Vai trò của thị trường nông sản ở Việt Nam

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Xứng đáng vai trò “trụ đỡ”

(ĐCSVN) - Nỗ lực vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong năm 2021, ngành nông nghiệp đã thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đẩy mạnh sản xuất phát triển. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, xứng đáng là “trụ đỡ” của nền kinh tế.

Cũng giống các ngành kinh tế khác, năm 2021, ngành nông nghiệp nước ta tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn do dịch COVID-19 gây ra. Hoạt động sản xuất, nhất là tại các vùng dịch gặp nhiều khó khăn. Việc chuyên chở, vận chuyển hàng hóa trong các đợt dịch bùng phát cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Song, ngành nông nghiệp đã xuất sắc “về đích”. Không chỉ phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản năm 2021 còn đạt mức cao kỷ lục trên 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,6 tỉ USD. (Ảnh: TH).

Theo thống kê, năm 2021, có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD là gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, caosu. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,6 tỉ USD; xuất khẩu thủy sản cũng đạt giá trị kim ngạch 8,9 tỉ USD; xuất khẩu các mặt hàng rau quả, hạt điều đạt trên 3,6 tỉ USD, rau quả đạt trên 3,5 tỉ USD, caosu đạt khoảng 3,2 tỉ USD...

Đặc biệt, dù dịch COVID-19 phức tạp nhưng sản lượng lúa năm 2021 vẫn đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Bên cạnh đó, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đồng thời, tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành…

Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo. (Ảnh: ĐM).

Theo các chuyên gia kinh tế, điểm nhấn nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam năm 2021 đó là sự khởi sắc của xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp đã được mở rộng ra nhiều thị trường hơn, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt mức cao kỷ lục trên 48,6 tỉ USD. Giá trị kinh tế thu được từ xuất khẩu của ngành nông nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho nông dân. Hàng vạn nông dân đã có thêm cơ hội vươn lên làm giàu từ bàn tay, khối óc của mình. Mặt khác, hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu nông sản còn trực tiếp góp phần tăng nguồn thu ngân sách; tăng cường các tiềm lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của cả nước và từng địa phương. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định tại Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 vừa được tổ chức vào sáng ngày 29/12: “Những điểm sáng kinh tế đã được thể hiện qua các số liệu. Với mức tăng trưởng dương, vượt 6,6 tỷ USD so với kế hoạch, thu đủ chi, xuất đủ nhập, trong một năm khó khăn, ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ và có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế”.

Có thể thấy, những kết quả của ngành nông nghiệp đạt được là rất đáng trân trọng, nhất là trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Những thành tích ấn tượng đó có được, xuất phát từ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, các hợp tác xã, bà con nông dân cả nước. Minh chứng cụ thể đó trong năm 2021, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và các địa phương đã chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các cấp đã hoàn thành rà soát 443 văn bản, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế 96 văn bản kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, chỉ tính từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128-NQ/CP ngày 11/10/2021 về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tình trạng “đóng băng” trong nhiều lĩnh vực sản xuất đã được tháo gỡ. Hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp đều khởi sắc mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Sự phát triển của ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Ngành nông nghiệp phát triển chưa bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ hay chuyển đổi số chưa đi vào chiều sâu; chưa chủ động thích ứng linh hoạt với diễn biến mới, tình hình mới. Công nghệ sau thu hoạch chưa thực sự được chú trọng. Số nông sản xây dựng được thương hiệu mang tính quốc tế chưa nhiều. Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, còn phụ thuộc một số thị trường. Điển hình là tình trạng hàng ngàn container nông sản đang ún ứ tại cửa khẩu trong những ngày gần đây.

Do đó, để ngành nông nghiệp tiếp tục phát huy tốt vai trò “trụ đỡ” của đất nước, đòi hỏi khách quan đặt ra là cần nỗ lực, sáng tạo đổi mới. Trọng tâm là đồng hành, hỗ trợ nông dân trong các điều kiện khó khăn, dịch bệnh; đẩy mạnh quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực chế biến các mặt hàng nông sản. Đặc biệt, ngành nông nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy cạnh tranh sản phẩm bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với dự báo thị trường; tăng cường đầu tư công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số; thực hiện thu hút và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp.

Việt Nam được biết đến là một nước có nhiều tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp. Chú trọng phát triển nông nghiệp sẽ vừa giúp chúng ta phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế sẵn có; vừa là cơ sở để ngành nông nghiệp khẳng định rõ vai trò “trụ đỡ” của đất nước, trực tiếp góp phần nâng cao thu nhập, phát triển đời sống nông dân./.

