Vì sao giá cổ phiếu shb thấp

Vì sao giá cổ phiếu shb thấp

Một trong những mã đang nhận được sự quan tâm của thị trường là SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Chỉ trong 5 phiên giao dịch, giá cổ phiếu SHB tăng từ 7.300 đồng/cổ phiếu lên 10.500 đồng/cổ phiếu, tức tăng hơn 40%, trong đó có 4 phiên tăng trần (từ 26/2 - 2/3). Đây là cổ phiếu tăng giá tích cực nhất trong nhóm ngân hàng và đạt mức cao nhất gần 2 năm qua.

Hiện tại, SHB đang trong giai đoạn phát hành cổ phiếu, gồm cổ phiếu để trả cổ tức và cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Theo thông báo mới nhất, Ngân hàng đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức, nhưng quyền mua cổ phiếu mới chưa đến hạn chót đóng tiền mua.

Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc Tư vấn khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết, hiện thị giá cổ phiếu SHB tương đương với giá phát hành cổ phiếu mới.

Trong trường hợp này, để cổ đông “yên tâm” đóng tiền mua cổ phiếu mới phát hành, thông thường (nhưng không phải là chắc chắn) thị giá (trước điều chỉnh) cần cao hơn giá phát hành.

“Tôi cho rằng, vấn đề ở đây là tâm lý, vì đối với những ai đang sở hữu cổ phiếu SHB với giá vốn trên dưới 8.000 đồng/cổ phiếu, dù phải đóng tiền mua quyền với giá 10.000 đồng/cổ phiếu thì hiện đã có lời trên tài khoản.

Theo tôi tính toán, thị giá đã cao hơn giá vốn (đã điều chỉnh). Do đó, tôi dự đoán, có lẽ họ đang chốt lời một phần, nhưng giá cổ phiếu SHB vẫn được đẩy lên, có thể vì vấn đề tâm lý”, ông Lân nói.

Báo cáo tài chính của SHB cho thấy, trong năm 2019, Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 3.077 tỷ đồng, tăng 46,9% so với năm 2018 và vượt kế hoạch (3.068 tỷ đồng).

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của SHB đạt hơn 365.600 tỷ đồng, tăng 13,1% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 22,2%, đạt 265.200 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng đạt 259.300 tỷ đồng, tăng 15,2%. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng vượt mức 100%.

Trong năm 2019, SHB đã phát hành thêm 10.000 tỷ đồng giấy tờ có giá, nâng tổng giá trị tại thời điểm cuối năm 2019 lên 26.700 tỷ đồng, tăng 60% so với đầu năm.

Cuối năm 2019, SHB có tổng nợ xấu 4.857 tỷ đồng, giảm 6,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng giảm từ mức 2,4% đầu năm xuống 1,83%.

Nhìn chung, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2019, nhưng so với mặt bằng chung của các ngân hàng thì các con số trên không quá nổi trội.

Khi giá cổ phiếu tăng vọt, có những “đồn đoán” rằng, SHB đang thuộc 1 trong 2 ngân hàng sẽ được phép nới room ngoại lên 49% theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Cụ thể, Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua.

Theo đó, đối với lĩnh vực ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ cổ phần lên 49% vốn điều lệ tại 2 ngân hàng TMCP của Việt Nam.

Cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng TMCP mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank.

Chính vì vậy, SHB là một trong những ngân hàng được kỳ vọng sẽ được nới room. Đây là yếu tố giúp giá cổ phiếu tăng mạnh.

Trước đó, cổ phiếu SHB đã có thời gian tích lũy gần 2 năm, nhưng gần đây giá tăng tốc, nhanh chóng tiến đến vùng đỉnh 10 năm qua là ngưỡng 11.000 đồng/cổ phiếu.

Một số công ty chứng khoán nhận định, cổ phiếu SHB nhiều khả năng sẽ sớm có các phiên rung lắc mạnh.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta, khi nhìn vào các yếu tố tăng trưởng thì SHB chỉ ở mức “trung tính”, thậm chí thấp hơn so với không ít ngân hàng khác.

Yếu tố kỳ vọng là động lực tạo ra xu hướng chính cho cổ phiếu này, nên đà tăng của cổ phiếu mang tính chất đầu cơ cao và tính bền vững sẽ khó duy trì. Do đó, các nhà đầu tư nên tiết chế việc mua đuổi ở những phiên giao dịch tới.

