Vì sao nhân dân ghét công an

Hãy xem những thống kê biết nói dưới đây từ FB Xuân Nghĩa Lê trước khi ai đó trong chúng ta vội đưa ra một kết luận nào đó về hiện tượng hết sức mâu thuẫn này: 

"NGẪM XEM ĐÚNG KHÔNG?Ở Việt Nam chúng ta:- Quan chức bị chửi nhiều nhất- Công an bị chửi nhiều nhất- Y tế bị chửi nhiều nhấtNhưng đó lại là nơi mà 90% người VN mơ ước hàng đầu cho bản thân, con cái của mình!

Kết luận: Nghề nào hót nhất và được nhiều người mơ ước nhất thì cứ nhìn vào số lượng người chửi. Càng nhiều người chửi thì càng hót". 

Vì sao nhân dân ghét công an

Vụ việc va chạm giữa CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) với phóng viên Trần Quang Thế (Báo Tuổi trẻ) - nguồn: Internet. 

Có thể điều được Kết luận dưới đây có pha tí chất "trào lộng" và chen chút hóm hỉnh của chủ FB Xuân Nghĩa Lê trong mối tương quan giữa "nghề hót" và nghề thường hay bị dư luận chửi rủa. Vậy nhưng, đối chiếu với xã hội đương đại thì 02 vế đối chiếu ngỡ như so sánh và không bao giờ gặp gỡ nhau ấy lại đang phản ánh rất rõ về một thực tế đã, đang và sẽ tồn tại nếu chúng ta không thay đổi cách nghĩ! Và trong khuôn khổ Entry này, người viết xin được chỉ ra đôi điều về nguyên nhân tại sao Công an lại đang trở thành một đối tượng mà theo quan sát là đối tượng đả phá, bôi lem của không ít chủ thể trong xã hội. Vụ việc va chạm giữa CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) với phóng viên Trần Quang Thế (Báo Tuổi trẻ) là một ví dụ có tính điển hình cho xu hướng vừa được chỉ ra này! 

Để trả lời cho câu hỏi tại sao lực lượng Công an nói chung đang trở thành đối tượng bị ghét và không ít chủ thể (tổ chức, cá nhân) đang giăng bẫy để làm xấu hình ảnh của lực lượng này trong con mắt của dư luận. Tôi xin bắt đầu bằng việc giải mã câu hỏi: Chức trách nhiệm vụ của lượng lượng Công an nói chung là gì? 

Điều 14, Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng của lực lượng Công an nhân dân cho biết: 

"Điều 14. Chức năng của Công an nhân dân
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Suy ra từ điều này thì có thể thấy được rằng, sự đụng chạm đối với lợi ích cá nhân của khá nhiều thành phần trong xã hội nên sự phản ứng tất yếu phải xảy ra ở chiều hướng tiêu cực từ hoạt động của lực lượng Công an là điều dễ hiểu! Và rất nhiều người từ chỗ bức xúc không ít đã dẫn đến việc cố tình thêu dệt, bêu riếu, chửi bới, hạ nhục lực lượng công an cho (1) hả giận nhưng cũng có không ít kẻ làm vậy nhằm mục đích (2) phục vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm nào đó. Điều đáng nói là xu hướng thứ (2) đang nở rộ lên trong thời gian gần đây. 

Thực tế thứ hai mà chúng ta cũng không được phủ nhận, chính là hệ quả của việc tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với người dân. Theo đó, do sự hấp dẫn đặc biệt của đồng tiền , vật chất tạo nên nên bộ phận là thành viên của lực lượng này đã trở nên tiêu cực và tha hóa. Và với một góc nhìn đã sẵn có sự ám thị, mặc cảm nên thật dễ hiểu khi "một bộ phận" ấy nhanh chóng được quy đồng và bị ngộ nhận là toàn thể lực lượng ấy! 

Lí do thứ ba mà người viết muốn chỉ ra, đây là lực lượng nòng cốt triệt phá các thế lực, các ổ nhóm phản động, chống phá đất nước dưới danh nghĩa các tổ chức xã hội dân sự, tôn giáo... Do đó, giữa những thế lực, cá nhân, tổ chức ra sức lợi dụng những điều nêu trên với Công an họ có một mối thâm thù, không đội trời chung kiểu nước với lửa. Để bảo vệ mình trước Công an, không ít thế lực đã xây dựng hẳn một chiến dịch truyền thông tuyên truyền có bài bản nhằm kích động, làm suy giảm hình ảnh hoặc để gây nên sự đối đầu giữa lực lượng công an với người dân, tạo nên hình ảnh xấu xí, độc ác, tham lam của lực lượng công an đối với nhân dân... 

