Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc không ngừng học hỏi

Để có thể phát triển và khẳng định bản thân, con người cần không ngừng học hỏi, phấn đấu để trang bị cho mình những hành trang vững chắc. Bài văn mẫu ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi dàn ý, phải học hỏi sẽ giúp các em hiểu hơn về vấn đề này. Các em hãy cùng tham khảo với Mobitool nhé!

Ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi

Soạn văn 6: Học thầy học bạn, thuộc sách Chân trời sáng tạo đầy đủ chi tiết hãy cùng tham khảo nhé !

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Sống, phải học hỏi”

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

  • Học là gì?
  • Giải thích nội dung vấn đề: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.

b. Tại sao sống phải luôn học hỏi không ngừng

  • Kho tàng tri thức ngày một phong phú, đa dạng, nếu không học hỏi, con người sẽ trở nên lạc hậu…(Còn tiếp)

“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ đã thể hiện vai trò quan trọng của việc học đối với mỗi một con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Sống, phải học hỏi”. Quan điểm này đã khẳng định sống và học là hai đường thẳng song song cùng nhau tồn tại và giúp con người hoàn thiện bản thân mình.

Học là quá trình tri nhận, tiếp thu, khám phá tri thức. Việc học sẽ giúp con người nắm bắt những tri thức, kinh nghiệm quý báu do thế hệ cha ông để lại. Quan điểm “Sống, phải học hỏi” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.

Vậy thì, tại sao trong suốt quá trình sống, làm việc, con người cần không ngừng nỗ lực học hỏi? Như chúng ta đã biết, kho tàng tri thức của nhân loại giống như một đại dương bao la, đồng thời không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng theo nhịp độ phát triển của xã hội. Bởi vậy, nếu không duy trì việc học hỏi, con người sẽ không thể cập nhật kịp thời những tri thức mới, và vô tình biến bản thân trở thành người lạc hậu, và không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nguồn nhân lực tiên tiến, chất lượng cao của “thời kì công nghệ 4.0”. Học là con đường duy nhất giúp con người lĩnh hội tri thức, cũng là phương pháp duy nhất để chúng ta bắt nhịp, chạy đua với sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Đồng thời, việc học hỏi không ngừng sẽ giúp con người làm đầy vốn tri thức, hiểu biết của bản thân, trở thành người có ích trong xã hội. Bởi vậy, trong cuộc sống, những nhà bác học, nhà khoa học luôn đem đến những phát minh, những nghiên cứu vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Họ đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại như Bác Hồ – Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Ê-đi-xơn với phát minh đèn điện, Lênin với những luận cương về cách mạng, về chủ nghĩa xã hội,…. Với tinh thần ham học hỏi, họ luôn đề cao vai trò của việc học: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Darwin), “Học, học nữa, học mãi” (“Lê – nin) hay như Kalinin từng nói: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng”.

Như vậy, để trở thành những con người hữu ích trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc học. Đồng thời, để học tập có hiệu quả, cần lựa chọn những phương pháp, con đường học tập đúng đắn, khoa học và phù hợp với năng lực của bản thân.

Quan niệm “Sống, phải học hỏi” đã thể hiện một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhắc nhở con người về việc học tập, tu dưỡng không ngừng để làm đầy vốn hiểu biết của bản thân. Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và nâng cao ý thức tự giác, chủ động trong học tập.

Nhờ sự hy sinh và cống hiến của nhiều người mà ngày nay đất nước ta đã giành được hòa bình, độc lập, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân loại. Trong tổ tiên của chúng ta, các thế hệ trẻ của chiến tranh đã hy sinh và cống hiến cuộc sống của họ cho nền độc lập của đất nước. Hãy nhìn vào thế hệ trẻ ngày nay hay nhìn vào chính chúng ta. Các bạn là một thế hệ trẻ đang sống trong hòa bình và tận hưởng những thành quả của lịch sử để lại trong lòng. Các bạn đã làm gì và đóng góp được gì? cho đất nước này? Đó là một vấn đề thực sự cần được xem xét một cách nghiêm túc. Tất cả các bạn trẻ hãy nhớ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm được gì cho ta mà hãy hỏi ta hôm nay đã làm được gì cho Tổ quốc”.