Hoàng Minh

Loạt cổ phiếu bất động sản bị bán tháo hôm nay đang khiến tâm lý lo sợ lan tỏa ra nhóm cổ phiếu tài chính, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Những lùm xùm về một “đại gia” bất động sản đang lôi kéo nhà đầu tư vào cuộc truy tìm ngân hàng nào có khả năng “dính” rủi ro?

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc hôm nay đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới các chỉ số. VN-Index đóng cửa giảm 1,02% tươn đương 15,32 điểm so với tham chiếu.

Toàn bộ 27 mã ngân hàng giao dịch trên các sàn chỉ duy nhất NVB tăng 3,1% và SGB tăng 0,55%, còn lại đều giảm. 22 mã giảm trên 1%, trong đó rơi sâu nhất là KLB giảm 5,61%, STB giảm 5,35%, BID giảm 4,26%, SHB giảm 2,73%, LPB giảm 2,02%.

Rất may là nhóm trụ lớn nhất không giảm quá mạnh: VCB giảm 0,12%, CTG giảm 1,24%, TCB giảm 0,1%.

Với các thông tin lộn xộn trái chiều liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, nhà đầu tư đang đào bới báo cáo tài chính để tìm hiểu các khoản vay từ các ngân hàng liên quan. Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết vẫn đang trong nhịp điều chỉnh và nhà đầu tư lại có thêm lý do để lo ngại. Khá nhiều mã nhóm này đã giảm liên tục 3-4 phiên như CTG, MBB, LPB, TCB, ACB..

VN30-Index kết phiên hôm nay giảm 0,95% và chỉ còn 3 mã tăng/24 mã giảm. MWG tăng 3,67%, FPT tăng 2,51%, SAB tăng 0,06%. Ngân hàng là các mã giảm chủ đạo trong rổ này, đồng thời VNM, GVR, VRE là các mã khác giảm trên 2% có ảnh hưởng khá lớn tới chỉ số.

Vì sao giá cổ phiếu shb thấp
Nhóm cổ phiếu tài chính bao gồm cả chứng khoán, bảo hiểm, giảm giá đáng kể hôm nay.

Loạt cổ phiếu bất động sản nhỏ, có tính đầu cơ cao giảm sàn cả loạt. Tác động một phần từ biến động của nhóm cổ phiếu FLC. “Họ” cổ phiếu FLC tiếp tục “tắt” thanh khoản kéo theo hàng chục mã khác giảm sâu. Chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu bất động sản là VNREAL giảm 1,62%, chỉ số đại diện nhóm tài chính ngân hàng FINLEAD giảm 1,95%.

Thanh khoản ở nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay gia tăng mạnh 69% trên sàn HoSE. Nhóm ngân hàng chiếm khoảng 12,3% tổng giá trị khớp sàn này, mức cao nhất 7 phiên. STB giao dịch đột biến 1.192,6 tỷ đồng nhưng giá rơi 5,35% cho thấy áp lực xả cực mạnh. Đây là phiên giảm sốc nhất 30 phiên và cũng là phiên thanh khoản cao nhất kể từ đầu tháng 3.

Độ rộng sàn HoSE đóng cửa với 142 mã tăng/315 mã giảm. Số cổ phiếu giảm sàn tăng lên 16 mã, số giảm trên 2% từ 104 lên 110, số giảm trên 1% là 50. Như vậy so với phiên sáng mặt bằng giá cổ phiếu có yếu đi một chút, dù không rõ ràng. Khả năng phân hóa giá đã thu hẹp lại, nhưng vẫn không ít cổ phiếu rất mạnh, như PC1 kịch trần với 324 tỷ đồng thanh khoản; ASM trần, với 342,6 tỷ đồng; IDI trần, với 197,7 tỷ đồng. Nhóm HNG, CSV, HAX, OGC, DGC, DGW tăng trên 4% với thanh khoản cả trăm tỷ đồng.

