Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm

World Cup bóng đá nữ 2023: ‘Xin chào Việt Nam’

"Em sẽ là mùa xuân của mẹ

Em sẽ là màu nắng của cha

Em đến trường học bao điều lạ

Môi mỉm cười là những nụ hoa".

Tôi nhớ câu hát ngày đến trường, niềm vui gặp bạn mới, khi nghe tin các cô gái của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam năm tới sẽ đến ngôi trường danh tiếng World Cup. Một niềm vui xúc động, lâng lâng. Một giấc mơ bao năm biến thành hiện thực.

Con đường chông gai của vòng loại trên đất Ấn Độ của các cô gái Việt Nam cuối cùng đã đến được vườn hồng ngát hương, gặp gỡ những quái kiệt bóng đá thế giới năm tới, một mục tiêu tưởng như đôi lúc đã lu mờ ở phía chân trời chinh phục đỉnh cao của bóng đá nữ.

Coi đây là một kỳ tích của bóng đá nữ Việt Nam cũng được, hay cho đó là cả một quá trình vượt khó qua bao năm tháng của các cô gái được đền bù xứng đáng cũng chẳng sai.

Bây giờ người hâm mộ Việt Nam có quyền được quên đi những tủi hờn quá khứ, những vết thương bao năm nhức nhối đã khép lại để hướng về tương lai.

Đó là nỗi đau ASIAD 2018 mang tên Đài Loan, khi trận đấu phải quyết định trên chấm phạt đền và các cầu thủ đảo quốc vượt lên với tỷ số 4-3. Với con gái, kém duyên thì buồn lắm.

Việt Nam 'không an phận' sau chiến thắng 3-1 trước tuyển TQ

Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bàn thắng của Chương Thị Kiều ngay đầu trận đấu tạo lợi thế lớn cho đội Việt Nam.

Đó là phút chết lặng trên sân Thống Nhất khi đội Thái Lan với chiến thắng 1-0 làm con tim ngừng đập năm 2019. Được chơi trên sân nhà mà các em đánh tuột cơ hội.Một cây cầu rất gần trở thành quá xa.

Năm nay vẫn những cái tên tuổi bóng đá ấy, nhưng không còn một bóng ma nào cản đường đến đích của các cô gái Việt.Mùa hè năm tới, Việt Nam sẽ cùng 4 đội bóng khu vực là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines tham dự World Cup 2023. Một kiểu sánh vai với các ông kẹ bóng châu Á khác, chưa kể hai đội đồng chủ nhà Australia, New Zealand.

Đội Việt Nam và Philippines lần đầu dự World Cup: Philippines giành vé nhờ thành tích vào bán kết Asian Cup 2022. Việt Nam đến sân chơi Australia và New Zealand thông qua cửa play-off. Trước đó, trong lịch sử chỉ có Thái Lan là đại diện duy nhất của Đông Nam Á từng tham dự World Cup bóng đá nữ. Bây giờ bóng đá Thái cổ vũ cho Việt Nam năm tới.

Giải đấu dự kiến tổ chức từ 20/7 đến 20/8/2023. 32 đội bóng sẽ tranh tài ở các sân vận động quốc gia Australia, Sydney, Brisbane, Melbourne Rectanular, Perth Rectangular, Hindmarsh (Australia) và Eden Park, Wellington, Dunedin, Waikato (New Zealand).

"Nếu để chọn ai giỏi nhất đi trên con đường gập ghềnh, khổ cực của vòng loại lần này, cháu sẽ chọn đội tuyển nữ Việt Nam'', bình luận viên thể thao Minh Tân chia sẻ với tôi. ''Không ai giỏi hơn đội mình chú ạ".

Cũng như trong cuộc đời, phận gái bao giờ cũng vất vả, lao đao.

Ở khu vực châu Á, các suất dự World Cup 2023 được xác định bằng các kết quả vòng chung kết Asian Cup 2022. Do vậy, chiến dịch giành vé dự World Cup thật sự như một cuộc thi marathon được bắt đầu ngay từ vòng loại Cup châu Á.

