Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều

Số phân người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hình tượng Vũ Nương vàThúy KiềuMở bài:Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã trở thành đề tài lớn của cácnhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, trong nền văn học thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, đề tàinày đã được khai thác triệt để, đa diện, giàu tính nhân văn cao cả. Từ cái chết củaVũ Nương trên sông Hoàng Giang (Chuyện người con gái Nam Xương, NguyễnDữ) đến lần tự vẫn của Thúy Kiều trên sông Tiền Đường (Truyện Kiều, NguyễnDu), đã phơi bày chân thực và cảm động cuộc đời và số phận đầy bi thương củangười phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tuy hai cuộc đời nhưng có cùng chung mộtsố phận đau thương.Thân bài:Hình ảnh người phụ nữ bị khinh thường và ngược đãi trong xã hội qua nhân vật VũNương và Thúy Kiều:Ở nhân vật Vũ Nương:Nàng là con nhà nghèo khó, vốn đã bị khinh thường. Khi lấy chồng, lại gặp phảingười chồng thất học, coa tín hay ghen tuông mù quáng, phải phụ thuộc vào chồnghết sức khắt khe. Tuy nàng rất đam đang, tận tụy, khổ nhọc, nhưng không đượcchồng yêu thương, trân trọng. Chỉ vì lời nói vu vơ của con trẻ, lòng ghen tuông củaTrương Sinh dâng cao quá độ khiến chàng mù quáng, có những hành động hồ đồgây ra cái chết của Vũ Nương. Mọi lời giải thích, phân bày của Vũ Nương đều trởnên vô nghĩa.Ở nhân vật Thúy Kiều:Chỉ vì tiền mà bon quan tham nỡ vu oan giá họa làm cho gia đình Thúy Kiềuvướng vào vòng lao lí, khiến Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Khi rơi vào tayMã Giám Sinh, Thúy Kiều lập tức trở thành một món hàng. Cuộc thương lượnggiữa Mã Giám Sinh và người nhà Thúy Kiều chẳng khác gì một cuộc mua bán. Giátrị của Thúy Kiều bị quy đổi ra tiền, bị chèn ép, hạ giá, bị khinh bỉ tệ hại. Khi bướcvào cuộc đời trầm luân, biết bao lần Thúy Kiều bị ngược đãi lừa lọc, trao đổi, sỉnhục của nhiều hạng người xấu xa, vô sỉ trong xã hội (Mã Giám Sinh, Tú Bà, SởKhanh, Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến)Dù là Vũ Nương hay Thúy Kiều, ở nhân vật nào ta cũng thấy tiếng nói của họdường như không được lắng nghe, không được tôn trọng. Trong xã hội phong kiến,người phụ nữ dường như không có danh phận. Họ bị khinh bỉ, hắt hủi, vùi dập mộtcách không thương tiếc bởi những luật lệ hà khắc, bất nhân của xã hội phong kiếnnam quyền.Nỗi oan ức và kết cục bi thảm của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ:Ở nhân vật Vũ Nương:Vũ Nương là người trong sạch, có tấm lòng chung thủy, hiếu nghĩa vẹn toàn. Chưabao giờ nàng làm phiền lòng ai. Biết tính chồng hay ghen, nàng rất giữ gìn khuônphép, chẳng khi nào để vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. Với mẹ chồng, nàng hiếunghĩa tận tình. Với hàng xóm, nàng ôn hòa, gắn kết. Vũ Nương là hình mẫu lýtưởng của người phụ nữ đức hạnh và khoan dung.Tai họa bất ngờ ập đến, khiến nàng không chịu sống đời ô nhục, bởi sự nghi oancủa chồng đã tìm đến cái chết. Chưa hẳn là nàng đã chịu đầu hàng số phận nhưngsau bao lời giải thích với chồng vẫn không thể làm thay đổi được điều gì. Nỗi oankhiên vẫn cứ còn đó. Điều hậm hực trong Trương Sinh cứ trào dâng khiến nàngtuyệt vọng. Trắng đen chưa tỏ tường nhưng những lời sỉ nhục của chồng khiếnnàng vô cùng thất vọng và mất hết niềm tin. Cái chết của Vũ Nương vừa là minhchứng cho sự trong sạch của nàng vừa giải thoát nàng ra khỏi mọi sự đau khổ, bếtắc.Ở nhân vật Thúy Kiều:Kiều là người con gái tài sắc hiếm có trên đời. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, cothể mường tượng Thúy Kiều là một tuyệt thế giai nhân chưa từng nhìn thấy ở trênđời. Vẻ đẹp ấy vượt xa tất cả những vẻ đẹp mà con người đã từng nhìn thấy. Tàinăng của nàng cũng thuộc vào hàng thượng đỉnh, hiếm có ở trên đời. Không nhữngthế, nàng lại là người con gái thủy chung, hiếu nghĩa. Với những phẩm chất nhưthế hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc viên mãn.Có ngờ đâu, tai họa oan nghiệt trên đời giáng xuống, khiến nàng phải bán mìnhchuộc cha và em, bắt đầu cuộc đời trầm luân, tuổi nhục suốt mười lăn năm. Trảiqua biết bao khổ nhục, chịu nhiều điều tiếng, lưu bạc trong nhân gian để cuối cùngnàng phải tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường. Dòng sông thiêng sẽ giúp nàngrửa sạch những vết nhơ mà cuộc đời đã tàn nhẫn tạo ra. Dòng sông thiêng sẽ gìngiữ nàng mãi mãi, ngăn cách nàng với trần thế vốn vô tình và hiểm đọc. Thế nhưngsố phận đã không để nàng chết. Nàng tiếp tục sống và tiếp tục gánh chịu nỗi đautrần thế.Từ cái chết của Vũ Nương trên bến Hoàng Giang đến lần tự vẫn của Thúy Kiềutrên sông Tiền Đường đã tố cáo bộ mặt bất nhân, tàn bạo của xã hội phong kiến đãchà đạp lên nhân cách nhân phẩm của người phụ nữ, tước đoạt mọi quyền sống vàđẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.Vũ Nương và Thúy Kiều tuy hai cuộc đời, hai hoàn cảnh, hai thời đại khác nhaunhưng họ có cùng chung một số phận. Trải qua cuộc đời tuổi nhục và tự mình tìmđến cái chết để giải thoát mình ra khỏi cái xã hội bất nhân, đáng sợ ấy.Vũ Nương chỉ chết ở phần xác, linh hồn nàng vẫn sống ở nơi cung nước. Chi tiếtnày nói lên rằng xã hội phong kiến không những đầy đọa thể xác con người mà cònđề nén, xua đuổi họ. Tuy có thể trở về bởi những người phụ nữ như nàng đã khôngthể tìm nơi nương tựa, xã hội đã không còn chỗ dung chứa những người như nàng.Dưới cung nước, nàng đã không còn oan khuất, xem như cũng sẽ có một sự sốngbình yêu, tĩnh lặng rồi.Thúy Kiều tuy đã không chết trên sông Tiền Đường nhưng tâm hồn của nàng từ lâuđã chết. Dù cuối cùng được trở về đoàn viên với gia đình nhưng nàng đã khôngnhận kết tình xưa với Kim Trọng và chọn cuộc sống âm thầm, từ đó Kiều cũng khiđi ra ngoài. Nàng không còn tha thiết gì với cuộc đời nữa. Sự sống của nàng là đểđền báo ơn sâu của cha mẹ đã khổ công sinh dưỡng mà thôi. Nàng sống mà tâmhồn đã khô lạnh rồi.Dù Vũ Nương hay Thúy Kiều, mỗi nhân vật có một bi kịch riêng, tuy không giốngnhau nhưng đều có kết cục thê thảm. Cuộc đời và số phận của học dù là tiếng kêuthảm thiết, là nỗi tuyệt vọng, bế tắc đến tận cùng.Nguyễn Dữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và Nguyễn Du với Thúy Kiềuđã thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả đối với con người. Hai tác phẩm là hai bứctranh chân thực về bộ mặt xã hội phong kiến đương thời. Nó phơi bày chân thực bộmặt xấu xa của xã hội phong kiến đương thời. Nó lên tiếng tố cáo các thế lựcthống trị đã chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm, tước đpạt quyền sống của conngười, đẩy họ vào bước đừng cùng không lối thoát.Đồng thời, qua đó, cũng thểhiện tấm lòng trân trọng tài năng, nhân cách nhân phẩm, ngợi ca những phẩm chấttốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội.Kết bài:Bằng tình yêu thương con người vô hạn, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã viết lênnhững bài ca đầy xúc động về cuộc đời và số phận bi thảm của người phụ nữ trongxã hội phong kiến. Hai tác phẩm này mãi mãi được con người nhớ cho đến khi nàocon người còn nhắc đến tình đời, tình người trên thế gian này.

