Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng the tích và lượng chất

Trọn bộ công thức chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Bài học hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn một số những công thức liên quan đến chuyển đổi lượng thể tích cũng như lượng chất trong các phương trình hóa học. Chúc các bạn học vui!

I. Định nghĩa về khối lượng mol

    1. Khối lượng mol là gì?

Mol được định nghĩa là đơn vị hóa học dùng để diễn tả hay thể hiện một lượng chất nhất định có chứa \(6,022.10^{23}\) tổng số nguyên tử hay hạt phân tử của chính chất đó. số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số \(6,022.10^{23}\) chính là hằng số quan trọng Avogadro.

Khối lượng mol của một chất chính là tổng số mol của một nguyên tố hay một hợp chất hóa học nhất định nào đó, kí hiệu thường gặp là M. Ta cộng tất cả các nguyên tử khối của các chất được quy định sẵn trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trong hóa học, đơn vị quy ước của khối lượng mol là g/mol hay kh/mol trong vật lý học.

Mới nhất:

  • Tỉ khối của chất khí
  • Tính theo phương trình hóa học

    2. Các công thức tính số mol

Công thức tính khối lượng mol ta lấy thương của khối lượng chất chia cho số chất:

\({\displaystyle M={m \over n}}\)

  • M là khối lượng mol của nguyên tử hay phân tử đơn vị là g/mol.
  • m là khối lượng của nguyên tử hay phân tử đó (g).
  • n là số mol (mol).

II. Công thức tính thể tích hóa học

Thể tích mol của phân tử là một chất khí và chất khí đó bao gồm tổng cộng là N phân tử. Thể tích mol sẽ được giữ cố định chỉ trong điều kiện nhiệt độ và áp suất là không đổi.

Công thức tính thể tích khí ở đktc: Do đó ở 0 °C và 1 atm thì 1 mol khí nào cũng có thể tích là 22,4 lít ta gọi đó là điều kiện tiêu chuẩn. Vậy cách tính thể tích chất khí trong điều kiện tiêu chuẩn là:

V = n.22,4

Còn đối với điều kiện thường: V = n.24.

Ta có:

  • V: thể tích hỗn hợp khí (lít)
  • n: số mol của hỗn hợp khí (mol)

Xem thêm: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

III. Bài tập áp dụng

Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng the tích và lượng chất

Những kiến thức trên sẽ được bạn vận dụng rất nhiều trong giải bài tập hóa học đấy. Nếu thấy hay nhớ để lại một like và một chia sẻ nhé. Hy vọng bạn cảm thấy hài lòng về bài viết!

Chúng ta đã biết các khái niệm về số mol, khối lượng mol của một chất. Vậy mối liên hệ giữa chúng như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công thức chuyển đổi giữa sốmol, khối lượng và khối lượng mol. Bên cạnh đó là công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích. Cụ thể như thế nào, mời các bạn tham khảo trong bài viết hôm nay nhé!

Công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

1. Công thức chuyển đổi giữa số mol (n), khối lượng (m), khối lượng mol (M)

– Gọi: n: số mol của chất,m: khối lượng của chất,M: khối lượng mol của chất. Ta có công thức chuyển đổi giữa số mol và khối lượng và khối lượng mol như sau:

m = n x M (gam)

n = m/M (mol)

M = m/n (g/mol)

Ví dụ 1: Tính khối lượng của 0,5 mol khí SO2, biết khối lượng mol của SO2 là 64 g/mol.

→ Ta có: mSO2 = nSO2 x MSO2 ⇔ mSO2 = 0,5 x 64 = 32 (g)

Ví dụ 2: Tính số mol của 11,2 g Fe. Biết khối lượng mol của Fe là 56 g/mol.

→ Ta có: nFe = mFe/MFe⇔ nFe= 11,2/56 = 0,2 (mol)

Công thức liên hệ giữa số mol, khối lượng, khối lượng mol và thể tích chất khí

Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng the tích và lượng chất

cong-thuc-chuyen-doi-giua-khoi-luong-the-tich-va-luong-chat

2. Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích chất khí (V)

– Gọi: n: số mol của chất, V là thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc), ta có công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích như sau:

V = n x 22,4 (lít)

n = V / 22,4 (mol)

Ví dụ: Tính thể tích của 0,25 mol khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

→ Ta có: VSO2= nSO2x 22,4 ⇔ VSO2= 0,25 x 22,4 = 5,6 (lít)

Ví dụ 2: Tính số mol của 2,8 lít khí NH3 ở đktc.

