Vì sao ngay từ nhỏ Mozart đã được coi là thần đồng âm nhạc

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Mozart lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí âm nhạc vì vậy từ lúc lọt lòng đã biết cảm thụ âm nhạc, cậu thường im lặng ngồi hoặc nằm để thưởng thức các bản nhạc, lời ca .Vừa có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, vừa được sống trong môi trường âm nhạc sinh động, mới 3 tuổi cậu đã bộc lộ tài năng âm nhạc. Cậu có thể đàn các bản nhạc đơn giản

Một hôm, chị của Mozart đang tập chơi một bản nhạc khá phức tạp, Maria Anna tập mãi vẫn chưa thành thục. Lúc đó Mozart mới 3 tuổi cũng nằm trên đi văng và im lặng lắng nghe, cố gắng nhớ kỹ những lời chỉ dẫn hết sức tinh vi của cha đối với chị.


Sau bữa ăn tối, cả gia đình còn ngồi lại phòng ăn nói chuyện. Bố Mozart lấy tờ báo, ngả người trên ghế và thoải mái lướt xem từng bản tin. Cậu bé Mozart đang lặng lẽ rời phòng ăn sang phòng tập đàn mặc dù cậu bé chưa học nhạc lý, không biết đọc nốt nhạc, nhưng với trí nhớ đặc biệt tuyệt vời. Cậu đàn hết bản nhạc một cách lưu loát hầu như không có một lỗi sai nào. Sau khi lắng nghe tiếng đàn, hoan hỉ nói với vợ

Khi mở cửa phòng, ông kinh ngạc kêu lên vì trông thấy cậu con trai đang chơi đàn trong căn phòng tối mà lại chơi rất lưu loát, tiếng đàn rất hay, rất hấp dẫn, làm cho ông không tin vào mắt mình.

Đây chính là lúc thiên tài âm nhạc được tìm thấy!

Khi lên 4 tuổi, cậu đã chơi đàn piano rất thành thục, kể cả những bản nhạc khó. Và những tác phẩm đầu tiên của một cậu bé 5 tuổi được ra đời, đặc biệt trong đó có không ít những ca khúc hay như  “Me-rô-đi-can”. 

Mùa thu năm Mozart 6 tuổi, cậu được mời vào biểu diễn tại Hoàng cung. Được Hoàng đế Fran-xoa đệ nhất của đế quốc Phổ và Hoàng hậu Maria Tê-rê-dơ hết sức khen ngợi. 

Lên 7 tuổi Mozart đến Paris biểu diễn với kết quả thành công mỹ mãn

Năm 8 tuổi, ông đã được học một khối lượng kiến thức âm nhạc khá đầy đủ, và sáng tác được nhiều ca khúc các bản giao hưởng nổi tiếng làm nhiều nhà âm nhạc lớn tuổi khâm phục.

Sau này, Mozart thường cùng cha và chị đi lưu diễn ở các nước. Âm nhạc của ông mang đến được cả thế giới nhiệt liệt hoan nghênh. Mặc dù vậy ông không hề tự mãn, ông luôn phấn đấu nâng cao nghệ thuật chơi đàn của mình lên một lên một tầm cao mới. Ông phấn đấu nâng cao trình độ nghệ thuật của mình để đáp ứng lòng mong muốn và sự cổ vũ của quần chúng.

Mozart mất năm 1791 khi chưa tròn 36 tuổi. Song ông đã lưu lại cho nhân loại nhiều nhạc phẩm bất hủ. 

Lời thỉnh cầu đã được chấp nhận, nhưng thực ra viên thầy cãi F. Hofdemel ấy là ai? Cớ sao ông ta lại tự vẫn vào ngày 6.12.1791, nghĩa là chỉ một hôm sau cái chết của Mozart? Và tại sao cái chết này không được đề cập tới trong cuốn “Thiên tiểu sử về Mozart và những người bạn”, do học giả người Đức Wolfgang Hildesheimer (1916-1991) biên soạn?

Khoảnh khắc Mozart trút hơi thở cuối cùng (tranh minh họa của tác giả vô danh đầu thế kỷ XIX).

Vì sao nhân tình - học trò của Mozart bị chồng dọa giết?

Có thể ý tưởng của nhà thơ và nhà hài kịch Áo nổi tiếng trong thế kỷ XIX Franz Grillparzer (1791-1872), về sự "không thể hiểu được các vĩ nhân, nếu như không biết tường tận hết thảy những người thân cận quanh họ", thì điều đó thật đúng với trường hợp của luật sự F. Hofdemel. Tiểu sử của ông này đầy những nghi vấn, thậm chí gây ra "cú sốc lớn" cho triều đình Áo và là đề tài luôn được giới thượng lưu thành Vienna đề cập tới - mỗi khi nhắc đến cái chết của Mozart.

