Viết công thức logic của phán đoán

Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta phải dùng đến sự phán đoán, phán đoán cũng là một nội dung trong chương trình học của môn logic học. Vậy để hiểu Phán đoán là gì? Ví dụ về phán đoán, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Phán đoán là gì?

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.

Phán đoán là cách thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

Phán đoán là sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù hợp với bản thân thế giới khách quan. Vì vậy, không phải tất cả mọi phán đoán đều đúng, mỗi phán đoán có thể đúng hoặc sai. Không có phán đoán nào không đúng lại không sai, cũng không có phán đoán nào vừa đúng lại vừa sai.

Khác với khái niệm phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật, hiện tượng, phán đoán phản ánh những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và giữa các mặt của chúng. Do đó, phán đoán là hình thức biểu đạt các quy luật khách quan.

Phán đoán được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ thành một câu nhưng không phải câu nào cũng là một phán đoán. Ví dụ các câu sau đây không phải là câu phán đoán:

– Cuối tuần này bạn có rảnh không?

– Bức tranh này rất đẹp

Những câu cảm thán, câu hỏi, mệnh lệnh thường không diễn đạt một phán đoán. Vì nội dung không truyền tải được tính đúng hay sai một thực tế. Tuy nhiên những câu hỏi tu từ lại diễn đạt một phán đoán.

“Ớt nào mà ớt chẳng cay” đây là một phán đoán đúng, vì nội dung của nó nói lên tính chất cay của ớt.

Cấu trúc của phán đoán

Mỗi phán đoán gồm 02 thành phần cơ bản: Chủ từ và vị từ.

– Chủ từ của phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng

Chủ từ của phán đoán ký hiệu là S

– Vị từ của phán đoán là những thuộc tính ta gắn cho đối tượng

Vị từ của phán đoán ký hiệu là P

Chủ từ và vị từ của phán đoán là các thuật ngữ của phán đoán. Giữa chủ từ và vị từ là một liên từ làm nhiệm vụ liên kết hai thành phần của phán đoán. Các liên từ thường gặp trong các phán đoán: Là, không phải là, không một, nào là,…

Ví dụ: Nếu tôi không nhầm người vừa đi vào cửa hàng (S) là (liên từ) giáo viên cũ của tôi (P)

Phân loại phán đoán

Thứ nhất: Phân loại phán đoán theo chất

– Phán đoán khẳng định: Là phán đoán xác nhận S cùng lớp với P

Ví dụ: Đồng là kim loại

Thông thường phán đoán khẳng định có liên từ logic “là”. Tuy vậy, nhiều trường hợp không có liên từ logic “là” vẫn là phán đoán khẳng định

Ví dụ: Trái đất quay xung quanh mặt trời

– Phán đoán phủ định: Là phán đoán xác nhận S không cùng lớp với P

Ví dụ: Sông Tô Lịch không phải là con sông dài nhất Việt Nam

Công thức: S không là P

Phán đoán phủ định thường có liên từ logic không là, không phải là.

Thứ hai: Phán đoán theo lượng

Lượng của phán đoán biểu hiện ở chủ từ (S), nó cho biết có bao nhiêu đối tượng của S thuộc P hay không thuộc P

– Phán đoán chung (hay còn gọi là phán đoán toàn thể): Là phán đoán cho biết mọi đối tượng đều thuộc hoặc không thuộc về vị từ.

Ví dụ: + Mọi món ăn trên bàn là do cô ấy chuẩn bị

+ Tất cả mọi quả trứng này đều không phải là trứng gà

Phán đoán chung thường được bắt đầu bằng các lượng từ phổ biến như: mọi, tất cả, toàn thể,..

– Phán đoán riêng (phán đoán bộ phận): Là phán đoán chỉ có 01 đối tượng của chủ từ thuộc hoặc không thuộc về vị từ

Ví dụ: Một số bông hoa không phải hoa hồng

Phán đoán riêng thường được bắt đầu bằng các lượng từ bộ phận: Một số, một vài,..

– Phán đoán đơn nhất: Là phán đoán cho biết một đối tượng cụ thể, duy nhất trong hiện thực thuộc hoặc không thuộc về P

Ví dụ: Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc

Lưu ý: Cũng có thể coi phán đoán đơn nhất cũng là một loại phán đoán chung, bởi vì cho dù phán đoán chỉ phản ảnh một đối tượng, nhưng đối tượng đó là cái duy nhất, trong hiện thực không có cái thứ hai. Vì thế, nói một cái duy nhất cũng là nói đến toàn thể cái duy nhất đó, do vậy mà ngoại diên của chủ từ trong phán đoán này luôn luôn đầy đủ.

Thứ ba: Phân loại phán đoán theo chất và lượng

– Phán đoán khẳng định chung

Công thức: Mọi S là P

Ví dụ: Mọi quyển sách trong tủ sách này đều rất hay

Trong nhiều trường hợp, phán đoán không có dạng mọi S là P mà vẫn là phán đoán khẳng định chung. Ví dụ: Ớt nào mà ớt chẳng cay

– Phán đoán khẳng định riêng

Công thức: Một số S là P

Ví dụ: Một số quyển sách rất nặng

– Phán đoán phủ định chung

Công thức: Mọi S không là P

Ví dụ: Mọi cốc nước trên bàn đều không nóng

Trong nhiều trường hợp, phán đoán phủ định chung nhiều lúc không bắt đầu bằng lượng từ phổ biến: Mọi, tất cả, toàn thể, thậm chí còn không có liên từ phủ định

Ví dụ: Mấy đời bánh đúc có xương,

          Mấy đời địa chủ mà thương dân cày

– Phán đoán phủ định riêng

Công thức: Một số S không là P

Ví dụ: Một số quyển sách không phải là quyển sách của tôi

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Phán đoán là gì? Ví dụ về phán đoán. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ đề