→ Ta có: nNH3= VNH3/ 22,4 ⇔ nNH3= 2,8 / 22,4 = 0,125 (mol)

Bài tập về công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol

Câu 1.Nếu 2 chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (cùng tº và áp suất) thì:

Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:

Chúng có cùng số mol

Chúng có cùng khối lượng

Chúng có cùng số phân tử

Không thể kết luận được điều gì cả.

Trả lời: Ta biết thể tích V = n x 22,4 (lít) nên thể tích của chúng bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cùng số mol→ Chọn đáp án A.

Câu 2.Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:

Nhiệt độ của chất khí

Khối lượng mol của chất khí

Bản chất của chất khí

Áp suất của chất khí

Trả lời: Thể tích mol của một chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Chọn đáp án đúng là: A và D.

Câu 3.Tính số mol và thể tích:

a) Tính số mol của: 28 g Fe; 64 g Cu; 5,4 gam Al

→ nFe = 28/56 = 0,5 mol

→ nCu= 64/64 = 1 mol

→ nAl= 5,4/27 = 0,2 mol

b) Thể tích khí ở đktc của: 0,175 mol CO2;1,25 mol H2;3 mol N2.

→ VCO2= 0,175 x 22,4 = 3,92 (lít)

→ nH2= 1,25 x 22,4 = 28 (lít)

→ nN2= 3 x 22,4 = 67,2 (lít)

c) Số mol và thể tích (ở đktc) của hỗn hợp khí: 0,44 g CO2; 0,04 g H2 và 0,56 g N2.

→ Ta có: nCO2= 0,44/44 = 0,01 mol⇒VCO2= 0,01 x 22,4 = 0,224 (lít)

→ Ta có: nH2= 0,04/2 = 0,02 mol⇒VH2= 0,02 x 22,4 = 0,448 (lít)

→ Ta có: nN2= 0,56/28 = 0,02 mol⇒VN2= 0,02 x 22,4 = 0,448 (lít)

Vậy thể tích của hỗn hợp khí trên là: Vhỗn hợp khí= 0,224 + 0,448 + 0,448 = 1,12 (lít)

Câu 4.Tính khối lượng của những lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,1 mol Cl; 3 mol nguyên tử O

→ mN= 0,5 x 14 = 7 (g)

→ mCl= 0,1 x 35,5 = 3,55 (g)

→ mO= 3 x 16 = 48 (g)

b) 0,5 mol phân tử N2; 0,1 mol Cl2; 3 mol phân tử O2

→ mN2= 0,5 x 28 = 14 (g)

→ mCl2= 0,1 x 71 = 7,1 (g)

→ mO2= 3 x 32 = 96 (g)

c) 0,1 mol Fe; 2,15 mol Cu; 0,8 mol H2SO4; 0,5 mol CuSO4

→ mFe= 0,1 x 56 = 5,6 (g)

→ mCu= 2,15 x 64 = 137,6 (g)

→ mH2SO4= 0,8 x 98 = 78,4 (g)

→ mCuSO4= 0,5 x 160 = 80 (g)

Câu 5.Có 100 gam khí oxi và 100 gam khí cacbondioxit (cả 2 đều ở 20 ºC, 1 atm). Cho thể tích mol ở điều kiện trên là 24 lít. Nếu trộn 2 chất khí này với nhau thì thể tích khí của hỗn hợp trên là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có:

nO2 = 100/32 = 3,125 mol

nCO2 = 100/44 = 2,273 mol

⇒ Vhỗn hợp khí= (3,125 + 2,273) x 24 = 129,552 (lít)

Câu 4.Vẽ hình khối chữ nhật để so sánh thể tích (ở đktc) của các chất khí sau:

1 g H2; 8 g O2; 3,5 g N2; 33 g CO2

Trả lời:

Ta có:

nH2 = 1 / 2 = 0,5 mol

nO2 = 8 / 32 = 0,25 mol

nN2 = 3,5 / 28 = 0,125 mol

nCO2 = 33 / 44 = 0,75 mol

Tỉ lệ về số mol = tỉ lệ về thể tích của các chất khí H2, O2, N2, CO2 = 4: 2 : 1 : 6. Dựa vào đây, các bạn vẽ những hình khối chữ nhật theo tỉ lệ trên nhé!

Lời Kết

Qua bài viết hôm nay, chúng ta đã nắm được mối liên hệ và công thức chuyển đổi giữa số mol, khối lượng, khối lượng mol và thể tích chất khí. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết này. Hãy thường xuyên ghé thăm website để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích các bạn nhé! Cảm ơn tất cả các bạn!

4.8 / 5 ( 41 bình chọn )