Vay ngân hàng bằng hợp đồng mua bán chung cư

khi bạn mua căn hộ để ở hoặc để đầu tư mà không cần sử dụng vốn vay của ngân hàng, nhưng khi bạn bán lại cho khách hàng mới, khách hàng mới cần vay ngân hàng để mua căn hộ thì quy trình thủ tục như thế nào. Làm sao bảo đảm an toàn cho người bán ? làm sao biết chắc khách hàng sẽ cho khác mới sẽ vay được và họ sẽ chuyển tiền cho mình ?.

Hãy cùng tìm hiểu quy trình thủ tục trong trường hợp này nhé!

Bước 1 : phía khách hàng mua 

Làm hồ sơ vay ngân hàng cho phía ngân hàng, ngân hàng bảo lãnh dự án. Lưu ý : ngân hàng chỉ xét duyệt cho khách hàng vay tối đa khoảng 70% giá trị trên hợp đồng. Ngân hàng thông báo xét duyệt cho vay OK (trong ngày) — > chuyển sang bước 2.

Bước 2 : chuyên viên tư vấn

kiểm tra toàn bộ giấy tờ gốc bất động sản 1 cách chi tiết và hướng dẫn khách mua xem qua.

Đến khi hợp lệ :

Kiểm tra rõ các điều khoản trong hợp đồng cọc, phạt cọc, tiến độ thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian ký hợp đồng mua bán công chứng,…

Đặt cọc ( lưu ý thỏa thuận sau 7 – 15 ngày mới đi công chứng). số tiền cọc tối thiểu từ 100.000.000VNĐ (hoặc tuỳ 2 bên thoả thuận).

Khách mua có thể ai cọc cũng được, nhưng đối với chủ nhà phải là người đứng tên trên hợp đồng mua bán gốc với chủ đầu tư mới được nhận cọc, nếu là người khác phải có giấy ủy quyền hoặc giấy tờ chứng minh được quan hệ.

Bước 3 : người bán và chủ đầu tư

Ngay khi đặt cọc, chuyên viên tư vấn sẽ hướng dẫn chủ nhà bán viết đơn đề nghị chuyển nhượng, lưu ý địa chỉ khách mua trên đơn đề nghị chuyển nhượng (trong hộ khẩu phải nằm ở trang cuối của sổ hộ khẩu nếu có) và nộp toàn bộ hồ sơ gốc cho chủ đầu tư.

Lấy giấy hẹn khoảng 5 ngày (không kể ngày lễ và ngày nghĩ) – thời gian chính xác tuỳ từng chủ đầu tư.

Nếu được photo 2 bộ hồ sơ gốc (1 bộ đi công chứng, 1 bộ đi thuế)

Bước 4 : ký hợp đồng mua bán công chứng

Sau khi lấy được đơn đề nghị chuyển nhượng được chấp thuận thì 3 bên đi ký hợp đồng mua bán công chứng (Bên ngân hàng, bên chủ nhà, bên khách hàng mua), ngân hàng mở tài khoản cho bên chủ nhà, chuyển số tiền vay vào đây cho chủ nhà, và sau đó phong tỏa khoản tiền này lại (tức là chủ nhà đã có tiền trong tài khoản của mình nhưng tạm thời chưa lấy ra sử dụng được).

+ Hồ sơ thủ tục công chứng

Pháp lý bên Mua và bên Bán :

CMND + Hộ khẩu (lưu ý trang cuối cùng, nếu trang cuối thay đổi thì địa chỉ sẽ lấy theo trang cuối) + Giấy chứng nhận độc thân (6 tháng)/giấy đăng ký kết hôn/giấy chứng nhận tài sản riêng/chứng nhận cư trú hoặc hợp đồng lao động đối với người nước ngoài.

Hồ sơ mua bán căn hộ bản gốc với chủ đầu tư.

Bên ngân hàng và bên chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ với phòng công chứng để tiến hành làm trước các thủ tục để 2 bên tới làm thủ tục cho nhanh gọn và an toàn nhất.

Bước 5 : Đóng thuế thu nhập

Toàn bộ giấy tờ và hồ sơ gốc bên ngân hàng sẽ giữ, bên ngân hàng và bên chuyên viên tư vấn đại diện chủ nhà đi đóng thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ cần những loại giấy tờ sau :

+ giấy ủy quyền đóng thuế công chứng

+Photo 1 bộ hồ sơ gốc

+ Đơn đề nghị chuyển nhượng

+ Hợp đồng mua bán công chứng

Lấy giấy hẹn đóng tiền cho bên kho bạc, từ 5 đến 7 ngày không kể (thứ 7 và chủ nhật)

Bước 6 : Sau khi đóng thuế

Bên ngân hàng và bên chuyên viên tư vấn lên thuế lấy giấy đóng tiền qua kho bạc nộp tiền.

Lấy tờ hóa đơn đỏ khi nộp kho bạc mang về. Photo ra 1 bản đưa lại cơ quan thuế bản photo. Lấy tờ thuế cơ quan thuế đưa. Và tờ khai thuế gốc mang về đưa cho chủ nhà mới.

Bước 7 : Chủ đầu tư xác nhận hoàn tất chuyển nhượng

Bên ngân hàng và bên chuyên viên tư vấn nộp toàn bộ hóa đơn đã đóng thuế cùng toàn bộ hồ sơ gốc cho bên phòng chuyển nhượng chủ đầu tư để bên chủ đầu tư ra giấy xác nhận đã được chuyển nhượng sang cho khách hàng mới, bên chủ đầu tư sẽ ra phiếu hẹn khoảng 10 ngày (thời gian cụ thể tuỳ từng chủ đầu tư) đưa cho khách mua đi nhận.