Hai trận đầu, đội nữ Việt Nam đánh bại Tajikistan với tỉ số 7-0 và Maldives với con số chóng mặt 16-0, qua đó giành được quyền vào vòng bảng Asian Cup 2022. Chưa kịp vui đã thấy trước mặt là các thế lực thống trị châu lục, chưa lần nào run chân trước Việt Nam. Đó là bảng đấu được cho là bảng "tử thần", với Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar và đội tuyển Việt Nam.

Tinh thần còn choáng váng chưa hoàn hồn sau khi bốc thăm vòng bảng như tiên liệu trước sự gạch tên Việt Nam, thì Covid-19 giáng tiếp một đòn thực sự knock-out.

Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bích Thuỳ nâng tỉ số chỉ vài phút sau bàn gỡ hoà của Đài Loan.

Bay sang tập huấn tại Tây Ban Nha, ngay trước khi sang Ấn Độ, virus Covid-19 hốt gần sạch tuyển thủ nữ Việt Nam. Chỉ có đúng 6 cầu thủ đủ sức khỏe và miễn nhiễm sang Ấn Độ đúng dự kiến. Nhóm bộ sáu đến Mumbai lại kềnh mất ba tuyển thủ, cũng vì Covid-19.

Việt Nam đứng trước nguy cơ phải bỏ cuộc vì cạn vốn cầu thủ. Sát ngày thi đấu trận ra quân gặp Hàn Quốc, đội nữ Việt Nam mới có tròn 16 cầu thủ đăng ký chịu trận. Nhóm 10 cầu thủ bổ sung từ trong nước sang hạ cánh đúng một ngày trước trận đấu là phải lắp ráp vào ngay sơ đồ chiến thuật. Cả đội ra sân còn chưa có thời gian tập lại các miếng chiến thuật, các bài bản phối hợp.

Kết quả không xa với dự đoán, Việt Nam thua 0-3. Sau đó thua tiếp Nhật Bản cùng tỷ số chua chát 0-3. Mọi cánh cửa tưởng đã đóng sập.

Song Ấn Độ buộc phải huỷ kế hoạch tham dự giải đấu, do dịch bệnh lột quân tịch hầu hết tuyển thủ Ấn. Đội chủ nhà không đủ con số 13 cầu thủ ra sân, nên cục diện vòng bảng rẽ theo hướng khác. Ấn với dân số đứng thứ hai thế giới cũng bói không ra đủ cầu thủ nữ đại diện cho dòng sông Hằng linh thiêng. Việt Nam lại làm được.

Việt Nam cầm hoà Myanmar và Iran thua Đài Loan. Đội Việt Nam bước vào tứ kết.

Chưa hết! Các fans bóng đá Việt còn mải chém gió về bàn thắng kỳ ảo từ chấm phạt góc đá tung nóc lưới Myanmar của con sóc nhỏ cao 1m52 Tuyết Dung, thì đội tuyển hứng thêm một thất bại trước Trung Quốc 1-3. Thua ai thì thua, nhưng không chịu thua Trung Quốc hống hách, nên nỗi buồn nhân thêm, nhất lại là sau khi dẫn trước 1-0.

Thẳng thắn nhìn nhận: thành công của đội nữ Việt Nam có nhiều yếu tố may mắn, song cũng nhiều dấu hiệu tích cực trong tầm nhìn định hướng của những người làm bóng đá Việt Nam.

Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đài Loan thi đấu nhiệt huyết và gỡ hòa ở phút đầu hiệp 2 nhưng sụp đổ sau tiếng còi kết thúc trận đấu.

Việt Nam đã dự đoán đúng việc tăng suất cho các quốc gia châu Á dự World Cup là cơ hội cho bóng đá nước nhà, nên đã đầu tư khá hơn về các mặt bằng cho bộ môn vẫn còn nhiều thiệt thòi này.

Cựu tuyển thủ quốc gia Đỗ Thị Ngọc Châm, 'Quả bóng vàng' 2008, đồng thời là nhà sáng lập, kiêm huấn luyện viên CFF-Trung tâm bóng đá cộng đồng, nơi đào tạo các vận động viên 'nhí' từ 5-15 tuổi chia sẻ với tôi là gần đây bóng đá nữ được quan tâm hơn, các vận động viên đỡ vất vả đôi chút trong cuộc mưu sinh, chế độ đãi ngộ dành cho các tuyển thủ quốc gia cũng ấm áp hơn, các nhà tài trợ cũng đỡ đánh trống bỏ dùi hơn thời chị còn thi đấu.

