Vì sao phải bảo vệ san hô sinh học 7

Thứ năm, 21/04/2022 - 11:56 AM

Các tình nguyện viên phục hồi một rạn san hô ở biển Boneo. Ảnh: ERN

Báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Leicester (Anh) đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng rằng, có thể đã quá muộn để cứu lấy hệ sinh thái quan trọng này, nơi sinh sống của hàng nghìn loài sinh vật biển. Điều này cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn cho khoảng nửa tỷ người đang sống phụ thuộc vào các rạn san hô để kiếm việc làm và thu nhập.

Giáo sư Jens Zinke cho biết: “Các rạn san hô là 'con chim hoàng yến trong mỏ than' (thành ngữ nói về sự báo hiệu một mối nguy hiểm đang tới) khi đề cập đến hệ san hô đang phải hứng chịu áp lực từ sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu.

Cách đây ít ngày, một nhóm các nhà khoa học môi trường quốc tế cũng đã công bố một loạt các khuyến nghị nhằm bảo tồn các rạn san hô trên thế giới, đồng thời cảnh báo 90% các loài san hô có thể biến mất trong vòng 30 năm tới.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số rạn san hô có khả năng phục hồi hoặc chống lại căng thẳng nhiệt nhanh hơn những rạn san hô khác, chủ yếu ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Caribe và khu vực phía đông châu Phi. Ông Zinke giải thích: “Đây sẽ là một hướng nghiên cứu mới để tìm ra những địa điểm này và bảo vệ trước khi chúng biến mất”.

Theo báo cáo gần đây của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu Liên Hợp quốc (IPCC), loài san hô có tiềm năng cao nhất để thoát khỏi sự hủy diệt do nhiệt độ tăng đột biến của đại dương nằm dọc theo bờ biển phía bắc của Cuba. Ngoài ra một số địa điểm khác nằm xung quanh quần đảo Bahamas, Cộng hòa Dominica, Guadeloupe, Haiti, miền đông Jamaica và bang Florida của Mỹ.

Các nhà khoa học cho rằng, thậm chí ngay cả khi sự nóng lên toàn cầu được giữ trong khoảng 1,5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 90% các rạn san hô trên Trái đất có thể biến mất trong vòng ba thập kỷ tới.

Tại sao các rạn san hô lại là một hệ sinh thái quan trọng?

Các rạn san hô chính là quần thể động vật khổng lồ tiết ra canxi cacbonat (đá vôi). Ước tính thế giới có hơn 800 loài rạn san hô khác nhau, chúng tạo thành các quần thể. San hô đơn hoặc đa polyp, có cơ thể hình ống, đơn giản với một vòng các xúc tu vươn ra. Chúng có cái miệng ở giữa để lọc thức ăn và 90% dinh dưỡng của san hô đến từ loại tảo siêu nhỏ có tên "Zooxanthellae". Loại tảo này chính là thứ mang lại cho các rạn san hô có màu sắc đặc biệt sống động, từ các sắc thái xanh lục, nâu, hồng, vàng, đỏ, tím hoặc xanh lam.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các rạn san hô trên thế giới chết?

Hiện tượng tẩy trắng san hô do nhiệt độ cao hơn và hiệu ứng nhà kính gây ra. Ảnh: ERN

Những cấu trúc tuyệt vời của san hô hoạt động như những rào cản quan trọng đối với các đường bờ biển và bảo vệ những con sóng mạnh có thể làm xói mòn các bãi biển. Một khi biển nóng hơn sẽ gây ra thiệt hại về cấu trúc cho các “tòa nhà” chắn sóng phía trước đại dương, đồng thời trở thành mối nguy hiểm khi tần suất và cường độ của các cơn bão mạnh lên.

Rạn san hô còn được mệnh danh là “rừng nhiệt đới của biển”. Mặc dù chúng chỉ bao phủ chưa đầy 1% đại dương, nhưng các hệ sinh thái này là nơi sinh sống của 25% các sinh vật biển, tương đương hơn một triệu loài.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), trong vài năm qua các rạn san hô trên toàn cầu đã trải qua hiện tượng tẩy trắng do nhiệt độ cao và khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra.

Khi nhiệt độ biển tăng từ 1–2 ° C trong vài tháng có thể dẫn đến hiện tượng tẩy trắng, khiến san hô có màu trắng. Việc tẩy trắng có thể dẫn đến cái chết của các khu vực rộng lớn của san hô. Bằng chứng là rạn san hô Great Barrier Reef đã bị tẩy trắng thảm khốc vào năm 2016, dẫn đến sự biến mất của gần 50% quần thể san hô tại đây.

Thứ sáu, 10/12/2021 - 15:12 PM

Hệ sinh thái san hô có lắm “kẻ thù”

Hệ sinh thái rạn san hô được ví như “mái nhà của biển”. Bởi, các giống loài thủy sản ở vùng biển gần bờ thường chọn những rạn san hô làm nơi quần tụ để sinh đẻ. Do đó, hệ sinh thái rạn san hô ngoài vai trò tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ, còn được xem là lá chắn vững chắc chống lại nạn biển xâm thực bờ.

Tổ cộng đồng của xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) thả phao tiêu khoanh vùng bảo vệ vùng lõi. Ảnh: A.T.

Thời gian gần đây, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, vai trò của san hô càng được xem trọng bởi đó chính là nơi để các loài thủy sản tá túc, sinh sôi. Ấy vậy nhưng quanh những rạn san hô luôn có những kẻ thù rình rập.

Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, trong hàng chục giống sao biển gai (còn được gọi là nhím biển hoặc nhum biển), có 1 số loài thích “gặm nhấm” gây hại trực tiếp đến san hô. Ngoài ra, lớp đất, cát phủ lên bề mặt cũng khiến san hô bị chết. Hoặc nếu trong vùng biển ấy có xảy ra nạn dùng Cyanua, 1 loại hóa chất cực độc để đánh bắt cá thì hệ sinh thái san hô nằm trong vùng biển ấy cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, thú chơi sinh vật cảnh của con người cũng gây hại không ít đến san hô. Để tăng giá trị 1 chậu cây cảnh, người chơi thường lấy san hô trang trí để tạo cảnh thiên nhiên. Những hồ cá cảnh cũng cần đến vài nhánh san hô để lũ cá bơi ra bơi vô tạo thêm vẻ đẹp như cá đang bơi dưới đáy biển.

Thế nhưng tiêu tốn san hô nhiều hơn là phong trào làm hòn non bộ trang trí cho các khoảng sân rộng hoặc các quán cà phê sân vườn. Có cầu ắt có cung, trước đây, những thợ lặn ở các làng chài nảy ra nghề khai thác san hô trái phép để cung ứng cho những thú chơi nói trên.

Thành viên tổ cộng đồng ở phường Gềnh Ráng (TP Quy Nhơn, Bình Định) lặn bắt sao biển gai bảo vệ san hô. Ảnh: A.T.

San hô lại là nơi trú ngụ của muôn loài thủy sản, do đó đã dẫn dắt những ngư dân làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì”, dùng chất nổ để đánh bắt cá tại những vùng biển có những rạn san hô. Thế là “mái nhà của biển” bị hủy hoại dần mòn. Thêm vào đó, dầu nhớt của những chiếc tàu cá neo đậu trên những rạn san hô xả ra cũng gây ô nhiễm môi trường biển cũng khiến san hô chết.

Với diện tích hơn 36.000 ha mặt biển, vịnh Quy Nhơn (Bình Định) được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các hệ sinh thái, có tiềm năng đa dạng sinh học cao, gồm thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng triều và đáy mềm lân cận.

Theo nghiên cứu mới đây của Viện Hải dương học Nha Trang, vịnh Quy Nhơn có 720 loài thuộc 353 giống và 161 họ của 7 nhóm sinh vật chính, khoảng 152 ha rạn san hô phân bố ven bờ và các đảo. Quanh các rạn san hô còn có 16 bãi giống thủy sản, trong đó có 3 bãi đẻ của mực lá, ốc gai và 13 bãi ươm giống của ghẹ, tôm hùm giống, hải sâm, cá giò, cá mú...

Bình Định có “mái nhà biển” mênh mông là thế, nếu được bảo vệ tốt thì các loài thủy sản có được “mái nhà chung” vĩ đại, mặc sức quần tụ sinh con đẻ cháu. Đồng nghĩa nguồn lợi thủy sản ven bờ không ngừng được tái tạo, từ đó sinh kế của người dân các làng chài sẽ được bảo đảm bền vững. Với ý thức bảo vệ hệ sinh thái san hô chính là bảo vệ “nồi cơm” của ngư dân, nên các làng chài ven biển Bình Định đã xuất hiện những đội ngũ “vệ sỹ” chuyên bảo vệ, tái tạo những rạn san hô dưới lòng biển được mang tên là những “Tổ đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.

Hệ sinh thái rạn san hô ở vùng biển Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, Bình Định) đang phục hồi rất tốt. Ảnh: A.T.