Vũ Linh

1. Về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng nông sảnTrong thời gian qua, mặc dù sản lượng hàng nông sản của nước ta đã được tăng lên đáng kể song chưa có nhiều chuyển biến về chất lượng. Nguyên nhân là do: (i) sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn manh mún, quy mô nhỏ, tự phát, cá thể; (ii) người nông dân sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu mà không tuân thủ theo qui trình, mẫu mã sản phẩm không đúng chuẩn, vì vậy chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn an toàn; (iii) yêu cầu của an ninh lương thực khiến nông dân không linh hoạt được trong hoạt động sản xuất.Bên cạnh đó, việc tiêu thụ hàng nông sản nước ta cũng đang gặp nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua, hàng nông sản nước ta luôn phải gặp tình cảnh “được mùa mất giá”. Điều này xuất phát từ nguyên nhân lớn nhất là sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu tự phát, chưa gắn với thị trường, với chuỗi giá trị ngành hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta chưa phát triển theo hướng bền vững, chưa mạnh dạn xây dựng các vùng nguyên liệu vì không có thị trường ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản đang phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như Trung Quốc, Philipine, Indonexia, Malaysia… mà chưa mở rộng tới các thị trường cao cấp khác như các nước trong khối Liên minh Châu Âu, Mỹ…Mối quan hệ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ hàng nông sản chưa có sự gắn kết cao. Thực tế sản xuất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, giữa doanh nghiệp và người nông dân thường xảy ra tình trạng “bội tín lẫn nhau”. Người nông dân thường chỉ bán hàng nông sản qua thương lái mà ít làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp nông sản vì sợ bội tín. Điều này dẫn tới tình trạng tư thương, thương lái ép giá nông sản của nông dân.Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản của Nhà nước được đánh giá là chưa có tính tổng thể, chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Các chính sách của Nhà nước cũng chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ doanh nghiệp, vì vậy, người nông dân chưa được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách này. Ví dụ như mua tạm trữ hàng nông sản; cho doanh nghiệp vay vốn không lãi suất để mua hàng nông sản (đặc biệt là lúa) với giá rẻ…

2. Về tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập

Với tiềm năng rất lớn về nông nghiệp, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản trong điều kiện hội hập hiện nay, cụ thể là:(1) Trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương với các nước trên thế giới (FTA với Hàn Quốc, FTA với Liên minh Châu Âu, TPP, FTA Cộng đồng kinh tế ASEAN…), vì thế, trong thời gian tới, nước ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản với thuế suất thấp hoặc không thuế suất. Bên cạnh đó, nước ta cũng có cơ hội để nhập khẩu các nguyên, phụ liệu nông nghiệp một cách thuận lợi hơn, giá thành rẻ hơn…;(2) Với thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ khắc phục được tình trạng bị phụ thuộc vào một số đối tác, một số thị trường cụ thể;(3) Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các đối tác, đẩy mạnh việc hợp tác phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản.Tuy nhiên, song song với các cơ hội được mở ra, hàng nông sản nước ta cũng đứng trước các thách thức khó khăn lớn. Các thách thức, khó khăn sẽ xuất hiện ngay khi các cam kết thương mại tự do có hiệu lực, cụ thể gồm:(1) Các thị trường này có yêu cầu về kỹ thuật rất cao đối với hàng nông sản như: yêu cầu về nhãn mác hàng hóa, bao bì đóng gói, dư lượng tối đa hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp, tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng… Đây là một thách thức rất lớn mà hàng nông sản Việt nam phải đối mặt;(2) Các thị trường mới theo các hiệp định thương mại tự do thường có yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ (SPS) rất khắt khe kéo theo những khó khăn về mặt thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp sản xuất, dinh doanh hàng nông sản Việt Nam;(3) Các vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ tác động tới ngành công nghiệp dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực phẩm… Điều này kéo theo tình trạng tăng giá thuốc thú y, giá thuốc bảo vệ thực vật gây ra bất lợi cho người nông dân, cho doanh nghiệp;(4) Cạnh tranh khốc liệt giữa nông sản Việt Nam với các nước sẽ khiến doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, dễ dẫn đến phá sản.

3. Về các thách thức và khó khăn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với vai trò là khu vực trọng điểm đóng góp tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất nước ta, các đại biểu cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ hơn về thách thức, cơ hội được đặt ra để đẩy mạnh các lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng có rất nhiều lợi thế, tiềm năng về phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng trong bối cảnh hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải rất nhiều thách thức, cụ thể là:(i) Một trong những khó khăn mang tính khách quan đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là biến đổi khí hậu. Hiện tượng nước biển dâng gây ra tình trạng đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm mặn ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê cho thấy, nếu như đến cuối thế kỷ này nước biển dâng lên 100cm thì 38% diện tích đất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán, bệnh dịch cũng đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng.(ii) Mối liên kết bốn nhà (Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà khoa học – nhà nông) tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa thực sự được phát huy. Liên kết vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa thực sự bền vững đã gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản.(iii) Đất đai manh mún, sản xuất theo hộ gia đình là một trong những khó khăn cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập. Đặc biệt là, hiện nay, các hợp tác xã nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển, chưa vươn lên là đầu mối bảo vệ quyền, lợi ích cho người nông dân.(iv) Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn trên thực tế vì thiếu vốn, thiếu kho chứa sản phẩm, chưa được hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nước…(v) Sự chuẩn bị về hội nhập của doanh nghiệp, người nông dân trong vùng chưa kỹ lưỡng. Đây được đánh giá là thách thức rất lớn cho vùng trong thời gian tới.