Chị nhận xét, thể lực của đội tuyển cũng thể hiện đã được nâng lên đáng kể qua các trận vòng play-off.

Đương nhiên tốc độ và sức bền trong thể thao không phải búng tay 'cái tróc' mà nên. Đó là một quá trình đầu tư, tập luyện khoa học và dài hơi, cũng như tính toán điểm rơi về thể lực chính xác.

Tuyển bóng đá nữ VN đánh bại Thái Lan 2-0 trên đường tới World Cup

Bình quyền nam nữ sau tấm vé World Cup

Thắng Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) để giành vé World Cup lần đầu tiên, tuyển nữ Việt Nam làm nức lòng người hâm mộ, kéo theo đó là bài ca muôn thuở chuyện trọng nam khinh nữ.

Tuyển nữ Việt Nam nhảy múa mừng xuân Nhâm Dần Sau khi có vé dự World Cup, các cầu thủ nữ Việt Nam có màn nhảy múa để thêm niềm vui năm mới Nhâm Dần 2022.

Tuyển nữ Việt Nam đi máy bay riêng về nước

Một hãng hàng không đã gấp rút triển khai xin cấp phép cho chuyến bay thẳng tới Ấn Độ để đưa đội tuyển nữ về nước vào ngày 10/2.

Tuyển nữ Việt Nam nhận 750.000 USD từ FIFA

Thầy trò ông Mai Đức Chung sẽ nhận khoản tiền 750.000 USD từ FIFA sau khi giành vé dự World Cup bóng đá nữ 2023 ở Australia và New Zealand.

Nỗi khổ của cơn sốt bóng đá nữ

09:25 25/09/2021

Không phải đến lúc đội tuyển nữ Việt Nam ghi 16 bàn thắng vào lưới Maldives, người hâm mộ mới hân hoan quan tâm đến màn thể hiện của những cô gái đá bóng. Sức hút của bóng đá nữ hóa ra không hề thấp, nhưng con đường để truyền tải hình ảnh của Huỳnh Như, Hải Yến, Tuyết Dung... đến khán giả hóa ra lại gian nan hơn chúng ta nghĩ.

  • Afghanistan bất ngờ rút lui, tuyển bóng đá nữ Việt Nam có hưởng lợi?
  • Đội tuyển bóng đá Nữ Việt Nam tham dự vòng loại Giải bóng đá Nữ vô địch châu Á 2022

Cơn sốt tìm kiếm

Đội tuyển nữ Việt Nam bắt đầu hành trình chinh phục vòng loại Asian Cup 2022 bằng trận đấu gặp Maldives vào ngày 23/9 trên đất khách. Đó cũng là thời điểm chứng kiến "Bóng đá nữ Việt Nam" trở thành một trong những từ khóa thịnh hành nhất trên trang tìm kiếm Google, với hàng trăm nghìn lượt tra cứu thông tin. Mối quan tâm dành cho đội tuyển nữ hôm ấy vượt xa cả những chương trình truyền hình, những bộ phim ăn khách đang công chiếu.

Ở một góc độ nào đó, cơn sốt quan tâm, theo dõi hành trình của đội tuyển nữ Việt Nam tại vòng loại Asian Cup 2022 có phần không hề thua kém đội tuyển nam ở vòng loại World Cup những ngày qua. Khả năng chuyên môn không hẳn là thứ người hâm mộ tìm kiếm khi xem một trận bóng đá nữ. Điều quan trọng hơn cả là họ muốn cùng đồng hành, cổ vũ cho đội tuyển nữ Việt Nam trên hành trình chinh phục tấm vé dự World Cup như HLV Mai Đức Chung từng chia sẻ.

Làm thế nào để xem trực tiếp? Diễn biến trận đấu thế nào, kết quả ra sao? Người hâm mộ lục tung các trang mạng để cùng dõi theo đội tuyển nữ Việt Nam, nhưng gần như không tìm được gì cả. Trận đấu giữa đội tuyển nữ Việt Nam và Maldives không được truyền hình trực tiếp. Diễn biến trận đấu chỉ được tóm tắt qua trang chủ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi 90 phút bóng lăn kết thúc, cùng vài tấm ảnh hiếm hoi được gửi về từ Tajikistan.

Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
Sự quan tâm của người hâm mộ cho bóng đá nữ không hề nhỏ.

Thời khắc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông báo kết quả trận đấu giữa đội tuyển nữ Việt Nam và Maldives cũng là lúc người hâm mộ vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Các học trò của HLV Mai Đức Chung không chỉ giành trọn 3 điểm, mà còn lập kỷ lục chiến thắng ở một trận đấu chính thức khi ghi đến 16 bàn vào lưới đối thủ. Cá nhân tiền đạo Hải Yến đóng góp 6 bàn trong số đó, thể hiện sức mạnh vượt trội của bóng đá nữ Việt Nam trên bình diện châu Á.

Một vài người hâm mộ có thể giật mình khi biết tin tuyển nữ Việt Nam thắng Maldives 16-0, nhưng hẳn họ sẽ còn bất ngờ hơn khi thấy HLV Mai Đức Chung bức xúc trong phòng họp báo. Thầy Chung "gái" nói ông không hài lòng với màn trình diễn của các cầu thủ, bởi chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội ghi bàn trong hiệp 1. Nếu thi đấu đúng phong độ, đội tuyển nữ Việt Nam có thể ghi đến hơn 20 bàn vào lưới Maldives.

Trong quá khứ, không ít lần đội tuyển nữ Việt Nam từng gây hiệu ứng với người hâm mộ như trận thắng Maldives. Tại SEA Games 22, sân Lạch Tray từng chứng kiến hiện tượng có một không hai ở một giải đấu bóng đá nữ: Phe vé. Từ chỗ miễn phí vé vào cửa trận đầu tiên, Ban tổ chức sân Lạch Tray phải giới hạn khán giả đến sân bằng việc bán vé, nhưng 3 vạn chỗ ngồi không thỏa mãn nổi nhu cầu của người hâm mộ. Đến trận chung kết có ĐT nữ Việt Nam, nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm ngàn đồng để vào sân chung vui.

Xem như thế nào?

Ai có thể không yêu một đội bóng luôn hướng đến chiến thắng với nhiều pha lập công như vậy? Rõ ràng, sự quan tâm của người hâm mộ dành cho đội tuyển nữ hoàn toàn có thật, từ số lượng tìm kiếm ghi nhận trên Google Trend cho đến hàng vạn lượt chia sẻ kết quả trận đấu qua mạng xã hội. Bóng đá nữ hóa ra không hề kén chọn, xa lạ với người hâm mộ như chúng ta vẫn nghĩ. Nhưng CĐV làm thế nào để thể hiện tình yêu từ màn ảnh nhỏ, khi ĐT nữ không đá trên sân nhà?

Không có kênh truyền hình nào chiếu trực tiếp trận Việt Nam - Maldives, cũng như những trận đấu khác trong khuôn khổ vòng loại giải bóng đá nữ Asian Cup 2022. Sự thờ ơ hóa ra không phải xuất phát từ người hâm mộ, mà xuất phát chính nơi những người tổ chức sự kiện. Họ khiến cho hàng chục ngàn người nóng lòng theo dõi một trận đấu phải nín thở chờ đợi suốt 2 giờ đồng hồ mới biết được kết quả. Nóng lòng vì không biết ĐT nữ thắng thua ra sao, nhiều người còn tìm đến các trang cá độ chỉ để biết tỷ số.

Với những trận đấu không được truyền hình trực tiếp như trận giữa ĐT nữ Việt Nam và Maldives, các đội tuyển quốc gia nước ngoài sẽ chọn phương án đáp lại nhu cầu người hâm mộ bằng việc tường thuật trực tiếp trên các kênh mạng xã hội. Những dòng trạng thái liên tiếp được đăng lên trên Facebook, Twitter... từ VFF là cách tốt nhất để họ thông báo đến người hâm mộ, nhưng không ai nghĩ đến chuyện làm một việc như thế. Trận đấu giữa đội tuyển nữ Việt Nam và Maldives, suy cho cùng, chỉ là giọt nước tràn ly giúp chúng ta thấy được sự mâu thuẫn giữa tình yêu với bóng đá nữ của người hâm mộ và sự khó khăn khi thể hiện tình yêu đó. Mọi người đều muốn xem, muốn theo dõi, nhưng không biết tìm đến đâu để xem cả. Những người có trách nhiệm làm điều đó cũng không nghĩ ra phương án truyền tải hình ảnh những cô gái đá bóng đến người hâm mộ.