Trong xã hội tồn tại cái ‘tôi’ và cái ‘tôi’ chung và riêng, và cam kết toàn diện nhất là sự hy sinh cái tôi cá nhân vì lợi ích cộng đồng và cái tôi chung của xã hội. , gạt lợi ích cá nhân sang một bên và dốc hết khả năng của mình để hướng tới lợi ích chung ngày càng cao hơn, đó là sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc, đó là cống hiến. Sự cống hiến của thế hệ trẻ không chỉ quan trọng trong xã hội ngày nay, mà nó còn là yếu tố quan trọng quyết định vận mệnh và tương lai của một quốc gia. quốc gia, và ai khác? Sự cống hiến của thế hệ trẻ trong thời chiến là tinh thần xung phong, lòng yêu nước khi xung trận, sẵn sàng chiến đấu, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh. Ở tuổi 19, cô được xem như hình ảnh mẫu mực của một nữ anh hùng giành lại tự do cho đất nước, quên đi người con gái Võ Thị Sáu, người đã quên đi ước mơ và hoài bão năm 19 tuổi. trong cuộc chiến với Pháp. Trong thời bình, sùng khá “ngọt”. Nói cách khác, thế hệ trẻ không ngừng nghiên cứu, rèn luyện và thi đấu trên đấu trường quốc tế để đòi lại những tấm huy chương danh giá và khẳng định chỗ đứng của mình. Một quốc gia có cường quốc năm châu như kình ngư 19 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên là nữ VĐV xuất sắc nhất của Việt Nam tại SEA Games 30.

Còn vô số những người khác, những người trẻ đang ngày đêm không mệt mỏi cống hiến từng chút một cho đất nước của họ, nhưng còn nhiều điều hơn thế, và có lẽ còn nhiều hơn thế nữa trong thời bình. Thanh niên có lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi trẻ không nghĩ đến trách nhiệm và mục tiêu trong cuộc sống mà chỉ theo đuổi sở thích và thú vui cá nhân, sống hưởng thụ hoặc sống buông thả. Chẳng hạn, khi đất nước khủng hoảng, có những thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ tư tưởng, đấu tranh, nhưng cũng có những thanh niên không muốn ra đi, tìm cách trốn tránh quyền quý. . và nghĩa vụ thiêng liêng. Ngoài ra, không ít thanh niên sống sa đọa, sa đọa, ham vui, bỏ bê học hành, những yếu tố này không chỉ làm xấu đi bộ mặt xã hội mà còn trở thành mối lo ngại, lo lắng cho cộng đồng. Các cộng đồng không làm được gì cho đất nước, và ngược lại, họ hạn chế nó. Đó là một lối sống lệch lạc cần phải lên án, phê phán và chấn chỉnh kịp thời, cần loại trừ ra khỏi lối sống của giới trẻ hiện nay. Chúng ta không cần phải giỏi, giỏi hay thành công để đóng góp cho đất nước, mà sự cống hiến của chúng ta nằm trong hành động và thói quen hàng ngày của chúng ta: không ngừng nghiên cứu và thực hành. , tích lũy, bồi dưỡng, hoàn thiện, trở thành những công dân tốt, góp phần làm giàu cho xã hội và đất nước.

Xã hội không ngừng phát triển, công nghệ khoa học tiên tiến cũng thay đổi nhanh như vũ bão từng ngày. Bởi vậy, để có thể làm chủ công nghệ, làm chủ được máy móc thì con người cần không ngừng học tập và tiếp thu thêm tri thức mới. Học tập là một quá trình không ngừng nghỉ và "học hỏi là việc làm suốt đời" của con người, kiến thức là vô hạn và không có ai có thể thông thái được tất cả những tri thức ấy, vì vậy bất kì ai muốn phát triển bản thân, sự nghiệp thì đều cần phải học.Vậy học tập là gì, tại sao đó lại là công việc mà con người ta phải làm không ngừng nghỉ cho đến hết cuộc đời mình? Học là quá trình tích lũy tri thức từ sách vở, là tiếp thu những tri thức đúng đắn đã được những thế hệ trước khám phá ra. Học tập thực sự quan trọng và là một quá trình không ngừng nghỉ, thậm chí là công việc kéo dài tới cuối đời của con người. Sống có nghĩa là phải trải nghiệm và khi chúng ta trải nghiệm thì đương nhiên sẽ thu được tri thức, dù là tiếp thu một cách chủ động hay thụ động thì một sự thật không thể chối cãi là chúng ta cũng đang học. Chẳng ai đủ tự tin để nói lên rằng mình đã tiếp thu đủ kiến thức và không còn phải học tập nữa vì có thể người ấy giỏi trong lĩnh vực này rồi nhưng hiểu biết về lĩnh vực khác thì lại hầu như mù tịt. Người già rồi vẫn cần phải học, họ học cách sống chậm lại và suy nghĩ nhiều hơn, họ ngẫm nghĩ về cuộc đời về những việc đã trải qua, học cách chấp nhận. Bởi vậy mới nói, việc học là không giới hạn tuổi tác và thời gian, nó là công việc suốt đời của con người.

