Vì sao trầm bê bị bắt

Vì sao 'đại gia' Trầm Bê tiếp tục bị truy tố?

Đại Dương

07:00 12/04/2020

Đang chấp hành bản án 4 năm tù trong “đại án” Phạm Công Danh (gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ của Ngân hàng VNCB), nhưng ông Trầm Bê (cựu phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, sau là Sacombank) tiếp tục bị truy tố do tiếp tay cho “siêu lừa” Dương Thanh Cường (Cựu Tổng giám đốc Công ty CP xây dựng và thương mại Bình Phát) khiến ngân hàng Phương Nam mất trắng hơn 330 tỷ đồng.

Trầm Bê và Phạm Công Danh.

Với tội danh “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” vừa bị truy tố, “đại gia” Trầm Bê tiếp tục đối mặt với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.

Theo tài liệu điều tra, năm 2007, Dương Thanh Cường có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát nên lấy danh nghĩa công ty mua 10,5ha đất của các hộ dân có 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dương Thanh Cường đã thế chấp số đất này tại ngân hàng Agribank chi nhánh 6 để vay tiền làm dự án.

Mặc dù Dương Thanh Cường biết rõ thông tin diện tích đất 10,5 ha nằm trong khu quy hoạch, đã có Quyết định thu hồi của Nhà nước, không thể sang tên sở hữu cho Công ty Thanh Phát. Thế nhưng, đến tháng 4/2008, Cường đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối mượn lại 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đến gặp ông Trầm Bê để thế chấp vay tiền.

Sau khi được cán bộ sở giao dịch ngân hàng Phương Nam thẩm định hồ sơ, Hội đồng tín dụng gồm Phan Huy Khang (chủ tịch), Phan Thị Hồng Vân và Trầm Viết Trung (ủy viên) đã ký duyệt cho công ty của Cường vay 130 tỉ đồng và yêu cầu sở giao dịch phải thực hiện đầy đủ 8 điều kiện trước khi cho vay.

Với Hợp đồng tín dụng lần 1 vào ngày 7/4/2008, Dương Thanh Cường lấy pháp nhân Tổng Giám đốc Công ty Bình Phát ký hồ sơ đề nghị vay vốn, giấy cam kết thế chấp 23 GCN QSDĐ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM vay 200 tỷ đồng. Ông Trầm Bê đã chỉ đạo thuộc cấp hoàn tất thủ tục và từ ngày 12/4/2008 đến ngày 23/4/2008, Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Công ty Bình Phát 130 tỷ đồng mà không có bất kỳ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Cường đã dùng hơn 2 tỉ đồng để trả lãi vay, còn lại gần 128 tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân.

Chưa dừng lại ở đó, đến tháng 5/2008, Dương Thanh Cường đến Ngân hàng Phương Nam gặp ông Trầm Bê xin vay thêm tiền. Ông Trầm Bê đồng ý cho Cường vay thêm bằng cách đảo nợ ký hợp đồng vay mới, sau đó sử dụng tiền giải ngân để tất toán hợp đồng lần 1 và rút thêm tiền. Trình tự thủ tục xét duyệt cho vay như lần đầu. Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường hơn 57 tỷ đồng và 9.000 lượng vàng, tổng cộng là 221,3 tỉ đổng. Lần này, Cường dùng số tiền này để tất toán khoản vay trước, trả 32 tỉ đồng lãi, còn lại hơn 57 tỉ đồng sử dụng cá nhân.

Đến tháng 6/2009, do không có tiền trả nợ nên Cường tiếp tục đến gặp ông Trầm Bê xin gia hạn nợ. Ông Trầm Bê đồng ý cho Cường gia hạn nợ bằng cách đảo nợ, ký hợp đồng tiền vay mới lần 3. Đến đầu năm 2010, Cường gán toàn bộ 23 bất động sản cho ngân hàng Phương Nam để thanh lý các khoản nợ.

