Vì sao bà bầu ăn trứng ngỗng

Từ trước đến nay, trứng ngỗng được biết đến như một “thần dược” giúp em bé sinh ra được khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, bà bầu ăn trứng ngỗng thời điểm nào là thích hợp nhất thì nhiều mẹ bầu vẫn chưa nắm được. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các mẹ thời điểm ăn trứng ngỗng cũng như cách chọn trứng ngỗng tốt nhất.

Thành phần của trứng ngỗng?

Để biết bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng nhé.

Như các bạn cung đã biết, trứng là một trong những thực phẩm mang lại lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hàm lượng Vitamin D trong các loại trứng giúp bạn phát triển hệ xương khớp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến loãng xương và thoái hóa xương sớm. 

Nếu như trong 100g trứng gà chứa 700mcg Vitamin A, thì trứng ngỗng chứa 360mcd Vitamin, đồng thời chứa 12,8g Protein, 71mg canxi, 3,9mg sắt, 220mg Photpho và các thành phần khác như: Choline, sắt, Natri, Lipid....

Như vậy, so với trứng gà thì hàm lượng Protein có trong trứng ngỗng thấp hơn và hàm lượng Vitamin cũng chỉ bằng 1/2 so với trứng gà. Ngoài ra, trong trứng ngỗng có chứa nhiều Cholesterol và Lipid, đây là một trong những thành phần không tốt cho hệ tim mạch và sức khỏe. Chính vì thế, đối với phụ nữ có bầu, việc ăn trứng ngỗng nên tuân theo một định lượng nhất định, vì nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ bị béo phì, thừa cân, tiểu đường và huyết áp cao....

>>> Xem thêm: Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?

Thành phần của trứng ngỗng

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều phụ nữ có thai cho rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh hơn. Liệu đây có phải là thông tin chính xác.

Xét theo thành phần dinh dưỡng thì trứng ngỗng có chứa rất nhiều protein hơn trong trứng gà và trứng vịt, nhưng lại không có nhiều hàm lượng vitamin A so với trứng gà. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, nếu muốn bé thông minh, bên cạnh việc bà bầu ăn trứng ngỗng, thai phụ cũng nên tăng cường sử dụng các sản phẩm DHA, axit folic và axit béo...

Vì thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng không có gì đặc sắc nên mẹ bầu không cần cố ép bản thân ăn nhiều trứng ngỗng. Chỉ cần với một lượng vừa phải để cung cấp protein.

Ăn trứng ngỗng có giúp thai nhi thông minh

Vì trứng ngỗng khá lành tính nên bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất cứ thời gian nào trong thai kỳ đều được mà không cần băn khoăn xem chúng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.

Tác dụng của trứng ngỗng với thai nhi

Trứng ngỗng là một trong những món ăn phổ biến ở Việt Nam, đây là món ăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong trứng ngỗng có chứa nhiều dưỡng chất như: protein, vitamin A, nhóm B, lipid, vitamin C... Vì vậy, ăn trứng ngỗng sẽ giúp bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật.


Trứng ngỗng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe thai nhi

Đối với phụ nữ mang thai, trứng ngỗng cho bà bầu là rất cần thiết bởi thực phẩm này sẽ giúp thai nhi phát triển đều đặn, trí não được kích thích, giúp trẻ sinh ra được thông minh, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều mà nên bổ sung thêm trứng vịt, trứng gà để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Thời điểm bà bầu ăn trứng ngỗng tốt nhất

Trong quá mang thai, nhiều người thường thắc mắc bà bầu nên ăn trứng ngỗng ở tháng thứ mấy? Thực tế, không có một nguyên tắc chung nào về thời điểm ăn trứng ngỗng của bà bầu. Bởi vì đây là thực phẩm mà mẹ bầu có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, để bảo sức khỏe của cả mẹ và con thì mẹ bầu cũng nên chú ý khi ăn trứng ngỗng. Cụ thể, trong những tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ bị ốm nghén ảnh hưởng đến việc ăn uống. Do vậy, mẹ bầu không nên ăn, vì trứng ngỗng sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Cách tốt nhất là bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm thai kỳ đã được ba tháng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý 1 tuần chỉ ăn một quả trứng ngỗng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược.


Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng khi thai kỳ đã được 3 tháng

Cách lựa chọn trứng ngỗng

Bên cạnh biết về thời điểm ăn trứng ngỗng lúc nào là phù hợp thì mẹ bầu cũng cần biết cách lựa chọn trứng ngỗng sao cho đạt chất lượng tốt nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều chị em khi đi chợ, mẹ nên cầm trứng và soi trước nguồn sáng. Nếu quả trứng có màu hồng với 1 chấm mờ, nhìn được túi khí bên trong thì chứng tỏ đó là quả trứng tốt, mẹ nên mua. Ngược lại, nếu soi trước ánh sáng và thấy bên trong trứng có vệt máu, giun sán hoặc vật lạ thì đó là trứng hỏng, mẹ không nên mua.

Ngoài ra, khi mua trứng ngỗng cho bà bầu thì mẹ có thể áp dụng cách tiếp theo là thả trứng vào trong dung dịch muối loãng 10%. Nếu trứng nổi lên trên mặt nước thì đó là trứng cũ, mẹ không nên mua, còn nếu trứng lơ lửng trong nước là trứng mới, đạt chất lượng.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu ốm nghén bé trai chuẩn xác đến 99%


Khi mua trứng ngỗng, mẹ bầu nên chú ý để mua được trứng chất lượng

Trong quá trình mang thai, để mẹ khỏe con ngoan thì các yếu tố về dinh dưỡng, tâm lý, sức khỏe... rất quan trọng. Đó là lý do mà việc nắm vững những kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp theo ý kiến chuyên gia với khóa học " MẸ HỌC THÔNG THÁI - THAI GIÁO TOÀN DIỆN 360 NGÀY" của giảng viên Trần Hoa trên UNICA. Khóa học này chắc chắn sẽ là yếu tố hàng đầu mà mẹ không thể bỏ qua để nâng cao sức khỏe cho mẹ và thai nhi một cách tốt nhất. 

Tham khảo khóa học "Mẹ học thông thái - Thai giáo toàn diện 360 ngày"

Làm mẹ là một thiên chức mà bất kể người phụ nữ nào cũng cảm thấy may mắn. Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ luôn mong muốn con khẻo mạnh, sinh ra thông minh. Do đó, khoa học "Mẹ học thông thái - Thai giáo toàn diện 360 ngày" giúp bạn trở thành một bà mẹ thông thái, có kiến thức nuôi dạy con toàn diện.

Với 24 bài giảng, khóa học  sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ được các nguyên tắc và sự chuẩn bị cần thiết khi mang thao, thực hành thai giáo, cách làm sạch cơ thể, nâng cao khí huyết và năng lượng sung mãn nhất để thai nhi phát triển toàn diện.

XEM NGAY TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Mẹ học thông thái - Thai giáo toàn diện 360 ngày

Qua bài viết trên đây, các mẹ đã biết được thời điểm bà bầu ăn trứng ngỗng cũng như cách chọn trứng ngỗng tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu  biết cách chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, giúp cho bé yêu sinh ra được khỏe mạnh, thông minh.

Ngay từ khi bé vẫn còn trong bụng, cũng như để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận thiên chức làm mẹ của nhiều người phụ nữ và tận dụng những khoảng thời gian rảnh khi chưa có em bé để học hỏi nhiều hơn kiến thức nuôi dạy trẻ. Các mẹ đừng bỏ qua khoá học Siêu trí nhớ - Dạy con siêu trí nhớ cùng kỷ lục gia đến từ chuyên gia Nguyễn Phùng Phong để trang bị kiến thức giúp chăm sóc sự phát triển của trẻ sau này toàn diện nhé!

Ngoài ra, chúng tôi còn mang tới cho bạn đọc những khoá học hot nhất trên Unica hiện nay như khoá học tình yêu, khoá học nghệ thuật phòng the đỉnh cao... đang được rất nhiều người quan tâm. Mời bạn đọc cùng theo dõi.


Tags: Mang Thai

Theo quan niệm của nhiều người, ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ bổ sung canxi, giúp cho thai nhi phát triển thông minh, khỏe mạnh. Vậy trứng ngỗng có tác dụng gì, bà bầu ăn trứng ngỗng có thực sự tốt không? Hãy cùng META tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, kích cỡ to hơn trứng gà và trứng vịt, được cho rằng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

Để biết trứng ngỗng có tác dụng gì, bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không thì trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng như thế nào. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100gr trứng ngỗng như sau:

  • 13gr protein
  • 14,2 gam lipid
  • 71mg canxi
  • 210mg phosphor
  • 16mg magie
  • 3,2mg sắt
  • 360mcg vitamin A
  • 0,15mg vitamin B1
  • 0,3mg vitamin B2
  • 0,1mg vitamin PP

Trứng ngỗng có tác dụng gì?

