Vì sao thành phố hải phòng có thể phát triển theo hướng bền vững

Sun 03, 2021 by admin

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết, tạo sự chuyển biết rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành và nhân dân thành phố Hải Phòng về tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng với tốc độ nhanh, bền vững, trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại thông minh, bền vững khu vực Đông Nam Á; tầm nhìn đến năm 2045, trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Vì sao thành phố hải phòng có thể phát triển theo hướng bền vững

10 giải pháp trọng tâm

Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực Nghị quyết;

2- Hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách;

3- Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm;

4- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn;

5- Xây dựng, phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

6- Xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành trọng điểm phát triển khoa học – công nghệ biển của cả nước;

7- Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

8- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng bảo đảm sự phát triển bền vững;

9- Gắn phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

10- Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Vì sao thành phố hải phòng có thể phát triển theo hướng bền vững

Tạo đột phá phát triển kinh tế – xã hội Hải Phòng

Để phát triển mạnh các thành phần kinh tế nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển hiệu quả trong mọi lĩnh vực; đồng thời, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt trong ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế như chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, du lịch, thương mại, dịch vụ Logistics, ngân hàng…

Đồng thời, hình thành các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ biển, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học lớn của vùng Bắc Bộ; hình thành các trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững kinh tế biển, khai thác hiệu quả tài nguyên biển, ứng dụng công nghệ mới để phát triển các ngành kinh tế biển là lợi thế của thành phố Hải Phòng, gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo; xây dựng, hình thành các khu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao phù hợp với thành phố Hải Phòng.

 XEM THÊM CHI TIẾT

https://vinhomesvuyenhaiphong.com

Ngày 11/2/2022 Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 39/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thành phố và những thành tựu quan trọng đạt được về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước trong năm 2021.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hải Phòng còn những tồn tại, hạn chế như: quy mô kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và với sự đầu tư, quan tâm của Trung ương; phát triển văn hóa chưa ngang tầm với phát triển kinh tế-xã hội và các lĩnh vực khác; hiệu quả quản trị hành chính công và công tác chuyển đổi số của Thành phố chưa được cải thiện (nhiều chỉ số như hiệu quả quản trị và hành chính công, ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ chuyển đổi số còn ở vị trí khiêm tốn trên bảng xếp hạng cả nước); phát triển dân số cơ học chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của Thành phố, thiếu nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; thu ngân sách mặc dù đạt cao nhưng tỷ trọng thu nội địa chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Về định hướng trong thời gian tới, Hải Phòng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phát triển nhanh, toàn diện, bền vững về an ninh quốc phòng, kinh tế-xã hội. Trong đó, phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, hiện đại; du lịch theo hướng du lịch sinh thái, chất lượng cao; dịch vụ theo hướng tiên tiến, thông minh, thuận lợi; nông nghiệp theo hướng nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Bên cạnh đó, Hải Phòng cần phát triển hài hòa trên mọi lĩnh vực, nhất là phát triển văn hóa phải tương xứng với phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng; có kế hoạch tăng dân số cơ học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phải xác định nguồn lực bên trong (với ba trụ cột là con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử) là cơ bản, lâu dài, chiến lược, quyết định còn nguồn lực bên ngoài (nguồn vốn, công nghệ, năng lực quản trị…) là quan trọng và đột phá.

Phát huy tối đa lợi thế cảng biển Lạch Huyện là cảng nước sâu hiện đại, lớn nhất khu vực miền Bắc nên việc quản lý, thiết kế cảng phải theo mô hình quản trị hiện đại, quản lý bằng công nghệ số, đẩy mạnh tự động hóa, xây dựng cảng xanh, sạch, không gây ô nhiễm môi trường; đầu tư phát triển các khu công nghiệp lớn theo mô hình 5 trong 1, hạ tầng đồng bộ công nghiệp, dịch vụ, thành phố thông minh, y tế, giáo dục.

Cần xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm kết nối vùng, liên kết vùng; TP. Hải Phòng phải đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước để đưa đất nước cùng phát triển, xứng đáng với sự quan tâm, đầu tư rất lớn từ Trung ương và điều kiện tự nhiên nhiều tiềm năng, lợi thế của Thành phố.