Năm 1841, theo chiếu chỉ của Hoàng đế Áo Franz I, tấn "bi kịch chết chóc" trong gia đình luật sư Hofdemel được thể hiện qua tiểu phẩm của nhà viết kịch Leopold Seper dưới tựa đề "Mozart và người bạn gái của chàng". Năm 1852, câu chuyện này được nhắc lại qua tác phẩm "Franz Hofdemel" của văn sĩ Wolfgang von Goethe.

Sau đó, câu chuyện của vợ chồng thành viên hội kín F. Hofdemel được giới văn sĩ ngoại quốc lưu tâm, trước hết là người Anh. Do có thiên phú làm "thám tử bẩm sinh", người Anh thường thích đi sâu vào các chuyện đời tư - tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất; và như họ thường khẳng định: chính những chỗ tưởng chừng rất vụn vặt ấy lại có thể tìm ra điều gì đó… Như cuốn sách về thủ phạm ám hại Mozart do nhà văn Anh Francis Kerr viết đã dựa trên những tư liệu xác đáng, kể về câu chuyện "chấn động thành Vienna" xảy ra hôm 6.12.1791 tại nhà của luật sư F. Hofdemel.

Trong ngôi nhà số 10 tráng lệ trên phố Griunangergase giữa kinh thành Vienna hoa lệ, tầng 1 được cặp vợ chồng luật sư Hofdemel giàu có thuê và Mozart là vị khách quý luôn được trọng vọng tại đây. Ông dạy nhạc và hiển nhiên, ăn nghỉ tại đó khi không muốn về nhà. Nhưng mục đích lớn nhất trong những lần thăm viếng của Mozart là "trau dồi nhạc lý" cho bà chủ Magdalena kiều diễm. Mozart thường dạy nhạc tại gia cho rất nhiều học trò.

Người ta nói rằng, Mozart không bao giờ nhận một học sinh nữ nào, nếu như ông không "phải lòng" người ấy. Rõ ràng là F. Hofdemel thường "để mặc" cô vợ 23 tuổi nổi tiếng khắp thành Vienna về vẻ đẹp mỹ miều, tha hồ "đàm đạo" với người nhạc sĩ lừng danh tại nhà họ… Vợ ông ta - nghệ sĩ dương cầm Magdalena Hofdemel - nổi danh là "nhân tình - học trò" của Mozart, với những cuộc hòa nhạc "chỉ có 2 người".

Thần đồng âm nhạc Mozart lúc sinh thời.

Sau khi người đẹp từ giáo đường Thánh Stefan - nơi hành lễ truy điệu Mozart vào đêm trước - trở về nhà, chồng Magdalena đã dùng dao cạo râu uy hiếp định giết vợ. Khi ấy Magdalena đang có thai tháng thứ 5. Tiếng rên la của người phụ nữ cùng với tiếng khóc thét của đứa con đầu mới 1 tuổi đã lôi cuốn sự chú ý của những người hàng xóm, họ đổ đến và phá cửa chính xông vào.

Vị chủ nhân 36 tuổi được tìm thấy sau khi người ta phá cánh cửa thứ 2 dẫn vào phòng khách: Hofdemel nằm trên ghế đi văng với cái cổ nhầy nhụa máu bởi những vết cắt từ chiếc dao cạo mà ông ta vẫn nắm chặt trong tay. Hofdemel đã tự sát, sau khi không giết được vợ mình. Magdalena được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh, với nhiều vết thương ở cổ, mặt, ngực và tay. Những người thầy thuốc tài ba đã giúp Magdalena trở lại với cuộc sống, nhưng từ đó bà trở thành một con người khác…

Nhân chứng duy nhất mãi mãi câm lặng

Tác giả Francis Kerr lý giải: thay vì đã vơi nỗi đau từ cái chết của kẻ tình địch là Mozart, Hofdemel lại đi giết vợ. Hẳn ông ta lo sợ rằng Magdalena sẽ tố cáo việc mình đã đầu độc Mozart bằng độc dược Aqua Tofana. Thứ chất độc này thường bắt đầu phát huy hiệu lực sau khi đã thâm nhập vào cơ thể người bị hại sau một vài tháng, luôn được mọi người thời ấy cho là "không thể tìm ra được".

"Đó là thứ hợp chất rất khó phát hiện, được pha trộn giữa Arsenic dạng bột với Antimoa và ôxít chì" - theo như lời mô tả của nhà viết sử nổi tiếng người Đức Claus Umbach, người đã thỉnh cầu các bác sĩ Dieter Kerner từ Frankfurt và bác sĩ Alois Grater từ Dusseldorf, cũng là tác giả từng chấp bút viết cuốn khảo cứu "Tiểu sử y học của Mozart".

Chính 2 vị bác sĩ này từ năm 1956 đến 1962 đã có cách giải thích mới về một "sự đầu độc có hệ thống"… Nhưng khi ấy họ vẫn chưa liên kết chuyện đó với luật sư F. Hofdemel.

Một tờ báo ra ngày 21.12.1791 viết rằng, đích thân Hoàng hậu Áo Caroline đã quyết định che chở người quả phụ của kẻ xấu số, khi Magdalena về lại thị trấn Briun với cha mình để sinh hạ đứa con thứ 2. Hiển nhiên Magdalena rời bỏ chốn kinh kỳ để tránh khỏi những lời đàm tiếu, cũng như cơn thịnh nộ của Hoàng đế Franz I về tấn bi kịch "lừng danh Áo quốc" lúc ấy.