Với nguy cơ giảm giá ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index đang gặp khó khăn quanh mốc 1.500 điểm. Tuy nhiên khả năng duy trì phân hóa vẫn tạo cơ hội nhất định. Mặt khác, thanh khoản có biểu hiện tăng mạnh hôm nay cũng cho thấy có một lượng cổ phiếu lớn được sang tay. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết đạt gần 35.088 tỷ đồng, tăng 34% so với phiên trước. Đây cũng là mức giao dịch lớn nhất 14 phiên.

Với mức thanh khoản rất cao kết hợp với cổ phiếu giảm giá diện rộng, biên độ khá lớn, thị trường thể hiện áp lực bán gia tăng đáng kể. STB và DIG là ví dụ rõ nhất, giao dịch cả ngàn tỷ đồng và giá giảm 5-6%. Dù vậy hai mã này không đại diện cho tất cả. Dòng tiền có thể thoát mạnh khỏi cổ phiếu bất động sản hay ngân hàng, nhưng vẫn sẽ tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu khác.

Chiều ngày 20/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) tổ chức Đại hội đồng cổ thường niên lần thứ 30. Một trong những nội dung được đông đảo cổ đông quan tâm là vấn đề cổ tức.

Trước đó, SHB đã hoàn tất chia cổ thức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10,5%. Tuy nhiên, theo các cổ đông, việc chia cổ tức này diễn ra quá chậm khiến ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông.

Bởi lẽ, đến 11/11/2021, ngân hàng mới chốt ngày hưởng quyền và tận đầu năm 2022 cổ phiếu mới về tài khoản của nhà đầu tư. Trong khi đó, thời điểm đầu năm 2022 đến nay, thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu SHB nói riêng luôn gặp tình trạng điều chỉnh giá.

Vì vậy, nhà đầu tư mong muốn ban lãnh đạo ngân hàng rút kinh nghiệm, sớm chia cổ tức năm 2021, đặc biệt khi thị giá cổ phiếu đang thấp như hiện nay, để khi thị trường bình ổn, giá cổ phiếu SHB cũng hồi phục thì cổ đông sẽ được lợi nhiều hơn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB cho biết, ngân hàng sẽ chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% ngay khi được cơ quan quản lý chấp thuận.

Bên cạnh đó, khi được cổ đông đề nghị giữ lại lợi nhuận để mua cổ phiếu quỹ, vì thị giá đang thấp và nên chọn thời điểm khác để chia cổ tức bằng cổ phiếu, ông Hiển cho rằng, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là để tăng vốn, qua đó đảm bảo đạt được những chuẩn mực an toàn.

“Đúng là giá cổ phiếu có xuống thời gian gần đây. Tuy nhiên, giá trên thị trường sẽ có xuống chắc chắn sẽ có lên. Cổ đông nên có niềm tin vào ngân hàng và cần có sự phân tích để đầu tư cổ phiếu có giá trị. Đồng thời, chúng ta phải hướng đến nâng cao sức khoẻ, năng lực tài chính bền vững cho ngân hàng”, ông Hiển nhấn mạnh.

Bước sang năm 202 SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, vốn điều lệ tăng trưởng 37%  so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế dự kiến tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%.

Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất là nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng, SHB dự kiến tăng lần lượt 9,8% và 14,4%, đạt 504.539 tỷ và 421.715 tỷ đồng vào cuối năm nay. Nợ xấu kiểm soát dưới 1,3%.

Ngoài ra, SHB cũng trình và được Đại hội cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ dự kiến tối đa 20% vốn tăng thêm và dự kiến chào bán cổ phiếu cho người lao động với tỷ lệ 1,69%, tương đương 45,12 triệu cổ phiếu mới.

Sau các giao dịch này, cùng với chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, vốn điều lệ của Ngân hàng sẽ tăng lên mức 36.459 tỷ đồng.

Được biết, kết thúc quý 1/2022, mặc dù vướng vào dịch Tết Nguyên đán nhưng lợi nhuận của SHB vẫn 3.226 tỷ đồng, tương đương hoàn thành khoảng 30% kế hoạch năm.

Do đó, ban lãnh đạo SHB rất tin tưởng sẽ hoàn thành và vượt kế hoạch năm, đặc biệt khi ngân hàng đã thu hồi nợ và trích lập dự phòng để tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và Vinashin trước thời hạn (dự kiến số tiền trích lập dự phòng rủi ro năm 2022 sẽ giảm khoảng 3.000 tỷ đồng so với năm 2021).