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch Thành phố bài bản, chiến lược, có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới để nhận diện, phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực đất đai, rừng, nước, tài nguyên thiên nhiên sẵn có của Thành phố.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nâng cao một số chỉ số hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển dịch vụ logistics hiện đại, thông minh, hiệu quả, đẳng cấp quốc tế, phù hợp với bối cảnh, tình hình phát triển chung của Thành phố, đặc biệt chú trọng đến logistics hàng không, hàng hải.

Thúc đẩy công tác chuyển đổi số nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn; tập trung nghiên cứu năng lượng xanh, năng lượng sạch, nhất là năng lượng gió ngoài khơi, do vậy việc nghiên cứu phát triển các dự án điện khí LNG nên dành cho các địa phương khác, đảm bảo cân đối hài hòa phát triển năng lượng giữa các vùng miền.

Về điều chỉnh quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi với công suất dự kiến đạt 13 triệu hành khách đến năm 2030 và 16,6 triệu hành khách đến năm 2040, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương. Giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 7/12/2021; nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, trong đó bổ sung quy hoạch đường cất hạ cánh số 2, đảm bảo Cảng hàng không đạt được công suất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Về việc nghiên cứu xây dựng cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng sau năm 2030, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phương án xây dựng Cảng Hàng không Tiên Lãng theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

Nằm ở vị trí trọng điểm vùng duyên hải Bắc Bộ, với tiềm lực kinh tế biển vô cùng lớn, những năm qua, Hải Phòng đã tận dụng được nguồn lực, cơ hội để nền kinh tế tăng trưởng cao, phát triển mạnh.

Các Nghị quyết 32-NQ/TW, Nghị quyết 36-NQ/TW và Nghị quyết 45-NQ/TW, Trung ương luôn đặt kinh tế biển chính là trụ cột. Có thể khẳng định chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có phát triển kinh tế biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.

Nhắc đến tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển của Hải Phòng phải nói đến tổ hợp tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và vị thế của 4 vùng tự nhiên: Vùng biển đảo Cát Bà – Long Châu; vùng biển đảo Bạch Long Vỹ; vùng biển và cửa sông Bạch Đằng; vùng biển và cửa sông châu thổ Văn Úc – Thái Bình.

Vì sao thành phố hải phòng có thể phát triển theo hướng bền vững

Hải Phòng khẳng định vai trò trụ cột của kinh tế biển để thành phố hướng tới phát triển bền vững. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng)

Ngày 02/06/2020, Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 72-CTr/TW về thực hiện Nghị quyết 36, đưa Hải Phòng trở thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển, là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước. [1]

Cụ thể, Hải Phòng có 6 ngành, lĩnh vực biển trọng tâm của thành phố cần chú trọng là: Du lịch biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và khoáng sản; nuôi trồng và khai thác thủy sản; công nghiệp ven biển; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Đặc biệt, phát triển hệ thống cảng, dịch vụ cảng và vận tải biển. Hải Phòng phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á; Phát triển công nghiệp biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, phát triển khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải thành trung tâm kinh tế hiện đại của cả nước, là cửa chính mở ra biển, đồng thời, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm đóng mới và sửa chữa tàu biển lớn nhất Việt Nam.

Về kinh tế thủy sản, Nghị quyết đề ra mục tiêu xây dựng Hải Phòng là trung tâm giống, khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ. Bên cạnh đó, phát triển du lịch biển trở thành ngành kinh tế chủ lực trong các ngành kinh tế, tạo ra các sản phẩm du lịch mới và dịch vụ cao cấp. Về khoa học – công nghệ và đào tạo, đảm bảo đào tạo đủ nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực biển Hải Phòng và cả nước.

Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ – công nghiệp kinh tế biển cũng là một nhiệm vụ quan trọng, tập trung mạnh mẽ vào các ngành dịch vụ logistics, dịch vụ hàng hải. Để đạt được các mục tiêu này, quyết tâm của thành phố là chuyển từ tăng trưởng chiều rộng sang chiều sâu, quá trình tăng trưởng dựa trên những ngành tham gia mạng sản xuất toàn cầu, tiêu hao ít hơn tài nguyên, năng lượng, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Tăng trưởng kinh tế dựa trên sự phát triển của khu kinh tế ven biển hiện đại, khu công nghiệp chuyên sâu.