4. Về một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận và kiến nghị ba nhóm giải pháp cơ bản như sau:

(i) Chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp, các đối tác khác với người sản xuất nông sản

Một là, cần nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình liên kết giữa các đối tác có lợi ích chung trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản. Một số mô hình điển hình tại Đồng Bằng sông cửu Long đã cho thấy: có những mối liên kết ngang và dọc đã được thiết lập giữa nhà nông, doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà khoa học trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ. Những mô hình này cần bổ sung thêm những đối tác khác để đưa sản phẩm tới tay người dùng như nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại, kiểm định, tiêu chuẩn… Đồng thời cần xây dựng cơ chế hợp đồng trách nhiệm, giải quyết tranh chấp và nâng cao vai trò nhà nước đối với hiệu lực của cơ chế này nhằm khắc phục tình trạng có đối tác vi phạm cơ chế hợp đồng trách nhiệm.Hai là, doanh nghiệp cần xác định vai trò dẫn đầu cơ chế liên kết để bảo đảm đời sống ổn định của người sản xuất bằng ưu thế xây dựng vùng nguyên liệu, cung cấp kỹ thuật, hướng dẫn quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong chuỗi giá trị.

(ii) Tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu

Một là, Cần xác định mục đích sản xuất, yêu cầu về chất lượng sản phẩm gắn với sự phát triển bền vững của môi trường. Và phải xây dựng các vùng chuyên canh với diện tích lớn, quy trình sản xuất đạt chuẩn.Hai là, Cần nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá theo dây chuyền giá trị thương mại của sản phẩm, bao gồm việc nghiên cứu, chế biến sản phẩm chính và các sản phẩm phụ sử dụng công nghệ cao trong quy trình chế biến nông sản thành hàng hoá.Ba là, Cần kết nối sản phẩm vào chuỗi giá trị thương mại toàn cầu thông qua xây dựng thương hiệu, hình ảnh và kết nối mạng lưới kiểm định, tiêu thụ sản phẩm.Bốn là, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua đổi mới quy hoạch đất đai, các chính sách về hợp tác xã nông nghiệp nhằm cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp hàng hoá và kiện toàn các thể chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - thương mại hàng nông sản theo mô hình liên kết, vùng chuyên canh có diện tích lớn.

(iii) Hoàn thiện chính sách vĩ mô, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước


Một là, Nhà nước cần tập trung vào vai trò hướng dẫn, hỗ trợ thị trường, trong đó gồm: (i) đổi mới chính sách về quy hoạch, về quyền tiếp cận đất đai của các hình thức liên kết nhằm cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp hàng hoá, quy hoạch vùng nguyên liệu với sự tham gia của doanh nghiệp; (ii) đổi mới chính sách quản lý thị trường, giá, quản lý chất lượng, tưới tiêu, giống; (iii) cần có chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở giao thông; (iv) cần tổ chức lại hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và các thể chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - thương mại hàng nông sản theo hướng tập trung vào hỗ trợ các mô hình liên kết, vùng chuyên canh có diện tích lớn. Các thể chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần được tổ chức lại để hỗ trợ sản xuất và thương mại hàng hoá. Giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với Bộ công thương cần có chương trình hành động chung hàng năm về sản xuất và tiêu thị hàng nông sản; (v) Nhà nước xây dựng chính sách và môi trường pháp lý bảo vệ sự liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất - thương mại.

Hai là, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và các loại hình sở hữu khác.  
Ba là, Quỹ xúc tiến thương mại cần được sử dụng có trọng điểm, ưu tiên, giúp quảng bá một số hình ảnh, sản phẩm chủ đạo.
Bốn là, Quốc hội cần tăng cường hoạt động giám sát quá trình đàm phán ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do. Các cơ quan dân cử trong chính quyền địa phương cần phối hợp hiệu quả với Quốc hội trong giám sát các chính sách hỗ trợ năng lực hội nhập.

Qua hoạt động cung cấp thông tin phục vụ ĐBQH cho thấy, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và yêu cầu thông tin liên quan tới vấn đề tiêu thụ hàng nông sản. Chính vì vậy, trên cơ sở kết quả của Diễn đàn, Thư viện Quốc hội kính đề nghị lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cho phép biên tập, tổng hợp thành tài liệu tham khảo để cung cấp tới các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII.


 

Video liên quan

Chủ đề