Cho nên, công bằng mà nói, một số hình ảnh xấu, không hay về lực lượng Công an nhiều trường hợp không do họ tạo nên mà đơn giản có bàn tay của những kẻ bên ngoài. 

An Chiến

(PLO)- Phần nhiều các trường hợp người đi đường bị dừng xe kiểm tra đều có mắc lỗi nhưng chẳng ai tự nguyện, tự giác bị phạt.

CSGT ở nước ta tuy còn nhiều hình ảnh tiêu cực mà tiêu biểu nhất là thiếu thân thiện, hay hạch sách, đòi hỏi chung chi để cho qua lỗi… nhưng xét đến cùng nếu dân không có lỗi (dù lớn hay nhỏ) thì CSGT muốn làm khó cũng không dễ.

Phần nhiều khi bị kiểm tra hành chính, người tham gia giao thông đều có một lỗi nhỏ nào đó, ví dụ không đem bằng lái, không có bảo hiểm xe, quên bật xi nhan, tranh thủ vượt đèn vàng… Vì muốn giải quyết nhanh, người vi phạm sẽ dúi tiền cho CSGT để không phải lập biên bản.

Vì sao nhân dân ghét công an

Sau khi bị chặn dừng, người đàn ông này đã đi ra một góc chuẩn bị và quay lại dúi vào tay CSGT. Ảnh cắt từ clip

“Money money money, chỉ cần như thế, không cần mất thì giờ” - câu hát trong một tiết mục hài nghe… đểu đểu nhưng là thật. Mất tiền ai mà không tức nên dúi xong sẽ càm ràm vài câu. Đó là 90% phản ứng của người dân, 10% còn lại sẽ chống đối, cự cãi, chạy trốn, thậm chí ẩu đả với CSGT khi bị thổi phạt. Số này hoặc côn đồ thứ thiệt, người say rượu hoặc tài xế xe tải.

Xin khẳng định rất hiếm trường hợp người tham gia giao thông không có lỗi mà bị thổi phạt. Như trường hợp chống đối đến mức khiến hai CSGT tử vong, vụ tướng chửi công an không kịp vuốt mặt ở Cần Thơ, vụ người phụ nữ nắm cổ áo công an giữa đường ở Bình Thạnh… người tham gia giao thông có oan không? Không oan nhưng không muốn nghe nhắc nhở, không muốn chịu phạt nên mới chống đối. Tâm lý sai nhưng ghét bị phạt vì đụng chạm quyền lợi sâu xa bắt nguồn từ thói vô trách nhiệm đã ăn sâu trong số đông người dân. Xã hội chúng ta đang sống tài nguyên, tiền của không thiếu nhưng có nhiều cái thiếu trầm trọng, trong đó có “trách nhiệm”.

Vì sao nhân dân ghét công an

Người phụ nữ lái ô tô lấn tuyến khi bị CSGT nhắc nhở đã xuống xe cự cãi, xúc phạm lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip

Ở các nước tiến bộ, họ dạy bọn trẻ từ nhỏ là phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Ngay cả khi gặp phải người xấu cố tình hãm hại hay do thiếu hiểu biết mà mắc sai lầm thì đó trước hết cũng là lỗi của bản thân và phải chịu mọi hậu quả sau đó, không oán thán. Có làm có chịu, chỉ như vậy con người mới cố gắng sửa chữa khuyết điểm, khắc phục hạn chế của mình để không mắc lỗi nữa, không bị thiệt hại nữa. Nếu sai mà không (chịu) bị phạt thì làm gì có chuyện sửa chữa?

Nếu những người chống người thi hành công vụ trên đây không bị xử lý thì họ đã “lơ” được lỗi sai đến hai lần. Họ sẽ vẫn phóng nhanh vượt ẩu, chở quá tấn quá tải và tiếp tục chống lại bất cứ ai, kể cả công an mỗi khi lỗi sai của họ bị phát hiện, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Công an có sai cũng phải có cớ, cái cớ đó là lỗi vi phạm của người dân. Nếu cứ vi phạm rồi chịu khó đứng chờ ghi biên bản, chờ nộp phạt tại chỗ, chấp nhận giam xe, chịu khó lên kho bạc nộp phạt đúng quy trình thì dân đâu có “chửi” công an moi tiền được. Dân nên coi lại mình trước đi!

Năm 1300, tức là cách đây 718 năm, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - “Đức Thánh Trần” - trước khi mất 2 tháng, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”.