Cơ quan điều tra xác định, Dương Thanh Cường dùng nhiều thủ đoạn gian dối, mang tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng Agribank đi vay và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Phương Nam.

Tính đến năm 2010, số tiền Cường nợ ngân hàng cả gốc và lãi là hơn 331 tỷ đồng. Ông Trầm Bê cùng các thuộc cấp đã ký duyệt hồ sơ giải ngân cho công ty của Cường vay đối với tài sản thế chấp là đất nông nghiệp, hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện, đồng thời giải ngân cho công ty của Cường trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, gây thiệt hại lớn. Cơ quan tố tụng cho rằng, ông Trầm Bê cùng các bị can phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại này.

Theo đó, cơ quan tố tụng đã truy tố ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam), cùng 7 người khác về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Riêng “siêu lừa” Dương Thanh Cường bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Về dân sự, Viện KSND Tối cao cũng buộc ông Trầm Bê và các bị can bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng Sacombank.

Mặc dù, lĩnh vực đầu tiên khi ông Trầm Bê bước chân vào thương trường là chế biến lâm sản rồi bất động sản, y tế… nhưng lĩnh vực đưa ông Trầm Bê nổi “như cồn” là tài chính ngân hàng và cũng chính lĩnh vực này đã khiến ông “ngã ngựa”. Tại “đại án” Phạm Công Danh gây thiệt hại hàng nghìn tỉ cho Ngân hàng VNCB, ông Trầm Bê bị bắt khi ông đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng tín dụng, phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.

Trong “đại án” Phạm Công Danh, ông Trầm Bê cùng với Phạm Công Danh, Phan Huy Khang bị cáo buộc là đã thống nhất để Sacombank cho Phạm Công Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của Ngân hàng VNCB. Việc vay tiền được ông Danh thực hiện thông qua việc để tên các công ty đứng tên vay, nhưng khi đến hạn hợp đồng tín dụng các công ty không trả được, Sacombank đã tự động thu 1.835,8 tỷ đồng (cả gốc và lãi) từ tiền gửi của Ngân hàng VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ. Do các công ty không có tài sản đảm bảo nên Ngân hàng VNCB không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay cho các công ty, gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 1.835 tỷ. Ngày 6/8/2018, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Trầm Bê 4 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Và hiện tại, ông Trầm Bê vẫn đang thụ án 4 năm tù về tội danh này.

Chủ đề: Tiếp tục Vì sao đại gia Trầm Bê bị truy tố đại án Phạm Công Danh Sacombank

Cho vay 1.800 tỷ “thần tốc”

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, sau khi tiếp quản Ngân hàng Xây dựng (VNCB), ông Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch VNCB đã họp HĐQT ngân hàng này vào ngày 23/3/2013. Cuộc họp gồm có ông Danh, Mai Hữu Khương, Vũ Bạch yến, Trần Hiệp (là các thành viên lãnh đạo VNCB) và em trai ông Danh là Phạm Công Trung. Kết thúc cuộc họp, ông Danh ký ban hành Nghị quyết đồng ý chủ trương dùng số tiền dư gửi trên thị trường liên ngân hàng của VNCB tại các tổ chức tín dụng làm tài sản bảo đảm cho các khách hàng vay vốn mà VNCB có tiền gửi làm tài sản đảm bảo.

Sau đó, ngày 19/4/2013, ông Danh cùng Phan Thành Mai - Tổng giám đốc VNCB và Nguyễn Quốc Viễn đến trụ sở Sacombank ở 166-268, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TPHCM liên hệ vay tiền. Tại đây, ông Danh vào gặp trực tiếp ông Trầm Bê đề nghị cho vay. Ông Trầm Bê dẫn ông Danh sang phòng ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc Sacombank và chỉ đạo ông Khang cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi tại VNCB. Sau khi được ông Trầm Bê và ông Khang đồng ý chủ trương, ông Danh gọi Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn vào phòng ông Khang để giới thiệu với ông Khang. Ông Khang đã giao cho ông Phan Đình Tuệ (thành viên HĐTD Sacombank, phó Tổng giám đốc) tổ chức triển khai cho ông Danh vay tiền theo chỉ đạo của ông Trầm Bê.