Sẽ không lạ nếu như ở kỳ SEA Games tới, những trận đấu bóng đá nữ có đội tuyển Việt Nam góp mặt lại rực sắc đỏ. Người hâm mộ không ngại ngần đến phủ kín sân vận động để cổ vũ ĐT nữ như cách họ đã làm với ĐT nam. Nhưng họ sẽ thể hiện tình yêu như thế nào khi đội tuyển nữ thi đấu ở nước ngoài? Đó sẽ là điều cần phải giải quyết trong tương lai.

Cầu thủ nữ đã bớt khó khăn

Kết thúc chiến dịch SEA Games 2019, các cầu thủ nữ Việt Nam trở về với tấm Huy chương vàng. Họ chia sẻ thành công của bóng đá nữ thời gian gần đây một phần xuất phát từ việc cầu thủ dần có thu nhập tốt hơn trước nhờ sự xuất hiện của các nhà tài trợ. Hiện tại, nhưng cầu thủ nữ thuộc đội 1 CLB Hà Nội nhận lương khoảng 10-12 triệu đồng mỗi tháng. Mức thu nhập này giúp họ tích lũy được ít nhiều cho tương lai. CLB Thái Nguyên sau thời kỳ khó khăn về tài chính cũng được Tập đoàn T&T hỗ trợ, cải thiện tình hình.

Bên cạnh việc thu nhập được nâng cao, cầu thủ nữ Việt Nam giờ đây còn có cơ hội được xuất ngoại. Nếu không vướng dịch bệnh, những tuyển thủ như Tuyết Dung, Hải Yến đã được sang châu Âu thử sức mình. COVID-19 khiến kế hoạch đem chuông đi đánh xứ người của một vài cầu thủ phải gác lại, nhưng nó sẽ tiếp tục đến trong tương lai. Ngoài ra, các cầu thủ nữ hiện tại còn được hỗ trợ học văn hóa song song với quãng thời gian đá bóng. Nhiều người đã tốt nghiệp đại học và sẵn sàng chuyển sang công tác huấn luyện khi giải nghệ.

  • Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
    Afghanistan bất ngờ rút lui, tuyển bóng đá nữ Việt Nam có hưởng lợi?
  • Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
    Đội tuyển bóng đá Nữ Việt Nam tham dự vòng loại Giải bóng đá Nữ vô địch châu Á 2022
# bóng đá nữ gian nan người hâm mộ
Facebook Twitter Link gốc

Đội tuyển nữ Việt Nam: Phía sau tấm vé World Cup là gì?

07:00 08/02/2022

Đội tuyển nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử giành tấm vé dự World Cup 2023. Thế nhưng, sau kỳ tích này, vấn đề đầu tư cho bóng đá nữ ra sao?

  • Thắng Đài Loan, tuyển nữ Việt Nam giành vé chung kết World Cup 2023

Đội tuyển nữ Việt Nam đã giành vé dự World Cup 2023 với một chặng đường vượt khó. Đội trưởng Huỳnh Như chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất tuyệt vời. Đây là nỗ lực của toàn đội. Mọi người đã không bỏ cuộc từ những ngày đầu tiên cho đến tận giây phút cuối cùng. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả đồng đội của tôi và đặc biệt người hâm mộ bóng đá Việt Nam luôn ủng hộ, theo dõi đồng hành và cổ vũ cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam. Đây là niềm hạnh phúc lớn lao không chỉ với cá nhân tôi mà đối với tất cả ban huấn luyện cũng như toàn đội. Như mọi người biết, bóng đá nữ Việt Nam chưa một lần được tham dự và ngày hôm nay chúng tôi đã làm được điều đó. Đây không chỉ là niềm hạnh phúc của từng cá nhân môi cầu thủ mà còn là niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam. Tôi mong toàn thể người hâm mộ Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ cho đội tuyển nữ ở FIFA World Cup 2023. Qua đây tôi cũng muốn gửi thông điệp tới các cầu thủ trẻ của bóng đá nữ Việt Nam, đó là: Hãy luôn nỗ lực cố gắng, các chị làm được thì các em cũng sẽ làm được”.

Còn huấn luyện viên Mai Đức Chung chia sẻ: “Chiến thắng này cũng là thành quả đã đạt được của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cùng sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cơ quan nhà nước dành cho đội tuyển nữ Việt Nam trong suốt quá trình chuẩn bị cho giải đấu này. Cũng rất tiếc, phải đến gần cuối giải, các cầu thủ của tôi mới thể hiện được. Nếu không gặp phải khó khăn do COVID - 19 làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các cầu thủ sẽ đá tốt hơn. Dần dần các cầu thủ mới thể hiện được và thi đấu đầy nỗ lực ở trận đấu cuối cùng này”.

Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
Tuyển nữ Việt Nam giành vé đến World Cup 2023. Ảnh: AFC.

Sau niềm vui khôn tả của bóng đá nữ Việt Nam. Câu hỏi ám ảnh được đặt ra: Liệu đây có phải cú hích để bóng đá nữ thoát nghèo? Bởi lẽ, chúng ta không thể mãi dựa trên sự cố gắng và may mắn để duy trì thành tích này được. Muốn duy trì được thành tích, cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp cùng chung tay đầu tư cho bóng đá nữ.

Nhìn vào giải vô địch quốc gia có thể thấy, chúng ta đang còn rất nhiều tồn tại và hạn chế. Bóng đá nữ chỉ phát triển ở các địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Nam, Quảng Ninh. Ở các địa phương khác, bóng đá nữ là “vùng trắng” hoặc không thể phát triển vì khó khăn về tài chính. Năm 2019, bóng đá nữ Thái Nguyên đứng trước nguy cơ giải thể, đến năm 2020 đến lượt bóng đá nữ Sơn La rơi vào tình cảnh tương tự.

Nguyên nhân chung là do thu nhập thấp, nhiều cầu thủ đã bỏ bóng đá đi làm công nhân. Phải nhờ có các doanh nghiệp đứng ra giải cứu, các đội bóng này mới duy trì được hoạt động. Như đội Sơn La, có thời điểm còn phải mượn quân đi đá giải. Ngay cả việc tìm kiếm nhà tài trợ cho giải nữ vô địch quốc gia cũng là vấn đề nan giải. Trong suốt 10 năm qua, giải đấu được đồng hành bởi Công ty TNHH Thương mại Thiết bị điện Thái Sơn Bắc. Thậm chí, số tiền dành cho đội vô địch chỉ 300 triệu đồng.

VFF không tìm kiếm được thêm nhiều đơn vị sẵn sàng đồng hành với bóng đá nữ một cách căn cơ, bài bản. Bóng đá nữ từ cấp câu lạc bộ đến đội tuyển quốc gia là một sự khác biệt về chế độ với các cầu thủ. Lên tuyển với nhiều cầu thủ là một bước ngoặt để có cơ hội thay đổi cuộc sống. Như huấn luyện viên Mai Đức Chung từng tâm sự, có cầu thủ ở câu lạc bộ chỉ thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng.

Sau chức vô địch SEA Games 2017, cả đội tuyển nữ được thưởng hơn 4 tỉ đồng, nhiều cầu thủ đã reo hò sung sướng. Bởi mức thưởng giúp họ đổi đời. Đến SEA Games 2019, mức thưởng của các cô gái Việt Nam đã lên đến hơn 20 tỉ đồng. Thế nhưng, đó vẫn chỉ dừng ở mức thưởng “nóng” cho đội tuyển quốc gia. Vấn đề đầu tư cho bóng đá nữ thì vẫn không có nhiều thay đổi.

Cuối năm 2019, VFF nhận khoản tài trợ 100 tỉ đồng trong 5 năm với mục tiêu đưa bóng đá nữ đến World Cup 2023. Huấn luyện viên Mai Đức Chung từng rất mong muốn gói tài trợ này có thể san sẻ cho các địa phương để phát triển đào tạo trẻ. Tuy nhiên, nguồn tài chính này vẫn chủ yếu dành cho đội tuyển quốc gia. Đây là một vấn đề đặt ra cho những nhà quản lý trong việc phát triển nguồn lực kế cận cho bóng đá nữ Việt Nam.