Hiện nay, chưa có cơ sở khoa học chứng minh ăn trứng ngỗng tốt hơn trứng gà, thậm chí một số vitamin và khoáng chất trong trứng gà có hàm lượng cao hơn trong trứng ngỗng. Có điều, với thành phần dinh dưỡng như trên thì trứng ngỗng cũng là một thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 

Một số lợi ích của trứng ngỗng:

  • Cung cấp protein: Lượng protein trong trứng ngỗng khá dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ phát triển cơ bắp. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin và khoáng chất có trong trứng ngỗng giúp hệ miễn dịch được tăng cường, khả năng phòng chống một số bệnh của cơ thể tốt hơn.
  • Tốt cho máu: Thành phần sắt trong trứng ngỗng giúp bổ sung sắt cho cơ thể, đây là nguyên tố rất cần thiết cho bà bầu, giúp bổ máu, hỗ trợ chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Làm đẹp da: Cũng giống như trứng gà, bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng ngỗng để làm mặt nạ dưỡng da. Lượng albumin sẵn có trong trứng ngỗng giúp tăng độ đàn hồi cho làn da, hỗ trợ điều trị một số vấn đề cho da như mụn, nám. 

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Ăn khi nào?

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Có thể thấy, trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các bà bầu có thể sử dụng thêm trứng ngỗng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé trong thai kỳ và cho bữa ăn thêm đa dạng.

Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá thường xuyên vì ăn nhiều quá bất kỳ thực phẩm nào đều không hẳn là tốt. Hơn nữa, thành phần lipid trong trứng ngỗng có hàm lượng khá lớn, các bà bầu được chẩn đoán có nguy cơ tiền sản giật nên hạn chế ăn.

Bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng?

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng từ tháng thứ ba của thai kỳ. Lúc này, thai kỳ đã ổn định hơn, thai nhi cũng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển khỏe mạnh. Còn trong 3 tháng đầu, đây là thời điểm nhiều bà bầu thường ốm nghén, việc ăn uống gặp khó khăn. Do đó, ăn trứng ngỗng có thể gây khó tiêu do hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng cao. 

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là phù hợp?

Trứng ngỗng khá to (kích thước gần bằng 3 quả trứng gà ta), lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy, bà bầu chỉ nên bổ sung 1-2 lần một tuần chứ không nên ăn thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Mỗi lần số lượng sử dụng là 1 quả.

Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu

Giống như các loại trứng khác, bạn có thể chế biến trứng ngỗng bằng cách luộc, chiên, kho, làm bánh. Các bà bầu lưu ý nên ăn trứng đã chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Lưu ý khi ăn trứng ngỗng

Khi ăn trứng ngỗng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trong trứng ngỗng có hàm lượng lipid và cholesterol khá cao, đây là những chất không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Những người bị béo phì, thừa cân, mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, tiểu đường nên hạn chế ăn trứng ngỗng.
  • Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng trứng ngỗng thường xuyên bởi nó làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ. Ăn trứng ngỗng khi mang thai không nên quá 3 lần/tuần. Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng khác là yếu tố quan trọng nhất chứ không chỉ phụ thuộc vào một nguồn dinh dưỡng. 
  • Hơn nữa, trứng ngỗng khó tìm hơn trứng gà hay trứng vịt, do đó cũng không nhất thiết phải tìm ăn bằng được loại trứng này. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung dinh dưỡng qua một khẩu phần ăn đa dạng thức ăn theo mùa cùng các loại trứng gà, trứng vịt như thông thường. 

Trên đây là những thông tin về trứng ngỗng, giúp bạn biết trứng ngỗng có tác dụng gì, bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không. META hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Truy cập META.vn thường xuyên để được chia sẻ nhiều bài viết hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo:

Gửi bình luận

Xem thêm: trứng ngỗng có tác dụng gì, trứng ngỗng, bà bầu ăn trứng ngỗng

Video liên quan

Chủ đề