. Chủ trì xây dựng kế hoạch, đề xuất chương trình hợp tác quốc tế song phương, đa phương và tổ chức đàm phán, ký kết, gia nhập, sửa đổi công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về địa chất và khoáng sản dài hạn, 5 năm, hàng năm.

10. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan đón tiếp và làm việc với các cá nhân, tổ chức quốc tế theo uỷ quyền của Tổng Cục trưởng.

11. Chủ trì xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nội dung, thủ tục đối ngoại để lãnh đạo Tổng cục làm việc với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế và đi công tác ở nước ngoài.

12. Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm; là đầu mối tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

13. Là đầu mối đảm bảo tuân thủ việc thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thuộc lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

14. Cập nhật các thông tin quan trọng thuộc lĩnh vực địa chất, khoáng sản trên thế giới cung cấp cho Lãnh đạo Tổng cục và các cơ quan, đơn vị của Tổng cục.

15. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính hoạt động của Vụ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.

16. Quản lý công chức, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định.

17. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu về tình hình nhiệm vụ các lĩnh vực công tác được giao.

18. Thực hiện hoạt động dịch vụ theo chức năng nhiệm vụ và quy định của pháp luật.

19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.

III. Cơ cấu tổ chức:

Lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học, Công nghệ có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học, Công nghệ chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng về các nhiệm vụ được giao; điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ.

Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Video liên quan

Chủ đề