Rời Sacombank, ông Danh về trụ sở Tập đoàn Thiên Thanh phân công: Ông Phan Thành Mai chuẩn bị nguồn tiền để bảo lãnh; ông Khương, ông Viễn lo hoàn thành thủ tục hồ sơ vay khống theo phương án kinh doanh bất động sản của các Cty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh; ông Mai Hữu Khương là đầu mối chính lập, hoàn chỉnh hồ sơ vay…

Để gấp rút vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank, ông Danh giao Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn gặp ông Phan Đình Tuệ và đem theo 6 bộ hồ sơ photocopy của 6 Cty sang Sacombank vay tiền. Trong đó Cty Nhất Nhất Vinh do Nguyễn An Vinh làm giám đốc, vay 250 tỷ đồng; Cty Quốc Thắng do Nguyễn Ngọc Thái làm giám đốc, vay 350 tỷ đồng; Cty Bảo Gia do Lê Đài làm giám đốc, vay 340 tỷ đồng; Cty Đại Long do Nguyễn Hồng Dũng làm giám đốc vay 310 tỷ đồng; Cty Hương Việt do Nguyễn Thị Kim Vân làm giám đốc vay 300 tỷ đồng và Cty Thành Thành Công do Lê Văn Lương làm giám đốc, vay 250 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang, ông Phan Đình Tuệ đã gọi ông Bùi Văn Thành (giám đốc Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo) và bà Trần Thị Hải Triều (giám đốc Sacombank- Chi nhánh quận 8) để triển khai cho vay theo danh sách 6 cty mà Mai Hữu Khương đem đến. Ông Tuệ phân cho Chi nhánh Hưng Đạo tiếp nhận 2 hồ sơ cho 2 Cty Nhất Nhất Vinh và Quốc Thắng vay 600 tỷ đồng. Chi nhánh quận 8 cho 4 Cty còn lại vay 1.200 tỷ đồng.

Ngày 25/4/2013, ông Trầm Bê ký phê duyệt các tờ của Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo và Sacombank - Chi nhánh quận 8,  qua đó chấp thuận cấp tín dụng cho 6 Cty của ông Danh, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất đảm bảo margin (liên ngân hàng) cho vay 3%/năm, giải ngân trước, VNCB bổ sung chứng từ sử dụng vốn đầy đủ sau giải ngân, chuyển tiền giải ngân vào tài khoản Cty Thiên Thanh Long Hải.

Khoảng đầu giờ chiều ngày 26/4/2013, Mai Hữu Khương triệu tập giám đốc 6 Cty đến để ký các hợp đồng do Sacombank soạn sẵn mang đến. Đáng lưu ý là cũng trong ngày này, toàn bộ khoản vay 1.800 tỷ đồng của 6 Cty tại Sacombank đều được chuyển vào tài khoản 214439 của ông Danh tại ACB - Chi nhánh Phú Thọ.

Ném tiền qua cửa sổ

Qua phi vụ vay 1.800 tỷ đồng này, Cơ quan chức năng cho rằng Sacombank của ông Trầm Bê có sai phạm là cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay và khả năng hoàn trả nợ vay. Tại hợp đồng bảo lãnh, ông Phan Thành Mai ký mà không có chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản vay bảo lãnh là không đúng quy định về thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh theo quy định.

Ngoài ông Trầm Bê bị bắt chiều qua, C46 cũng khởi tố đối với ông Phan Huy Khang, nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Sacombank. Ông Trầm Bê (nguyên quán Trung Quốc, ngụ tại TPHCM) có trình độ cử nhân quản lý doanh nghiệp. Năm 2004 giữ chức phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank). Đến năm 2012 tham gia vào HĐQT của Sacombank. Đến ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê tại Sacombank. 

Video liên quan

Chủ đề