Vì sao trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Xin chào tất cả các quý vị thân yêu của LIPLOP. Các bạn thân mến, trẻ sơ sinh từ khi sinh ra nhiều mồ hôi tay chân là một hiện tượng thường gặp, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không vì điều này mà chủ quan, vì có nhiều trường hợp đổ mồ hôi quá mức ở trẻ sơ sinh lại rất đáng lo ngại. Vậy thì đón xem chuyên mục Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay, chân là bị gì? để biết rõ sức khỏe của “bé yêu” nhà mình nhé.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân là bị gì?

Thực ra, việc đổ mồ hôi tay chân ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh là một hiện tượng không đáng lo ngại và sẽ dần hết khi bé lớn lên. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh thực vật của bé đang bị rối loạn.

Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh thực vật của bé đang bị rối loạn

Bài viết hay:

  • Đổ mồ hôi toàn thân
  • Đổ mồ hôi trộm ban đêm ở người lớn

Nếu trẻ sơ sinh có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi tay chân cũng là một dấu hiệu cho biết cơ thể bé đang gặp một số yếu tố tác động như:

  • Do vị giác

  • Do di truyền

  • Do bé quá hiếu động, hoạt động chân tay nhiều

  • Do cảm xúc: tình trạng trẻ bị căng thẳng, khó chịu cũng ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi.

  • Thời tiết lạnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến triệu chứng ra mồ hôi tay chân ở trẻ.

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Khi khí hậu lạnh sẽ dễ thấy được tình trạng ra mồ hôi nhiều ở tay và chân của bé. Hoặc nếu bé quá căng thẳng cũng làm ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Có nhiều trường hợp mồ hôi các bé chảy thành từng giọt như vừa rửa tay, chân xong.

Khi bé bị ra mồ hôi tay chân nhiều sẽ có cảm giác lạnh hơn. Biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh trở nặng là hiện tượng trẻ toát mồ hôi liên tục không tự chủ được. Ở một số trường hợp nặng, trẻ sơ sinh không những ra mồ hôi ở tay và chân mà còn xuất hiện mồ hôi ở các vùng như đầu, lưng, mông, gáy,….

Khi bé bị ra mồ hôi tay chân nhiều sẽ có cảm giác lạnh hơn

Cách chữa mồ hôi tay chân ở trẻ

Theo các chuyên gia khoa nhi khuyên bố mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh vì khi bé lớn hơn bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên khắc phục tình trạng này bằng một số cách sau:

Sử dụng nước cà chua

Cà chua có chứa một lượng lớn natri có tác dụng hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra. Ngoài ra, nước cà chua còn có công dụng làm mát, se khít lỗ chân lông, làm mềm và mịn da cho trẻ.

  • Cách 1: Dùng 1 quả cà chua, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Dùng từng lát cà chua thoa nhẹ nhàng lên tay và chân bé trong vòng 15 phút. Rồi rửa lại tay cho bé thật sạch. Mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần giúp tình trạng đổ mồ hôi tay chân của bé được cải thiện.

  • Cách 2: Rửa sạch 1 -2 quả cà chua và bỏ hết hạt bên trong. Sau đó ép lấy nước cà chua. Dùng nước này thoa nhẹ nhàng lên tay và chân của bé trong 15 phút và rửa sạch lại. Hoặc có thể cho bé uống trực tiếp nước cà chua.

Cà chua có chứa một lượng lớn natri có tác dụng hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra

Sử dụng muối

Muối không chỉ là gia vị cho những món ăn hàng ngày mà còn giúp chữa ra mồ hôi tay chân cực đơn giản và hiệu quả. Pha theo tỷ lệ 1 thìa muối hạt + 1 bát nước sôi + 3 bát nước lạnh, sau đó ngâm bàn tay, bàn chân của bé trong khoảng 10-15 phút. Mỗi ngày chỉ nên ngâm cho bé từ 1 đến 2 lần.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B và magie

Vitamin B có tác dụng vượt trội trong việt kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Kèm theo đó, magie cũng có công dụng hạn chế mồ hôi ở tay chân. Mẹ và bé nên bổ sung thêm các thực phẩm như: trứng, đậu phụ, rau xanh, bơ, chuối, sữa đậu nành, hạnh nhân,…..Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều i-ốt như: gan, gà tây, thịt bò, bông cải xanh,….

Nhìn chung, tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và có thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu bé có kèm theo một số triệu chứng khác thì nên đến ngay cơ sở y tế gần như để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời cho trẻ nhé. LIPLOP thực sự mong rằng vài phút chia sẻ ngày hôm nay có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề về mồ hôi trong cuộc sống của bạn. Chúc các bạn thành công!

