Vai trò của phụ nữ trong đời sống kinh tế

Chứng kiến sự đổi thay của quê hương, đời sống của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, cụ Bùi Thị Rậu, 90 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Bình Định (Kiến Xương) phấn khởi cho biết: Làng giờ đẹp như tranh. Ai đến cũng trầm trồ. Sống trong môi trường như thế này, chúng tôi cảm thấy được thư giãn. Chị em phụ nữ thì năng nổ, tự tin hơn, được chăm lo, bảo vệ, hỗ trợ nhiều mặt. Thế nên chị em càng có ý thức tham gia xây dựng tổ chức hội và quê hương ngày càng phát triển. Đúng như lời cụ Rậu, hiện nay, bên cạnh việc hỗ trợ phụ nữ thực hiện bình đẳng giới, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, các cấp hội phụ nữ cũng triển khai nhiều hoạt động nâng cao kiến thức về mọi mặt và đời sống tinh thần cho phụ nữ.

Gia đình chị Nguyễn Thị Xuyên, thôn Bắc Hải, xã Đông Phong (Tiền Hải) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chồng và con chị là người khuyết tật, không có khả năng lao động. Gánh nặng dồn trên vai người phụ nữ nhỏ bé này. Thế nhưng, sức khỏe của chị Xuyên cũng không được tốt. Nhiều năm nay cả nhà chị sống trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng. Chị Xuyên cho biết: Nhà mình lụp xụp, ẩm mốc, biết là ảnh hưởng sức khỏe nhưng không có tiền để sửa chữa, nói gì đến xây mới. Đành ở vậy thôi. May mắn là năm nay Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã tổ chức vận động quyên góp giúp đỡ, ủng hộ mình 30 triệu đồng cùng với anh em, họ hàng giúp tiền, vật liệu, ngày công để xây mái ấm tình thương cho gia đình. Đặc biệt hơn là nhà được khánh thành đúng ngày Quốc tế người khuyết tật năm 2019. Chị Xuyên chia sẻ, từ ngày có nhà mới, chồng con chị chăm chút nhà cửa lắm, cười nhiều hơn, phấn chấn hơn.

Hơn 7 giờ tối hàng ngày là thời gian mà nhiều phụ nữ trung niên trở lên trong câu lạc bộ khiêu vũ thể thao xã Phú Lương (Đông Hưng) chuẩn bị đi tập khiêu vũ thể thao. Được thành lập từ năm 2017, đây là một trong những địa phương ở nông thôn sớm đưa khiêu vũ đến với chị em. Chị Nguyễn Thị Then, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Lương cho biết: Khi mới thành lập, câu lạc bộ chỉ có vài chục chị tham gia. Nhưng khi tham gia, các chị em nhận thấy đây tuy là một môn nghệ thuật quần chúng đơn giản mà thú vị với những điệu nhảy mang tính hình tượng cao, vui nhộn và hướng về cộng đồng nên câu lạc bộ thu hút gần 300 thành viên tham gia sinh hoạt, trong đó có một câu lạc bộ cho các bà từ 60 tuổi trở lên. Chúng tôi thành lập câu lạc bộ với mong muốn không chỉ thỏa mãn được niềm đam mê mà còn là nơi chị em giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vì thế, câu lạc bộ đã trở thành một môi trường sinh hoạt mới lạ, bổ ích và thiết thực cho hội viên nâng cao sức khỏe. Những điệu nhảy của khiêu vũ thể thao đã tạo sức cuốn hút tới mọi người dân trong xã.

Các phong trào, mục tiêu công tác hội được lồng ghép trong các chương trình văn nghệ của phụ nữ đã mang lại hiệu quả tích cực.