A. Các tác phẩm [edit]

Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều

B. Nội dung [edit]

Nét chung

Nét riêng

Vũ Nương

Thúy Kiều

Thúy Vân

1. Số phận chung của người phụ nữ

Sự khổ đau, bất hạnh

Bi kịch

- Giữ gìn hạnh phúc → Bị mất đi hạnh phúc bao lâu nay nàng luôn trân trọng, nâng niu.

- Hiểu chồng và thủy chung → Bị chính người chồng của mình nghi ngờ sự thất tiết

- Cái bóng là kết tinh cho những tình cảm đẹp nhất (tình yêu, nỗi nhớ thương, sự thủy chung với chồng, tình thương dành cho con) → Đẩy nàng vào chỗ chết (để giữ gìn danh tiết, đức hạnh) → Sau đó, người chồng hiểu ra thì đã muộn.

Là con người tài hoa, nhan sắc nhưng lại bạc mệnh

- Là người thông minh, trí tuệ, tài hoa, giàu lòng tự trọng.

→ Vì xã hội đồng tiền, đầy rẫy bọn buôn thịt bán người, không có công lý nên Thúy Kiều bị đẩy vào lầu xanh; nhan sắc, trí tuệ, tài hoa bị chà đạp, vùi dập.

Không có

Nguyên nhân:

Xã hội phong kiến bất công

- Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói và thái độ của bé Đản

+ Thái độ: không nhận Trương Sinh là cha

+ Lời nói: "Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít", "Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả".

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do Trương Sinh vốn là người đa nghi, gia trưởng, độc đoán, ích kỉ, hồ đồ tin lời nói của con trẻ mà không suy xét, không tin vợ, không nghe lời thanh minh của hàng xóm nên đã đánh đuổi hắt hủi Vũ Nương.

+ Chiến tranh phong kiến làm cho vợ chồng xa cách dẫn đến hiểu lầm.

+ Do Vũ Nương vì yêu con, thương con, nhớ chồng nên đã chỉ bóng trên tường và nói đùa là cha Đản, khiến đứa con tin là thật.

→ Từ đó rút ra được bài học:

· Sống phải có niềm tin

· Trước khi hành động phải lắng nghe, biết suy nghĩ, suy xét rồi mới quyết định

· Phải biết trân trọng, giữ gìn hạnh phúc

· Không đùa với trẻ con

- Xã hội trọng đồng tiền

Không có

2. Vẻ đẹp của người phụ nữ

Nhan sắc

Có tư dung (dáng vẻ và nhan sắc) tốt đẹp

- Đôi mắt: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”

- Vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

- Vẻ đẹp khiến lòng người say đắm: “Một hai nghiêng nước nghiên thành”

→ Nhan sắc như Kiều trên thế gian chỉ có một: “Sắc đành đòi một”

Trang trọng, quý phái

- Gương mặt sáng ngời, tỏa sáng: “Khuôn trăng đầy đặn”

- Làn da trắng trẻo,mịn màng: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

- Dáng người đầy đặn, nở nang: “Nét ngài nở nang”

- Lời nói đoan trang, ý nhị: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”

Tâm hồn, nhân cách

Trong sáng, thanh cao

Trong sáng: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”

- Giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn (qua việc đặc tả tài đàn, thiên Bạc mệnh mà Kiều sáng tác)

Phẩm chất

Người con

Là người con dâu hiếu thảo, ở nhà thay chồng chăm sóc mẹ chồng già yếu, lo ma chay khi mẹ qua đời rất chu đáo.