Giành vé dự World Cup 2023 có thể là cú hích lớn với bóng đá Việt Nam. Nhưng vấn đề, sau tấm vé đó là gì, công tác đầu tư để phát triển bóng đá nữ ra sao thì vẫn là bài toán chưa có lời giải. Hôm nay, chúng ta có thể hạnh phúc vì kỳ tích. Nhưng điều có thể giúp bóng đá nữ có thêm những thành tích chính là cần có những nguồn lực đầu tư một cách căn cơ, bài bản.

  • Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
    Sau thành tích lịch sử, tuyển nữ Việt Nam sẽ về nước bằng chuyên cơ
  • Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm
    Đồng đội an ủi Chương Thị Kiều sau thành tích lịch sử của tuyển nữ Việt Nam
# đầu tư tấm vé tuyển nữ việt nam world cup
Facebook Twitter Link gốc

Không phải người hâm mộ không yêu, không quý mà có lẽ từ sâu trong tiềm thức của nhiều người, bóng đá nữ đã chịu nhiều thiệt thòi vì suy nghĩ đơn thuần mà thiếu sâu sắc rằng: Phụ nữ chơi thể thao không hay bằng đàn ông?!

  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, khen ngợi đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
  • Lần đầu tiên làm nên lịch sử, tuyển nữ Việt Nam sẽ tham dự World Cup bóng đá nữ khi nào và ở đâu?
  • Bóng đá nữ Việt Nam nhận khoản tài trợ 100 tỷ đồng

Ngày 6/2, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử huy hoàng khi lần đầu giành vé dự World Cup 2023. Trên đất Ấn Độ, các cô gái khoác trên mình tấm áo đỏ đã quật cường chiến đấu với các cầu thủ Đài Bắc Trung Hoa để xuất sắc giành tấm vé quý giá đi tranh tài với các "cường quốc".

Thông tin này đã làm nức lòng người hâm mộ ở quê nhà, các trang báo đài đồng loạt đưa tin về tin mừng này nhưng dường như vẫn có chút gì đó khiến người ta chạnh lòng vì các cô gái ấy dường như không được tung hô, hồ hởi, chúc mừng rầm rộ như lúc đội bóng nam giành chiến thắng ở một giải gì đó, dù nhỏ thôi.

Vì sao bóng đá nữ không được quan tâm

Không phải người hâm mộ không yêu, không quý mà có lẽ từ sâu trong tiềm thức của nhiều người, bóng đá nữ đã chịu nhiều thiệt thòi vì suy nghĩ đơn thuần mà thiếu sâu sắc rằng: Phụ nữ chơi thể thao không hay bằng đàn ông?!

Tờ The Conversation từng có bài bình luận về cuộc sống của các cầu thủ nữ với dòng tít đầy chua chát thế này: "Bóng đá nữ có thể đang ngày càng phổ biến nhưng vẫn phải chiến đấu để tồn tại".

Tác giả bài viết cho biết: "Như đại hội bóng đá toàn cầu World Cup đã thể hiện một cách sinh động, bóng đá nữ đang ngày càng trở nên phổ biến và giành được vị thế với sự tham gia ngày càng nhiều quốc gia, có sự chuyên nghiệp hóa và sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc điều tra gần đây của chúng tôi về bộ môn bóng đá nữ, chúng tôi thấy rằng nó vẫn đang chiến đấu để có một chỗ đứng ổn định.

Chúng tôi đã khảo sát 3.000 cầu thủ ở 33 quốc gia khác nhau, trong đó 60% tự nhận mình là cậu thủ chuyên nghiệp. Những gì chúng tôi nhận thấy là sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp dành cho phụ nữ khó có thể duy trì khi lương quá thấp, thiếu các khoản hỗ trợ trong hợp đồng và các cam kết về việc làm sau khi rời sân cỏ. Cần có sự thay đổi đáng kể đối với cách ủng hộ, động viên các cầu thủ nữ để họ sẵn sàng dùng hết tâm sức thi đấu cho câu lạc bộ cũng như đội tuyển quốc gia".

Người hùng World Cup Huỳnh Như: Vươn tầm biểu tượng của bóng đá nữ Việt Nam

06:52 09/02/2022 Bóng đá Việt Nam
(VTC News) -