Vì sao chi phí sản xuất tăng

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.

a. Khái niệm chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 

- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.    

Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
- Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. 

- Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua, nguyên vật liệu chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước)

b. Phân loại chi phí sản xuất:      

- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có tính chất, công dụng kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau; trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, phải tập hợp từng chi phí riêng biệt, vì vậy cần phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 

- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:  + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm.  + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng, tổ, đội như: . Chi phí nhân viên phân xưởng, . Chi phí nguyên vật liệu,  . Chi phí công cụ, dụng cụ,

 . Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng,

. Chi phí dịch vụ mua ngoài,

. Chi phí bằng tiền khác.
 - Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
 + Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
 + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí bằng tiền khác.

* Tác dụng:  + Làm cơ sở để lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.  + Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:

 + Chi phí bất biến (chi phí cố định): là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

+ Chi phí khả biến (chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.

 - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận:

+ Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.  - Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:

 + Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.

+ Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

c. Giá thành sản phẩm: - Khái niệm: 
 + Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.

+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân loại giá thành sản phẩm:    + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.  

 Giá thành kế hoạch      =      Tổng chi phí sản xuất kế hoạch / Tổng sản lượng kế hoạch       

Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.  + Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.    Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành.     Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư, tiền vốn của doanh nghiêp.

 + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế được xác định.    Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực tế hoàn thành.     

Tác dụng:          + Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế.          + Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch. 

 - Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa trong quá trình sản xuất.

- Khác nhau:

 + Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm. 

+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành

+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.

+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
    Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành.  

Tổng giá thành

=

Chi phí dở dang

+

Chi phí sản xuất phát sinh

-

Chi phí dở dang sản phẩm  đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

 

 2. Ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm.


 - Kế toán giá thành xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. - Kế toán giá thành góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý. 

- Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 

- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ và chính xác.

 


 

Làm sao để giảm chi phí trong sản xuất luôn là vấn đề nan giải mà mọi doanh nghiệp luôn gặp phải. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid -19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu như hiện nay, vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết. Vì vậy DARAVIN xin đề xuất 4 biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, đây là những giải pháp mà chính thương hiệu DARAVIN đã và đang sử dụng đơn giản nhưng hiệu quả rất dễ áp dụng. 

Rất nhiều doanh nghệp quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất

Đại dịch Covid -19 gây ra nhiều biến động lớn trên thị trường dẫn đến không ít các doanh nghiệp gặp vấn đề về sức khỏe tài chính. Để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, việc cắt giảm chi phí nói chung và cắt giảm chi phí sản xuất nói riêng là rất cần thiết với bất kì doanh nghiệp nào.

1. Lợi thế của doanh nghiệp khi cắt giảm được chi phí sản xuất.

Doanh nghiệp thành công trong việc cắt giảm chi phí sản xuất tạo ra được lợi nhuận vượt xa đối thủ

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về các cách giảm chi phí sản xuất, mời quý Anh/Chị doanh nghiêp cùng điểm qua những lợi thế của doanh nghiệp nếu thực hiện thành công việc cắt giảm chi phí sản xuất.

1.1 Tăng lợi nhuận

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Khi doanh nghiệp cắt giảm được chi phí sản xuất, đồng nghĩa với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại sẽ được cao hơn.

1.2 Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Khi doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất thành công, doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tạo sự cạnh tranh về giá so với đối thủ. Hoặc doanh nghiệp có thể giữ nguyên giá và sử dụng phần lợi nhuận tăng thêm để đầu tư vào các chiến dịch quảng bá, marketing để nâng tầm vị thế doanh nghiệp, tăng thị phần.

"Việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc phải "thắt lưng buộc bụng" trong thời kì khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, hoặc một phần của công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp sau khi thoát khỏi khủng hoảng, mà chính là xây dựng một chiến lược tổng thể cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp." (Trích tạp chí tài chính TS. Phạm Thị Vân Anh)

2. Các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất

2.1 Giảm chi phí lao động

Tập trung đào tạo và nâng cao chuyên môn của từng nhân sự giúp tăng năng suất cho doanh nghiệp

Chi phí lao động chiếm một phần đáng kể trong chi phí chung của doanh nghiệp. Nếu giảm chi phí lao động bằng cách giảm số lượng lao động hiện có, doanh nghiệp sẽ không chỉ tiết kiệm được tiền lương mà còn tiết giảm được các khoản phúc lợi, BHYT, BHXH, v..v cho lao động đó.

Tuy nhiên, giải pháp giúp giảm chi phí lao động thường được áp dụng nhất đó là nâng cao năng suất lao động bằng các đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghè, cải tiến & loại bỏ các thao tác thừa trong quy trình sản xuất.

2.2 Giảm chi phí nguyên vật liệu

Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá tốt hơn để tiết kiệm chi phí trong sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu sẽ quyết định giá bán của sản phẩm đầu ra. Để giảm chi phí này, doanh nghiệp có thể mua nguyên liệu với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu cao và ít chịu biến động bởi giá nguyên vật liệu trên thị trường. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu các nguyên liệu thay thế chất lượng có giá rẻ hơn, hoặc cách để sử dụng nguyên liệu tiết kiệm và hiệu quả hơn.

2.3 Đầu tư vào thiết bị máy móc

Cân nhắc các giải pháp tự động hóa phục vụ cho công tác sản xuất

Mua sắm các loại thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng giúp nâng cao năng suất, giảm các chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vì máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại tiên tiến thường có chi phí đầu tư ban đầu rất cao.

2.4 Giảm chi phí trên cao

Tồn kho và các hoạt động trong kho hàng là khoản chi phí mà doanh nghiệp ít chú ý

Chi phí trên cao bao gồm các chi phí xây dựng, tiện ích, cung cấp, lưu trữ, xử lý, đi lại, giám sát và quản lý, tất cả các chi phí này đều được cộng và chi phí sản xuất. Trong đó, chi phí cho việc lưu trữ kho hàng và xử lý tồn kho thường là các chi phí ẩn, ít được doanh nghiệp chú ý đến nhưng lại chiếm % không hề nhỏ trong tổng chi phí trên cao. Doanh nghiệp nên quản lý các chi phí này theo các danh mục và theo các mốc tuần, tháng, năm để tiện theo dõi và kiểm soát.

Xem thêm: 4 Giải pháp tiết kiệm chi phí trong kho hàng

KẾT LUẬN:

Trên đây chỉ là một số biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất cơ bản và dễ áp dụng nhất. Quý Anh/Chị doanh nghiệp đọc cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để tìm ra biện pháp giảm chi phí sản xuất hiệu quả và phù hợp cho bản thân.

Video liên quan

Chủ đề