Là người con hiếu thảo (bán mình chuộc cha và em, “Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm”)

Phẩm chất thanh cao: “Mai cốt cách”

Người mẹ

Yêu thương con

- Chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo

- Thương con: muốn con biết nó có một người cha trên đời nên đã chỉ cái bóng trên tường, nói với con đó là cha Đản.

Người vợ/Người tình

Là người vợ thùy mị, nết na, thủy chung, son sắt:

- Khi Trương Sinh ở nhà: Hiểu rõ tính chồng, biết chồng vốn đa nghi nên nàng gìn giữ khuôn phép, không để gia đình thất hòa.

- Khi Trương Sinh đi lính:

+ Khi chia tay, Vũ Nương đã nói lên lòng mình:

·  Mong chồng yên tâm ra trận

·  Không màng vinh hoa phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên

·  Cảm thông với những gian truân, vất vả nơi mặt trận

·  Bày tỏ sự nhớ nhung, thủy chung chờ đợi trong những ngày chồng đi lính.

Là người tình thủy chung, son sắt (Tấm son gột rửa bao giờ cho phai)

Tài hoa, trí tuệ

- Trí tuệ: “Thông minh vốn sẵn tính trời”

- Tài hoa thiên về nghệ thuật: “Cầm, kì, thi, họa đủ mùi ca ngâm”

- Đặc tả tài đàn (vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn ở 4 câu thơ: Cung thương làu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương/ Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân")

+ Vừa thể hiện vẻ đẹp trí tuệ

+ Vừa thể hiện vẻ đẹp của tài hoa:   sự điệu nghệ trong khả năng đánh đàn (Cung thương làu bậc ngũ âm)

+ Vừa thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn (qua thiên Bạc mệnh mà Kiều sáng tác)

→ Tài hoa, trí tuệ may ra có người thứ hai: “Tài đành họa hai”

Nhân cách, lòng tự trọng

Là người giàu lòng tự trọng, trọng phẩm giá, trân trọng hạnh phúc, yêu thương gia đình: lấy cái chết để thể hiện sự trong sạch.

Là con người giàu lòng tự trọng, không chịu tiếp khách theo ý của Tú Bà nên Kiều đã định tự tự nhưng không thành.

3. Tình cảm của nhà văn/thơ

- Đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, cảm thương, đau xót cho số phận bất hạnh khổ đau của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Đề cao, trân trọng vẻ đẹp và những khát vọng của con người

- Phê phán, tố cáo xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ

C. Nghệ thuật [edit]

1. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

  • Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tính cách nhân vật góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống thắt nút và mở nút qua chi tiết “cái bóng”

     - Xuất hiện trong lời nói của bé Đản khi cùng cha ra thăm mộ bà: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít", "Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả" → Gieo nỗi nghi ngờ cho Trương Sinh → Thắt nút - nguyên nhân bi kịch của Vũ Nương.

     - Xuất hiện trong lời nói của bé Đản sau khi Vũ Nương đã mất: “Cha Đản lại đến kia kìa” cùng với hành động chỉ cái bóng Trương Sinh trên vách → Trương Sinh hiểu ra mình đã nghi oan cho vợ, khiến vợ phải chết oan nhưng đã quá muộn → Mở nút – giải oan cho Vũ Nương.

     - Ý nghĩa:

          + Tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện bằng cách tạo tình huống đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm rồi đi đến giải quyết mâu thuẫn.

         + Góp phần khắc họa vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương, đồng thời cho thấy tình cảm và tính cách con người Trương Sinh.

         + Thể hiện chủ đề truyện: Ca ngợi và thương xót cho vẻ đẹp và số phận khổ đau của Vũ Nương – người phụ nữ trong xã hội xưa.

  • Sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường góp phần trong việc thể hiện triết lí nhân sinh “Ở hiền gặp lành” và giá trị nhân đạo của tác phẩm (ca ngợi vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ, đồng thời bày tỏ nỗi đau xót về số phận của họ trong xã hội xưa, phê phán xã hội bất công ngang trái đã đẩy họ vào bi kịch).