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên hiện tượng này dễ dẫn đến các bệnh khách như cảm lạnh và gây khó chịu cho bé. Đổ mồ hôi tay chân không gây nguy hiểm cho bé, nhưng nó lại dai dẳng, gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ sơ sinh có thể đổ mồ hôi tay chân hoặc mồ hôi đầu, đó là hiện tượng bình thường. Cũng có trường hợp do bé thiếu canxi hoặc đó là hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh khi bé lớn hơn sẽ tự hết. Nếu đã bổ sung canxi đầy đủ mà bé vẫn đổ mồ hôi thì cũng không cần làm gì thêm cả. Vấn đề này thường sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn và cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khoẻ của bé.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Trẻ sơ sinh bị mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật, trẻ nhỏ thường chưa phát triển hệ thần kinh thực vật hoàn chỉnh, làm đường dẫn khí ra ngoài của các dây thần kinh bị tắc nghẽn làm cho quá trình đổ mồ hôi tăng lên thường đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Bên cạnh đó đối với bệnh phong thấp cũng là căn bệnh điển hình gây nên mồ hôi chân tay và trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Chú ý, nếu bé ra mồ hôi chân tay ở kèm theo một số triệu chứng khác như ngủ hay bị giật mình, rụng tóc, cần đưa bé đi kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh còi xương hoặc bệnh lao.

Thiếu chất có thể dẫn đến đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Để biết trẻ ra mồ hôi là bệnh hay chỉ là hiện tượng thông thường ở trẻ nhỏ thì mọi người nên đưa trẻ tới bệnh viện khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lý do ra mồ hôi không do bệnh: Một số tác động từ bên ngoài làm trẻ đổ mồ hôi nhiều nữa đó chính là hoạt động nhiều và các tác động từ môi trường như thời tiết nóng bức,… Nhất là khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa nóng bức nên hiện tượng ra mồ hôi chân không phải là hiếm.

2. Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh ra mồ môi tay chân

Không nên dùng thuốc để chữa trị chứng ra mồ hôi ở tay chân cho vì thuốc thường đào thải qua thận và gan, việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng tới gan thận của trẻ, đồng thời thuốc tây cũng gây ra các tác dụng phụ không tốt với sức khỏe bé. Vì vậy, các mẹ nên thử một số mẹo dân gian trị ra mồ hôi chân tay an toàn đơn giản như sau:

Mẹo dùng lá lốt trị ra mồ hôi chân tay. Chỉ cần lấy thân lá hoa già của cây lá lốt rồi rửa sạch và vò nát rồi nấu với nước, để sôi khoảng 15 phút thì lấy ra để xông hơi nóng chân tay cho bé (cẩn thận không trẻ bị bỏng), khi nước ấm dùng ngâm tay chân cho trẻ, đối với trẻ nhỏ thì bạn pha nước ấm vừa rồi tắm cho bé. Mỗi lần thực hiện khoảng 5- 10 phút, ngày thực hiện 1 lần để đảm bảo mồ hôi tay chân không còn xuất hiện thì nên tiến hành điều trị khoảng 1 tuần nhé.

Dùng lá lốt để trị chứng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân. Ảnh: Internet

Mẹo dùng muối trị ra mồ hôi chân tay. Phương pháp này được dân gian áp dụng nhiều vì khá tiện dụng an toàn lại ít tốn kém dùng khoảng 2 lít nước ấm pha với 2 thìa muối hạt, sau đó hòa tan và cho trẻ ngâm tay chân khoảng 15 phút và lau khô. Làm liên tục đều đặn mới thấy hiệu quả tốt được. Xoa lòng bàn tay bằng vị thuốc thiên nhiên. Bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo khá đơn giản là xoa lòng bàn tay bàn chân của bé bằng bột mẫu lệ trộn với một ít bột quế khoảng 15 phút trước khi ngủ, thực hiện liên tục 1 tháng sẽ thấy giảm tiết mồ hôi vùng tay chân khá hiệu quả.

Dùng lá ngải cứu trị ra mồ hôi chân tay, đây là phương pháp trị ra mồ hôi chân tay vào mùa lạnh vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Các mẹ có thể dùng lá ngải cứu rang nóng sau đó chườm vào bàn tay bàn chân của trẻ, chú ý nhiệt độ vì da bé còn rất nhạy cảm.

Mẹ sẽ có cách khiến tay chân của bé khô thoáng và không còn khó chịu nữa. Ảnh: Internet

Hy vọng qua những thông tin đã cung cấp trên, các mẹ sẽ hiểu rõ thêm các thông tin cần thiết để chăm sóc bé tốt hơn và giúp hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân gây phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày của con, để bé có giấc ngủ ngon và thoải mái chơi đùa. Chúc mẹ và bé yêu sẽ luôn hạnh phúc và đừng bỏ lỡ những chuyên mục sức khỏe Mẹ & Bé tiếp theo trên Mom.vn nhé!

Video liên quan

Chủ đề