Câu 1Trong đời sống, con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn. Để thành công, chúng ta phải không ngừng học hỏi, phải dựa vào tài năng của mình mà nâng cao tầm hiểu biết. Tuy nhiên, học như thế nào để đạt hiệu quả cũng không phải dễ dàng. Nhiều người không hiểu “không ngừng học hỏi” là thế nào. Thực ra, “không ngừng học hỏi” là luôn tìm tòi, mày mò và nghiên cứu. Căn bản là phải biết lắng nghe và áp dụng những điều học được vào thực tế. Ta phải biết phân biệt những điều hay, lẽ phải, thị phi trắng đen và biết rút ra được những bài học từ cuộc sống. Học không phải chỉ tiếp thu máy móc những gì trong sách báo viết mà phải có ý kiến riêng của mình, luôn sáng tạo và nghĩ ra những cái mới. Có vậy mới khiến mọi người khâm phục. Thử nghĩ xem, một người chỉ biết học thuộc lòng thì lúc nào cũng sẽ ỷ lại vào người khác. Trí óc bị trì trệ, sự thông minh và sáng tạo giảm dần. Sự tư duy biến mất. Con người trở nên ngờ nghệch, đờ đẫn.

Thành công là một việc không dễ và cũng không khó. Ta có thể hỏi những giám đốc, những nhà doanh nghiệp,… xem tại sao họ lại thành công. Có lẽ họ cũng có chút may mắn nhưng đó chỉ là phần nhỏ. Họ thành công chủ yếu dựa vào sự cố gắng. Có người nhờ trí tuệ, có người dựa vào tài ăn nói,… nhưng đều phải rèn luyện, có sự hiểu biết thì mới làm được. Họ đều phải vượt qua nhiều thử thách và khó khăn thì mới có ý chí. Những người thành công chỉ nhờ dựa vào tiền bạc, sự nâng đỡ,… thì ra ngoài xã hội cũng bị coi thường. Thử hỏi, có ai muốn gần gũi với họ? Nếu so sánh hai loại người trên thì chúng ta sẽ tôn trọng, kính phục ai hơn? Chắc chắn là người thành công .dựa vào tài năng của mình. Vậy mới nói việc không ngừng học hỏi có vai trò rất quan trọng đối với người muốn thành công… Tuy nhiên, nếu những dẫn chứng trên chưa đủ thì ta có thể lấy dẫn chứng khác. Mọi người thử nghĩ xem, người không có kiến thức, không hoà nhập được với xã hội, không có công ăn việc làm và nơi ở thì sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ phải đi lang thang, nghèo khổ như một người ăn xin, cuộc đời trở nên khó khăn, không có ai để chia sẻ và cảm thông. Người đó sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nếu bạn bị như vậy thì bạn sẽ nghĩ sao? Để học một cách có hiệu quả cao nhất, bạn cần có nghị lực và lòng quyết đoán. Nhưng điều cơ bản là phải có lòng tin vào chính mình. Chỉ có tự tin thì bạn mới dám nghĩ, dám làm còn người lúc nào cũng rụt rè, không dám tự mình làm gì thì sẽ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, tự tin quá vào bản thân sẽ trở nên kiêu ngạo. Vì vậy, cần biết kiềm chế cảm xúc của mình. Ta cần có lòng khiêm tốn và biết nhìn nhận điều gì là đúng, điều gì là sai. Nếu làm như trên, chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên, mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình. Các bạn có thể đi các con đường khác nhau nhưng những điều trên ít nhiều cũng giúp ích được cho cuộc sống của mỗi người.

Video liên quan

Chủ đề