Bà quả phụ Constanze Mozart.

Đức vua đã được người ta cho biết, rằng những kẻ có lỗi chính là Magdalena và Mozart, chứ không phải Hofdemel; nếu không thì người quả phụ không thể được phép chôn kẻ tự sát như là "một người bình thường" và được dựng mộ riêng (theo luật lệ thời ấy, viên đao phủ của triều đình sẽ quấn xác kẻ tự vẫn trong một miếng da bò, rồi đem vứt ở một chốn không ai biết). Với vẻ kiều diễm mỹ miều của Magdalena, hiển nhiên là không thể thiếu những bức hình về bà do giới họa sĩ thành Vienna vẽ, nhưng không một bức nào còn được lưu lại.

Tác giả F. Kerr cho rằng chúng đã bị "hủy diệt một cách cố ý" sau đó. Ngay cả Georg Nikolaus von Nissen (1761-1826), người sau này lấy Constanze - vợ góa của Mozart - cũng quả quyết như vậy. Riêng Constanze Mozart thì không hề đả động gì đến Hofdemel trong các câu chuyện về cuộc đời Mozart của bà…

Mozart từng 2 lần nói với Constanze rằng mình sẽ chết vì bị người ta đầu độc. Còn Constanze thì cho đến tận lúc mất vào tháng 3.1842, lại không bao giờ hé môi kể lại về cái chết và đám tang của chồng mình, cũng như tên tuổi 2 người thầy thuốc nổi tiếng đã từng điều trị cho nhạc sĩ.

Một điều khó lý giải nữa: tại sao cái chết của thần đồng âm nhạc Mozart - một con người trẻ tuổi đầy tài năng, người nhạc sĩ đương thời nổi danh nhất không những ở Áo mà còn tại khắp Âu lục nữa - lại bị giấu trong vòng bí mật, thay vì được an táng với nghi thức quốc tang?

Tái hiện cảnh vợ chồng luật sư F. Hofdemel, cùng Mozart (phía sau) trong vở nhạc kịch "Đêm nhạc cuồng si" trên sân khấu Nhà hát nhạc vũ kịch Berlin, nhân đánh dấu 260 năm ngày sinh của thần đồng âm nhạc.

Ngoài ra, Constanze cũng chẳng đả động gì đến người chồng thứ 2 tên Nissen, người gốc Đan Mạch - người đầu tiên bắt tay vào công việc viết tiểu sử về Mozart. Những thông tin về việc Mozart bị đầu độc chỉ được Constanze kể vào năm 1829 cho hai vợ chồng một nhà xuất bản âm nhạc người Anh, khi họ đến làm khách nhà bà để thu thập tư liệu trong 3 ngày cho dù mục đích của họ là tới Salzburg và Vienna để dựng cuốn tiểu sử âm nhạc trữ tình về Mozart huyền thoại.

Một điều nữa: Constanze thừa nhận là chồng mình đã ngoại tình. Không loại trừ bà chịu kể chuyện này, nhằm thanh minh cho sự lăng nhăng của mình trong thời gian ở Baden-Baden (Thụy Sĩ) với người học trò và người bạn của Mozart là Joseph Vilsmaier, mà theo thiên hạ đồn đoán là cha đứa con thứ 2 của Constanze.

Như đã biết, Constanze cũng không đả động gì đến cái tên Vilsmaier và hầu như cự tuyệt lời nguyện ước cuối cùng của Mozart: để Vilsmaier hoàn thành nốt nhạc phẩm "Requiem" còn dang dở… Còn văn sĩ Anh F. Kerr cho rằng: J. Vilsmaier đã hứa cưới Constanze, nhưng sau cái chết của Mozart lại không giữ lời.

Ngay hôm 31.12.1791, tuần báo Âm nhạc Berlin đã viết trong số Tất niên: "Sau khi chết, thi thể Mozart bỗng trương phình lên, cho phép khẳng định là ông đã bị trúng thuốc độc…". Chẳng nhẽ các cánh bác sĩ luân phiên bên giường bệnh khi Mozart hấp hối, cũng được "người ta" (ở đây muốn ám chỉ tới thứ hội kín đầy thế lực thời ấy, mà F. Hofdemel là một thành viên) buộc phải im lặng?

Một điều bí ẩn nữa như tác giả Francis Kerr đã chứng minh rằng, thông tin thần đồng âm nhạc Mozart từ trần được loan báo mãi sau khi thi thể ông đã nằm trong nhà mồ chung. Vì sao vậy? Như nhiều câu chuyện bí hiểm khác trong lịch sử, cái chết của Mozart vẫn là ẩn số luôn được công luận lưu tâm trong suốt hơn 2 thế kỷ qua.

Quang Long (An Ninh Thế Giới)

Video liên quan

Chủ đề