Điều này ngược với thời chiến, đặc biệt là khi gặp địch mạnh. Ví dụ trong kháng chiến chống Mỹ, ta đã phải “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho tiền tuyến”... Thời chiến, muốn cũng không thể nào “khoan thư sức dân” được.

Khoảng từ năm 1440 đến 1442, trước vụ Lệ Chi Viên thảm khốc, khi được vua Lê Thái Tông sai soạn lễ nhạc cung đình (nhã nhạc), Nguyễn Trãi tâu, xin nhà vua hãy chăm dân “Sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”, bởi vì “Đó là cái gốc của lễ nhạc”. Lúc ấy, cũng đang là thời bình và làm cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”, chính là “khoan thư sức dân”!

Vì sao nhân dân ghét công an
Lực lượng Công an giúp dân qua vùng ngập lụt.

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh mất. Người dặn rằng, sau ngày thắng lợi, chính phủ hãy miễn thuế nông nghiệp cho dân vài ba năm. “Sau ngày thắng lợi” tức là thời bình. “Miễn thuế nông nghiệp” tức là “khoan thư sức dân”...

Thành thử, tự cổ chí kim, các bậc vĩ nhân đều “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, cảm động/cảm thông với nỗi cực nhọc của nhân dân trong thời chiến, mà chủ trương “khoan thư sức dân” trong thời bình, dù dưới chế độ “Quân chủ” hay “Dân chủ”.

“Khoan thư sức dân” trong thời bình, nghĩa gần nhất/ thấy ngay, là giảm bớt sự đóng góp/ huy động nhân lực vật lực/ sức người sức của, thì giờ/ tiền bạc... của nhân dân so với thời chiến, sao cho dân giầu hơn thời chiến, sung sướng hơn lên chứ không phải lao lung như thời chiến, nghĩa là “nhàn” hơn thời chiến. Bên cạnh đó, còn có những nghĩa xa hơn, trừu tượng hơn: “Lao” thì có “lao lực”, “lao tâm”. Bớt sức, bớt của mới chỉ là bớt “lao lực”.

Bớt được “lao tâm” cũng cần không kém. Cho nên, còn phải“ khoan thư sức dân” bằng cách làm cho dân không bị bất an, phân tâm, loạn tâm, lao tâm khổ trí, bực bội đủ điều, tức là làm cho dân “nhàn tâm”. Vì thế mà Nguyễn Trãi thì xin vua chăm dân sao cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”. Vì thế mà Bác Hồ thì dặn “chớ điếu phúng linh đình mà lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”...

Cũng chính Người đã nói: “Độc lập rồi mà dân chưa hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”. Giành độc lập là việc thời chiến, làm cho dân hạnh phúc là việc thời bình. Xem thế, đủ biết lời Bác Hồ đã gồm nhiều lời của tiền nhân.

Cũng chính từ đó mà sau này, ngoài “Chỉ số tăng trưởng kinh tế”, Liên hợp quốc còn đưa ra “Chỉ số tăng trưởng hạnh phúc”. Cả hai chỉ số này đều chỉ có trong thời bình, đặc biệt là “Chỉ số tăng trưởng hạnh phúc”. Dân không hạnh phúc lâu ngày tất lòng tin lung lay. Thế mà, “Được lòng dân là được tất cả, mất lòng dân là mất tất cả”. Đông đã vậy mà Tây cũng vậy. Triều đình và vua xưa đã vậy, chế độ và nhà nước nào cũng vậy.

Logic tất yếu cổ kim là, để có được lòng dân thì quan lại xưa/ cán bộ nay không được nhũng nhiễu nhân dân, không được tham ô, lãng phí thì giờ và nhân vật lực của nhân dân, tài nguyên của quốc gia. Nói theo lối dân gian, “Hành chính” không phải rằng “hành” là “chính”... Muốn thế, thì đảng viên, cán bộ ta phải yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét; phải thấy việc gì có lợi cho dân thì mới làm, việc gì có hại cho dân thì chết cũng bỏ. Mà muôn đời, dân yêu nhất là “thái bình hạnh phúc”, dân ghét nhất là “thủy, hỏa, đạo, tặc”.

Trong đó, “đạo” là “đạo chích” - trộm cắp/ trộm cướp. Tham nhũng kín là trộm cắp, tham nhũng ngang nhiên là trộm cướp! Tất nhiên, để “sâu rễ bền gốc”, chăm cho dân hạnh phúc, cũng còn là phải lo cho nước mạnh binh cường, phòng khi có giặc. Do đó mà nhà nước phải quy hoạch, phải thu thuế, phải buôn bán/ vay và nợ, lãi và lỗ.

