Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 25: Thế giới rừng xanh trang 26, 27, 28, 29 chi tiết VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 25: Thế giới rừng xanh

Đọc 

Bài đọc 1: Sư tử xuất quân

Câu hỏi và bài tập Đọc hiểu 

Câu 1 trang 26 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn như thế nào?

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Câu 2 trang 27 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2:  Tìm ví dụ để thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân.

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất khỏe

Sư tử giao cho gấu việc xung phong tấn công vì gấu to, khỏe và dũng mãnh

Sư tử giao cáo ngồi trong luận bàn mưu kế vì cáo rất khôn ngoan, mưu mẹo

Sư tử giao cho khỉ việc lừa quân địch vì nhanh nhẹn, thông minh.

Sư tử giao cho lừu phải thét to giữa trận tiền để doạn quân địch vì lừa có tiếng thét vang như kèn.

Thỏ được giao việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay.

Câu 3 trang 27 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Nếu được đặt một tên khác cho câu chuyện, em sẽ chọn tên nào?

a) Ông vua khôn ngoan.

b) Nhìn người giao việc.

c) Ai cũng có ích.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án: c) Ai cũng có ích.

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 trang 27 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Ghép đúng:

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Câu 2 trang 28 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2:  Đặt những dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Trả lời:

Hổ, báo hoa mai, tê giác, gấu ngựa, gấu chó là những động vật quý hiếm, cần được bảo vệ.

Bài đọc 2: Động vật “bế” con như thế nào ?

Câu hỏi và bài tập đọc hiểu

Câu 1 trang 28 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Viết tên những con vật có cách tha con giống như tha mồi.

Trả lời:

Những con vật có cách tha con như tha mồi là: mèo, hổ, báo, sư tử,cá sấu...

Câu 2 trang 28 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Những con vật nào cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng?

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Trả lời:

Những con vật cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng là chuột túi, gấu túi, thiên nga.

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Câu 3 trang 28 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Những con vật nhỏ nào không được tha, địu hay cõng mà phải tự đi theo mẹ?

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Trả lời:

Những con vật nhỏ không được tha, địu hay cõng mà phải tự đi theo mẹ là ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con,... phải tự đi, lẽo đẽo, bám sát mẹ để không bị lạc hay tụt lại sau.

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 trang 29 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Dựa vào thông tin từ bài học, em hãy hoàn thành bảng sau

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

Bài viết 2:

Câu hỏi trang 29 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2: Dựa vào những điều đã quan sát và trao đổi với bạn ở tiết học trước, hãy viết 4 - 5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật).

Trả lời:

VD 1: Tôi viết về chiếc gối ôm hình con khỉ. Chiếc gối dài, rất mềm và ấm áp. Mặt con khỉ rất buồn cưới. Mắt nó được làm bằng hai cúc áo màu đen, lưỡi nó thè ra tinh nghịch. Khi ngủ, tôi thích ôm chiếc gối hình con khỉ và tôi ngủ rất ngon.

VD 2: Tôi rất thích loài sóc. Đây là bức tranh tôi cắt dán một con sóc. Nó nhỏ bé và hiền lành, Lông nó màu xám, chiếc đuôi xù tuyệt đẹp. Đôi mắt nó đen láy, tinh nhanh. Tôi ước một ngày nào đó được đi vào rừng ngắm sóc chạy nhảy.

Với bài giải Tập làm văn Tuần 22 trang 26 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 26

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

1, Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng :

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già:

- Hình ảnh so sánh:

- Hình ảnh nhân hóa:

Trả lời:

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều

2, Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

Trả lời:

   Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lả chuối xác xơ trông thương lắm ...

Câu 1

Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Tả lá cây

Lá bàng

          Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

b) Tả thân cây và gốc cây

Cây sồi già

         Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

         Bấy giờ đã đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.

Thep Lép Tôn-xtôi

a) Đoạn tả lá bàng

Tả sự thay đổi của lá bàng

b) Đoạn tả cây sồi

- Tả sự thay đổi của cây sồi già

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hóa

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng đoạn văn rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

a)  Đoạn tả lá bàng

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây sồi

- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh : nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa : Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.

Câu 2

Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của một cây mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

-  Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả.

- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.

- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Lời giải chi tiết:

         Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. Và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lá chuối xác xơ trông thương lắm ...