2. Các trích đoạn trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

  • Nghệ thuật tả cảnh trong trích đoạn “Cảnh ngày xuân”:

     - Tả cảnh thiên nhiên: bút pháp chấm phá, tả để gợi (tả cảnh vật không khí trong trẻo, tinh khôi gợi sức sống, sự tươi vui)

     - Tả cảnh lễ hội: nghệ thuật sử dụng từ láy (nô nức, dập dìu), từ ghép (sắm sửa, gần xa, chị em, yến anh, tài tử giai nhân); nghệ thuật so sánh (Ngựa xe như nước, áo quần như nêm) gợi tả không khí tấp nập, nhộn nhịp, chen chúc của cảnh hội xuân và tâm trạng nô nức, phấn chấn vui vẻ của những người đi hội xuân.

     - Tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: Nghệ thuật sử dụng từ láy (ngổn ngang, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ), bút pháp tả để gợi (tả không khí vắng lặng, buồn tẻ của ngày tàn, lễ hội tàn gợi đến tâm trạng buồn của chị em Thúy Kiều)

  • Nghệ thuật tả người trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”:

     - Bút pháp ước lệ tượng trưng trong việc miêu tả phẩm chất, nhân cách, tâm hồn của Kiều và Vân: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Làn thu thủy nét xuân sơn”.

     - Nghệ thuật nhân hóa (Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh), so sánh (Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn – thủ pháp đòn bẩy)

  • Nghệ thuật tả tâm trạng nhân vật:

     - Dùng ngoại cảnh tả tâm cảnh (6 câu thơ đầu): Trước mắt Kiều, cảnh vật được mở ra ở không gian bốn chiều: cao, xa, rộng, dài. Tất cả đều mênh mông, bao la, vô tận, tạo vật trong không gian hiện lên đẹp nhưng vô hồn. Giữa không gian ấy, Kiều càng trở nên nhỏ bé, cô đơn, trơ trọi tại lầu Ngưng Bích - nơi giam giữ tuổi thanh xuân, tuổi trẻ và tự do của Kiều

     - Độc thoại, độc thoại nội tâm (8 câu thơ Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ):

          + Kiều tưởng tượng, hình dung ra Kim Trọng ở phương xa đang trông ngóng, nhớ tới lời thề nguyền hẹn ước mà giờ đây nàng không thể làm tròn, còn mình thì đang bơ vơ nơi chân trời góc bể nhưng vẫn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung.

          + Kiều hình dung cha mẹ mong chờ tin nàng, ngày đêm nhớ đến nàng, đang ngày một già yếu, không biết ai sẽ chăm sóc cha mẹ, nghĩ đến phận làm con đền đáp chữ hiếu (thông qua những điển tích, điển cố) mà giờ đây Kiều không thể làm được. Từ đó cho thấy tấm lòng hiếu thảo, tình yêu sâu sắc Kiều dành cho cha mẹ.

     - Tả cảnh ngụ tình (8 câu thơ cuối):

          + Câu thơ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa tả cảnh bức tranh biển khơi với hình ảnh cánh buồn thấp thoáng khi ẩn khi hiện ở xa xa rồi mất hút giữa không gian mênh mông, ẩn chứa ở đó là nỗi nhớ thương quê nhà, người thân yêu, khao khát chờ đợi một tình người ấm áp.

          + Hình ảnh cánh hoa mỏng manh dập dềnh không biết sẽ trôi dạt về đâu giữa mênh mông biển khơi trong câu thơ Hoa trôi man mác biết là về đâu, ẩn chứa là tâm trạng lo lắng xót xa cho thân phận mình không biết sẽ trôi dạt về đâu giữa sóng gió cuộc đời.

          + Cảnh vật nhạt nhòa, không còn đường nét, màu sắc, chỉ thấy một màu xanh xanh qua hình ảnh nhân hóa nội cỏ mang dáng vẻ ủ dột, rầu rĩ, tàn tạ ẩn chứa tâm trạng buồn rầu, nặng nề chứa đầy vũ trụ của Kiều.

          + Âm thanh cùng sự chuyển động dữ dội của sóng gió biển khơi ẩn dụ cho sóng gió cuộc đời – những hiểm nguy cuộc đời đã nổi lên và đang ở rất gần, đe doạ nàng.

Page 2

Video liên quan

Chủ đề