Để hướng tới phát triển bền vững, thành phố đã chủ động các giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tăng cường quản lý kết hợp đổi mới công nghệ để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo đảm cân bằng sinh thái. Đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực Cát Bà, Bạch Long Vỹ, vùng ven biển, các sông, giữ gìn các tài nguyên không tái tạo như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước. Thành phố cũng phân định rõ các quy hoạch phát triển các huyện đảo, xây dựng mô hình kinh tế biển của thành phố cũng như các chính sách và khung thực hiện chiến lược biển, mở ra lộ trình vươn ra biển lớn.

Những chiến lược, kế hoạch trên đã vạch ra con đường phát triển kinh tế biển trong tương lai cho Thành phố Hải Phòng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình, hội nhập quốc tế.

Sức bật mạnh mẽ từ phát triển kinh tế biển

Mới đây, Hải Phòng nhận hơn 6,4 nghìn tỷ đồng xây dựng cảng biển. Ngày 27/9/2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Hateco đã chính thức được thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư “Dự án xây dựng Bến số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng”. [2]

Đây là dự án đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư thông qua Quyết định số 299/QĐ-TTg ngày 4/3/2021 và cũng là dự án nằm trong danh mục các bến cảng 1A được ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng của Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2050

Vì sao thành phố hải phòng có thể phát triển theo hướng bền vững

Hải Phòng phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, trở thành trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng)

Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Hateco sẽ đầu tư trên 6.425 tỷ đồng để xây dựng 1 tổ hợp cảng biển để tiếp, nhận và lưu giữ hàng hóa với tổng diện tích gần 50 ha tại khu vực cảng quốc tế Lạch Huyện nằm trên đảo Cát Hải thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Sự kiện này đã cho thấy “sức hút” đầu tư của kinh tế biển tại Hải Phòng.

Với tầm nhìn xa và có những chiến lược dài hạn trong phát triển kinh tế biển, Hải Phòng đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong những năm qua. Theo Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, năm 2019 sản lượng hàng hóa qua khu vực này đạt ở mức 130 triệu tấn, nhưng đến năm 2020 con số này đã vượt lên mức gần 143 triệu tấn. Mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của nền kinh tế, nhưng trong 8 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng vẫn đạt 93,2 triệu tấn, tăng 9,26% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cũng chia sẻ tại buổi Lễ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư “Dự án xây dựng Bến số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng” rằng, với tiềm năng hiện có, hệ thống cảng biển Hải Phòng đã ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình là 1 mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của hải trình toàn cầu. [2]

Ðể khai thác lợi thế vùng ven biển, bên cạnh việc đầu tư chiều sâu và mở rộng quy mô các ngành kinh tế biển truyền thống, thời gian qua thành phố Hải Phòng chủ trương xây dựng hành lang đô thị - công nghiệp ven biển, tập trung mở rộng không gian thành phố về phía Ðồ Sơn, khu vực tây - bắc thành phố, Minh Ðức (Thủy Nguyên) và Kiến An, xây dựng một số khu đô thị mới ở bắc Sông Cấm.

Trong năm 2021, kinh tế biển của Hải Phòng đã phát triển với những con số ấn tượng, Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 10 năm 2021 ước đạt 13,16 triệu TTQ, tăng 3,61% so với tháng trước và tăng 0,13% so với cùng kỳ năm trước; 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 119,4 triệu TTQ, tăng 7,06% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 10 năm 2021 ước đạt 16.428,2 tấn, tăng 6,65% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 157.717,1 tấn, tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước. [3]

Hải Phòng hôm nay càng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định được vai trò trụ cột của kinh tế biển để thành phố hướng tới phát triển bền vững, góp sức cùng cả nước đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập thế giới.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://baotainguyenmoitruong.vn/kinh-te-bien-la-tru-cot-de-hai-phong-phat-trien-ben-vung-315220.html

[2] https://vneconomy.vn/hai-phong-hut-hon-6-4-nghin-ty-dong-xay-dung-cang-bien.htm

[3] https://thongkehaiphong.gov.vn/thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thanh-pho-hai-phong-thang-10-2021-349.html

Phạm Minh