Những 'vệ sỹ' của san hô

Theo ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, cuối năm 2018 đến nay, Bình Định đã thành lập được 11 mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản (viết tắt là mô hình đồng quản lý) của 20 xã, phường ven đầm, ven biển với khoảng 500 thành viên tham gia, trong đó có 3 mô hình lớn là mô hình đồng quản lý đầm Trà Ổ, khu vực bắc đầm Thị Nại và khu vực biển vịnh Quy Nhơn.

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Bình Định, từ sau khi xuất hiện mô hình đồng quản lý, chính quyền các địa phương ven biển đã nhiệt tình hơn trong công tác quản lý nguồn lợi thủy sản. Chính quyền các địa phương đã làm tốt vai trò xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước; quy ước, quy chế cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản. Tích cực triển khai tuần tra phòng chống khai thác thủy sản bằng nghề cấm; phát hiện, xử lý kịp thời những hoạt động thủy sản trái phép như lấn chiếm mặt nước khoanh nuôi thủy sản trái phép, bơm hút thủy sản...

Mỗi tháng 2 lần, những thợ lặn trong tổ cộng đồng của xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) lặn bắt sao biển gai và dọn vệ sinh nền đáy bảo vệ san hô 1 lần. Ảnh: A.T.

Bên cạnh đó, cộng đồng ngư dân cũng đã có chuyển biến về nhận thức, chấp hành tốt các quy định pháp luật và quy ước, quy chế của địa phương; tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm.

Đáng ghi nhận nhất là hoạt động của những người được mệnh danh là “chiến sĩ bảo vệ mái nhà biển”. Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng (sinh năm 1985) ở làng Hải Bắc, người “cầm trịch” đội ngũ gồm 6 thợ lặn và 13 thành viên trong tổ cộng đồng chuyên bảo vệ “mái nhà biển” ở xã biển Nhơn Hải (TP Quy Nhơn).

Ngoại trừ những ngày gió bão, hầu như ngày nào các “vệ sỹ” cũng có mặt trên biển. Hôm thì đi theo Chi cục Thủy sản tuần tra để ngăn chặn những đối tượng khai thác thủy sản bằng chất nổ, khai thác thủy sản trái tuyến và nhất là những đối tượng khai thác san hô trái phép.

Sao biển gai, đối tượng thường xuyên gây hại những rạn san hô, được tổ cộng đồng bắt để bảo vệ san hô. Ảnh: A.T.

“Tổ đồng quản lý chúng tôi không chỉ có thanh niên, cả những người lớn tuổi và phụ nữ cũng tham gia. Công việc của chúng tôi là vào tháng 4 hằng năm tiến hành thả phao tiêu khoanh vùng bảo vệ vùng lõi. Qua tháng 9, đến mùa sóng là thu phao về.

Trong năm, mỗi tháng 2 lần, 6 thợ lặn mang bình hơi lặn xuống biển để bắt sao biển gai và vệ sinh nền đáy nhằm tạo điều kiện cho san hô phát triển. Dưới đáy biển, chúng tôi đi trên những rạn san hô vớt rác, bì nhựa, lon bia bỏ vào vợt đưa lên bờ; đồng thời tiêu diệt những đối tượng thủy sản gây hại cho san hô và trồng các loại rong có ích có thể tự làm sạch môi trường sống của san hô”, anh Sáng chia sẻ.

Nhiệm vụ bảo vệ san hô ở xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) còn khó khăn hơn, bởi ở đây có nhiều điểm du lịch thu hút nhiều du khách. Sinh hoạt trong những chuyến tham quan vui chơi của du khách thường xả xuống biển muôn loại rác thải gây hại cho san hô.

Bởi vậy, tổ cộng đồng ở Nhơn Lý càng đặt nặng công tác tuyên truyền, chú trọng vào chủ những chiếc ca nô đưa khách du lịch. Nhờ những hi sinh thầm lặng của các ngư dân làng chài, hệ sinh thái san hô ở Bình Định trong những năm qua được bảo vệ tốt và dần phục hồi.

Du khách lặn ngắm san hô ở Hòn Khô nhỏ thuộc xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định). Ảnh: A.T.

“Hiện các khu vực khoanh vùng bảo vệ rạn san hô đang dần được phục hồi. Độ phủ của san hô sống tại Bãi Dứa có chất lượng tốt nhất, đạt 75,6%, trong đó có 13% san hô mềm. Tiếp đến là ở Hòn Khô nhỏ có độ phủ 44,3%; ở Hòn Nhàn - Ghềnh Ráng đạt 31,8% và ở Bãi Trước - Nhơn Châu có độ phủ đạt 23,1%.

Sở dĩ độ phủ san hô tại Hòn Nhàn và Bãi Trước thấp là do đã bị tác động lớn của các cơn bão những năm trước đây, hiện nay đang dần phục hồi”, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết.

Video liên quan

Chủ đề