Bước 8 : ngân hàng giải ngân về cho chủ nhà

Sau khi chủ đầu tư ra giấy xác nhận chuyển nhượng cho khách hàng mua mới, lúc này sau 1 đến 2 ngày : ngân hàng sẽ mở phong tỏa tài khoản cho chủ nhà – chủ nhà chính thức được rút toàn bộ số tiền ra sử dụng bình thường.

Đó là các bước quan trọng mà các bên phải trải qua.

Lưu ý : thời gian và thứ tự thực hiện các bước phù thuộc vào ngân hàng.

Hoạt động mua bán, chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ đang diễn ra khá sôi động trên thị trường hiện nay. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Và 1 trong những băn khoăn lớn nhất của khách hàng là chung cư chưa có sổ đỏ có được vay ngân hàng hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.


Một vài thông tin về chung cư chưa có sổ đỏ

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi chung cư chưa có sổ đỏ có vay được ngân hàng hay không? Các bạn cần biết, chung cư chưa có sổ đỏ là gì? Đây là 1 dạng tài sản trong tương lai nằm trong quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, chung cư chưa có sổ đỏ, sổ hồng nằm trong phạm trù tài sản đã hình thành tuy nhiên chủ sở hữu xác lập quyền tài sản sau khi tiến hành 1 giao dịch dân sự.

Như vậy, chung cư chưa có sổ đỏ có vay được ngân hàng các bạn nhé. Căn cứ vào khoản 2 điều 108 của Bộ Luật dân sự năm 2015 cho thấy, chung cư chưa có sổ đỏ vẫn thuộc trong danh mục tài sản có giá trị trong tương lai và được cấp phép thực hiện giao dịch vay vốn thế chấp tại các ngân hàng.

Xem thêm:

Vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp sổ đỏ

Điều kiện vay thế chấp chung cư chưa có sổ đỏ

Những điều kiện để chung cư chưa có sổ đỏ có thể vay được ngân hàng là:

  • Chung cư đó phải phù hợp với quy định luật pháp về tài sản;

  • Chung cư chưa có sổ đỏ nhưng phải cung cấp được minh bạch hợp đồng mua bán giữa bạn và chủ đầu tư (có công chứng xác thực);

  • Chung cư không thuộc phạm vi tranh chấp, khiếu nại hoặc các vấn đề pháp lý khác;

  • Chung cư không thuộc diện tài sản đang chấp hành thi hành án hoặc tương tự.

Bên cạnh đó, chung cư chưa có sổ đỏ được vay ngân hàng cần có đầy đủ các giấy tờ pháp lý có liên quan theo yêu cầu của ngân hàng cũng như phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm: Điều kiện cấp sổ đỏ là gì?

Thủ tục vay thế chấp nhà chung cư chưa có sổ đỏ

Hồ sơ vay thế chấp chung cư chưa có sổ đỏ bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa chủ nhà với chủ đầu tư phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở (bản gốc);

  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);

  • Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);

  • Hợp đồng thế chấp chung cư phù hợp với quy định của pháp luật;

  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Vì vậy khi làm hồ sơ vay, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ kể trên. Ngân hàng nơi bạn vay thế chấp chung cư chưa có sổ đỏ có thể yêu cầu bạn chuẩn thêm những loại giấy tờ khác như biên bản nghiệm thu đã hoàn thành phần móng của chung cư hoặc những giấy tờ khác có liên quan đến việc mua bán chung cư.

Quy trình vay thế chấp nhà chung cư chưa có sổ đỏ

Các bước vay thế chấp chung cư chưa có sổ đỏ cũng giống như vay thế chấp thông thường, quy trình như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Người nộp hồ sơ nhận lại phiếu hẹn trả kết quả. Người nộp hồ sơ nhận lại phiếu hẹn trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận kiểm tra và giải quyết hồ sơ của bên có nhu cầu thế chấp.

  • Bước 3: Nhận kết quả và tiến hành thực hiện thủ tục thế chấp tại Ngân hàng.

Lưu ý khi vay thế chấp của chung cư chưa có sổ đỏ

Việc chung cư chưa có sổ đỏ có được vay ngân hàng là điều kiện thúc đẩy nhiều người có thể tăng khả năng sở hữu tài sản cho mình hơn. Để thực hiện các thủ tục vay vốn nhanh chóng các bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Thứ nhất, nếu bạn đang có ý định dùng chung cư chưa có sổ đỏ để vay ngân hàng thì các bạn nên tìm hiểu xem chủ đầu tư của dự án chung cư đó có đang thế chấp bằng bất động sản tại ngân hàng nào hay không? Nếu có, các bạn hãy tiến hành lập hồ sơ và đi vay thế chấp ở cùng ngân hàng đó. Điều này có lợi cho cả bạn và bên ngân hàng khi họ đã nắm được các thông tin cơ bản về khu vực chung cư đó, tạo điều kiện để bạn có thể cắt bớt các thủ tục vay vốn nhanh hơn.

Thứ 2, nếu bạn không vay thế chấp chung cư chưa có sổ đỏ tại ngân hàng thế chấp của chủ đầu tư. Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan tới căn chung cư như: hợp đồng mua bán nhà, bảo hiểm dân sự, chứng minh thu nhập cá nhân,…

Thứ 3, các bạn nên tiến hành thế chấp chung cư chưa có sổ đỏ để vay ngân hàng tại những tên tuổi uy tín và nhiều ưu đãi chất lượng như: BIDV, VPBank, MBBank,… để nhận được mức lãi suất hợp lý.

Và trên đây là một số thông tin để giúp các bạn trả lời câu hỏi “Chung cư chưa có sổ đỏ có vay được ngân hàng hay không?”. Hi vọng rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích trước khi có những quyết định vay vốn ngân hàng sáng suốt và hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề