Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là bao nhiều

Cụ thể, Nghị định quy định mức vốn pháp định đối với các loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng như sau: Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD); Công ty tài chính: 500 tỷ đồng; Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng; Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn: 0,5 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Nghị định quy định, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định trên, chậm nhất vào ngày 30/6/2021.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp có văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có biện pháp bảo đảm có vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định trên.

CKH

Thị trường

  • Tin tức

  • Tin BVSC
    Tin thị trường
    Tin kinh tế
    Tin tài chính- Ngân hàng
    Tin bất động sản
    Tin ngành - hàng hóa
    Tin doanh nghiệp
    Tin đấu giá
    Nhận định chuyên gia

  • Lịch sự kiện

  • Công cụ đầu tư

  • Top doanh nghiệp
    Tìm kiếm, lọc cổ phiếu
    Tải dữ liệu Metastock/AmiBroker

Tài chính - Ngân hàng

Vốn pháp định: Ngân hàng Nhà nước có vốn pháp định 10.000 tỷ đồng

Chinhphu.vn - 26 Tháng Giêng 2013 -

Facebook |
Twitter |
Google |
In tin |
Gửi email |

Theo Quyết định 07/2013/QĐ-TTg về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng các loại vốn: Vốn pháp định; tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; vốn đi vay; vốn khác.

Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 tỷ đồng. Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn: Các nguồn vốn hiện có (gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định); nguồn vốn được bổ sung (gồm vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có); khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định); chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; nguồn vốn khác (nếu có).

Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm theo quy định để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính. Đối với Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, số dư thực của Quỹ không vượt quá 1 lần mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Còn mức tối đa của Quỹ dự phòng tài chính không vượt quá 25% vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước.

Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào cuối ngày 31/12 năm dương lịch.


Theo Quyết định 08/2013/QĐ-TTg, chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước gồm 4 phần: 1- Hệ thống tài khoản kế toán; 2 - Chứng từ kế toán; 3- Sổ kế toán; 4- Báo cáo tài chính.

Cụ thể, hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước bao gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước gồm có các nhóm tài khoản và tài khoản: tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác theo quy định của Chính phủ để thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia; phát hành tiền và nợ phải trả; cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước; quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối;...

Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động; Thuyết minh báo cáo tài chính.

Tin mới

Chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm 17/05/2022
Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục tăng 17/05/2022
Ngân hàng phá thế 'độc canh' tín dụng 17/05/2022
Ngân hàng tư nhân đang bứt tốc 17/05/2022
Ngân hàng Việt trên “sàn đấu” quốc tế 17/05/2022
Lo ngại các khoản nợ xấu “trong tương lai” 17/05/2022
“Kền kền” tài chính tấp nập săn mồi M&A 17/05/2022
SSI Research: Đồng VND giảm giá 17/05/2022
Ngân hàng yếu kém: Sẽ có các cuộc ‘lột xác’ trong thời gian tới? 13/05/2022
Giá USD ngân hàng niêm yết tăng 13/05/2022

Tin trước

Nhức nhối nợ xấu: Bắt buộc tổ chức tín dụng bán nợ xấu 26/01/2013
Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối: NHNN đủ lực can thiệp thị trường vàng 26/01/2013
KInh tế khó khăn: Vốn ngoại hẹp cửa mua nợ xấu 26/01/2013
Tỷ giá ngoại tệ: Yên Nhật hướng đến chuỗi giảm kỷ lục 26/01/2013
Kinh tế Mỹ: Xuất hiện thêm các dấu hiệu tích cực 26/01/2013
Biến động lãi suất: Vẫn còn ngân hàng huy động vốn vượt trần 26/01/2013
Nhức nhối nợ xấu: Nợ xấu của ngân hàng nào cao nhất? 26/01/2013
Khó khăn ngân hàng: Agribank mất gần 9.000 tỷ đồng vì giảm lãi suất 26/01/2013
LienVietPostBank: Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% trong 2013 26/01/2013
Khó khăn ngân hàng: Ngành Ngân hàng nhìn từ cột mốc 2012 26/01/2013

Tin nổi bật

THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHÀO BÁN CỔ PHẦN CỦA...
Thông báo trả lãi kỳ tính lãi 07 của Trái...
THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ BÁN LÔ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY...
THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ THAM DỰ CHÀO BÁN...
KẾT QUẢ PHIÊN ĐẤU GIÁ CÔNG KHAI THEO LÔ C...

Các chỉ số CK thế giới

  • Châu Mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu

Thị trường Chỉ số Thay đổi


Xem thêm

Nghe/ xem bình luận của BVSC

  • Hướng dẫn GD cổ phiếu lô lẻ
  • Hướng dẫn GD qua điện thoại
  • Xem thêm

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán BẢO VIỆT

Điều khoản sử dụng website | Mạng lưới BVSC | Liên hệ

Khách hàng cá nhân

  • Công cụ giao dịch trực tuyến
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Dịch vụ lưu ký chứng khoán
  • Quản lý tài khoản và Tra cứu thông tin
  • Giao dịch ký quỹ

Khách hàng tổ chức

  • Dịch vụ môi giới Chứng khoán
  • Sản phẩm và dịch vụ gia tăng
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư

Ngân hàng đầu tư

  • Sản phẩm dịch vụ
  • Thành tích và giải thưởng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Hội sở

Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 3928 8080- Fax: (84-24) 3928 9888
Email:

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (84-28) 3914 6888- Fax: (84-28) 3914 7999
Email:

Video liên quan

Chủ đề