Nhưng các sắc thuế, các khoản vay đều phải chọn, các mức thuế đều phải lường để hài hòa cả hai việc “dân giàu” và “nước mạnh”. Lãi quá ít hay lỗ nhiều thì nợ công chồng chất, dân khó giàu, nước khó mạnh. Dù thế, vẫn phải đinh ninh, trong “nước mạnh”, lòng dân là yếu tố hàng đầu.

Nhưng do đâu mà cổ kim bàn chữ “dân” nhiều thế? Tại sao thời nào cũng nói “khoan thư sức dân” như thế? Xưa, trả lời học trò khi họ hỏi: “Dân là gì?”; nhìn cây, đọc sách, ngẫm xa gần, “Vạn thế sư biểu” nói: “Dân là gốc”. Thế là chuyển nghĩa: “Nhân dân là gốc rễ của nước nhà”, không nói chuyện cây cối nữa. “Vạn thế sư biểu” của Trung Hoa và các nước đồng văn là Khổng Tử. “Vạn thế sư biểu” của nước ta là Chu Văn An.

Cho nên, Văn Miếu nào ở ta cũng thờ Khổng Tử, sau phối thờ thầy Chu Văn An. Người cầm quyền, từ đó mới nói: “Lấy dân làm gốc” - đó là nói về phương pháp cầm quyền thôi - “dân” đã là “gốc” rồi, sao còn phải “lấy”? Hóa ra, những tư tưởng lớn đều mang tính nhân loại. Chúng vượt qua thời gian, biên giới, dân tộc. Chúng đã được “nhân loại hóa”, đáng được khai thác - học hỏi và tiếp biến,không “câu nệ”, “nô lệ” là được. Xưa nay, người ta kém hoặc chết vì “câu nệ”, “nô lệ”.

Có ai kém và chết vì biết học hỏi và tiếp biến đâu. Chỉ những kẻ lợi dụng những tư tưởng ấy để xưng hùng xưng bá để làm hại các dân tộc khác và nhữngngười khác thì ta mới “không chơi nữa”, “bớt giao du”.

Thế thì “khoan thư sức dân” chính là bồi bổ “gốc rễ” của nước nhà, để nước nhà được trường tồn, vẻ vang, chứ thời bình mà không chăm “gốc rễ”, chỉ nương vào công đức/ công sức của tiền nhân để hưởng lợi riêng, “vinh thân phì gia”, thì còn nói đến làm gì.

Vì sao nhân dân ghét công an

Lực lượng Công an đến tận nhà giúp dân làm chứng minh nhân dân.

Đang miên man sau trước, lúc Quốc hội vừa họp xong, anh bạn đưa cho tờ báo, thấy có lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Khoan thư sức dân thì đất nước mới mạnh, mới sâu rễ, bền gốc. Phải giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; kiên quyết loại trừ nạn quan liêu, tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt.

Các cấp, các ngành phải nêu gương trong việc tiết kiệm công quỹ; quyết liệt chống tiêu cực, lãng phí”, chợt thấy lời người xưa/ người trước đang còn “dài” tới tận ngày nay, mà mừng! Nghĩ lại, từ khi Đảng ta và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “nhóm lò” chống tham nhũng, để lò nóng đến mức “củi tươi cho vào cũng phải cháy”, càng thêm mừng!

Vì thế là, cuối cùng, cả Đảng, cả Nhà nước ta, cùng với “gốc rễ” đều đã quá “ghét điều dân ghét” -“thủy, hỏa, đạo, tặc” -mà khởi xướng và lãnh đạo việc dẹp “giặc nội xâm”, nhằm “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Ý Đảng, lòng dân khi là một, sức mạnh sẽ vô song, chỉ còn lo việc chọn cách làm và tốc độ, mức độ cho hợp nữa thôi. Mà việc này, cứ hỏi dân là biết.

Là một nhà thơ, dịp này xin có bài thơ sau:

Ý dân bao nhiêu năm Thành ý giời vằng vặc Ý giời thốt ra nhời

Thành “Tuyên ngôn độc lập”

Bác đọc trên đài cao Ngàn nhời thiêng bay khắp Nhời nhuần gội lòng người

Như mưa đền dạ đất

Giữa nắng thu, gió thu Cờ Cộng hòa phần phật Muôn dân ngước lên nhìn

Hả hê trong nước mắt

Tám mươi năm vong nô Giờ thành dân độc lập Lòng ai không mở cờ

Tái sinh cùng giời đất

Nay cùng thu bình thường Về bên thành Cửa Bắc Nhớ về thu năm xưa

Lòng tự nhiên hành khúc.

Trước Tết Kỷ Hợi - 2019

Đỗ Trung Lai