Xây dựng mái ấm tình thương hay thành lập, duy trì các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể thao là những cách làm của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho hội viên. “Phải có những sản phẩm mới, có hiệu ứng lan tỏa, sát đúng với tâm lý phụ nữ thì chị em mới thấy thích thú khi đến với phong trào” - đó là tâm sự của chị Bùi Thị Thơm, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Định (Kiến Xương), một trong những địa phương tiêu biểu trong xây dựng phong trào phụ nữ của tỉnh. Cùng quan điểm trên, chị Trần Thị Hòa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tiền Hải chia sẻ: Chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi để thay đổi cách làm, phương pháp và hình thức tổ chức mang lại hiệu quả cao nhất cho từng hoạt động của phụ nữ. Bởi vậy, cùng với phong trào văn hóa văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thắt chặt tình đoàn kết cũng được chị em hưởng ứng. Ngoài những môn thể thao truyền thống như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, phụ nữ nông thôn đã xây dựng thêm nhiều hoạt động mới, hấp dẫn. Các bài thể dục dưỡng sinh, nhảy dân vũ, tập yoga được thể hiện bằng nhiều hình thức phong phú, tạo không khí sôi nổi và gắn kết. Điều mà Hội LHPN huyện thấy thành công nhất đó là hoạt động ở các chi hội luôn ổn định; chi hội các thôn cũng có những phong trào sáng tạo, phù hợp với điều kiện từng đơn vị. Không tự bằng lòng với những kết quả đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai những phong trào mới và sáng tạo hơn trong thời gian tới.

Một món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của hội viên, phụ nữ nông thôn là được tham gia các mô hình, câu lạc bộ phụ nữ. Có thể kể đến như câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, mô hình địa chỉ tin cậy, mô hình đường hoa phụ nữ... Các cấp hội thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt của các mô hình, câu lạc bộ theo hướng hoạt động thực chất, phù hợp với nhu cầu, điều kiện của hội viên, phụ nữ từng địa phương. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt các mô hình nhằm giúp hội viên, phụ nữ nâng cao hiểu biết, hoàn thiện các kỹ năng trong vai trò làm vợ, làm mẹ, phát huy vai trò quan trọng của bản thân trong xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, tham gia các hoạt động xã hội, tạo điều kiện để phát triển toàn diện. Điển hình như mô hình câu lạc bộ gia đình phụ nữ không có bạo lực gia đình và vi phạm pháp luật xã Hiệp Hòa (Vũ Thư). Câu lạc bộ có 100 thành viên, mỗi quý sinh hoạt một lần; thành viên trong câu lạc bộ có vai trò nòng cốt trong công tác nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động, hòa giải, giúp đỡ các gia đình có mâu thuẫn và cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ở những vùng quê nông thôn mới khang trang, trù phú, yên bình hôm nay đều ngập tràn sắc hoa, các phong trào văn hóa, thể thao. Văn hóa phát triển làm cho người dân gần gũi với nhau hơn, đời sống tinh thần của người dân phong phú, hạnh phúc và tươi mới hơn. Điều này có sự đóng góp không nhỏ của những phụ nữ tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang.

Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển cộng đồng, đời sống kinh tế và giải pháp tăngcường sự tham gia của phụ nữ trong việc hòa nhập với sự phát triển cộng đồngI. Vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong sự hòa nhập vào các dự án phát triển cộng đồng:I.1. Vai trò của phụ nữ trong đời sống kinh tế: Từ những năm 80, các dự án đã chú ý đến sự phát triển của phụ nữ. Người ta nhận thấy một điều rằng: Khi phụ nữ không phải là mục tiêu trực tiếp của phát triển cộng đồng thì họkhông có tiếng nói riêng của mình và ít được chú ý trong việc hình thành các chương trình phát triển. Họ không được hưởng lợi từ dự án và vai trò của họ bị lu mờ so với nam giới, vì nam giới có nhiều cơ hội hơn. Có thể phụ nữ có được nhu cầu thực tiễn nhưng họ không có lợi ích chiến lược. Dự án phát triển cộng đồng hướng đến phát triển chung chung, đảm bảo nhu cầu thực tiễn của người dân, nhưng lại không chú trọng nhiều đến phụ nữ, khiến cho lợi ích chiến lược không được thực hiện. Trong giai đoạn này các tổ chức phát triển đã nhận thấy rằng ngay cả khi lấy phụ nữ làm mục tiêu cũng chưa đủ. Do vậy xu hướng là xem xét phụ nữ trong mối tương quan và sự kết hợp hài hòa với nam giới tạo ra sự phát triển cso hiệu quả nhất. Có nghĩa là người ta không nhìn nhận phụ nữ một cách biệt lập nữa, đây là cách tiếp cận mới trên quan điểm vềgiới và phát triển.Trong nhiều thập kỉ qua, vấn đề chăm soc sức khỏe bà mẹ trẻ em, việc lam cho lao động nữ, sinh đẻ có kế hoạch…được xem xét giải quyết một cách độc lập, và được coi là vấn đềriêng của nam hoặc nữ giới. Các vấn đề này thường được đặt ra riêng ré bên các vấn đề chung cần giải quyết, tách rời các vấn đề về phát triển của xã hội.Song trong lịch sử, nam giới và nữ giới có tương quan và tác động qua lại trong quan hệ gia đình xã hội và chỉ trong sự tương quan ấy mới thấy vai trò của giới. Bất kì ở đâu, lúc nào người ta cũng thấy sự đóng góp công sức to lớn của nữ giới trong các công việc gia đình và xã hội, song dường như sự đóng góp này lại không được công 1nhận một cách chính thức và được đánh giá đúng mức trong các tài liệu thống kê. Nhiều số liệu thống kê không đề cập đến vai trò của nữ giới. mặc dù nữ giới đảm nhiệm rất nhiềucông việc như:- Công việc nội trợ- Phát triển kinh tế hộ gia đình…. Đây cũng là những công việc khó có thể đo, đếm chính xác, nhưng qua đó có thể nói phụ nữ là người chủ yếu chăm lo công việc nuôi sống bản thân gia đình….Ở các nước đanh phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi gần 80% dân số đang sống ở nông thôn, trong đó phụnữ chiếm 51% dân số và hơn 52% lực lượng lao động( số liệu thống kê năm 2000 của TCTK) người phụ nữ phải gánh vác phần lớn công việc trên đồng ruộng. Họ không chỉ lo sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng mà còn cho cả việc xuất khẩu gạo, đóng góp nuôi sống một phần thế giới. Người phụ nữ phải lao động với một cường độ rất lớn. Thời gian làm việc kéo dài mà ít có điều kiện nghỉ ngơi. Tại thành phố, người phụ nữ cũng chịu một sức ép rất lớn về việc làm. Họ cũng phải chịu một gánh nặng về đời sống kinh tế xã hội, và cũng phải hy sinh cho công việc chăm sóc gia đình mà dường như xã hội không tính đến và không trả công cho họ. Những con số do chương trình phát triển phụ nữ đã đưa ra vào năm 1985 tại Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ hai tại Nairobi, thủ đô Kenya đã làm chấn động thế giới:- Phụ nữ chiếm ½ dân số thế giới.- Phụ nữ làm việc 2/3 tổng số thời gian làm việc của thế giới.- Sản xuất ra ½ sản lượng nông nghiệp thế giới.Nhưng:- Họ chiếm 2/3 số mù chữ thế giới- Được hưởng thụ 1/10 thu nhập thế giới- Phụ nữ chiếm 70% số người nghèo trên thế giới Phụ nữ tham gia và có tầm quan trọng trong phát triển thế giới nhưng họ lại là người thiệt thòi nhất, sự thiệt thòi này kéo theo nhiều vấn đề xã hội cản trở phát triển cộng đồng như: bệnh tật, sản xuất thấp, hạn chế về dân trí…Nói về nguyên nhân của vấn đề này Viện nghiên cứu Phát triển xã hội của Liên hiệp quốc 2nhận định rằng đó là sự thất bại về mặt kiến thức, cơ cấu tổức của phong trào phụ nữ và phát triển. Một sự thật hiển nhiên cùng với sự bất bình đẳng về giới đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Đây cũng là vấn đề lớn nhất mà các dự án phát triển cộng đồng đang hướng tới. Vì sự tiến bộ của xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ về giới, mối quan hệ giữa hai giới trong hiện tại và tương lai của sự phát triển, cách tiếp cận giới và phát triển phải được xem xét thực trạng giới nữ ở một vùng, một nước một dân tộc và cả thế giới trong sự so sánh với nam giới. Giải quyết các vấn đề của nữ giới trong mối liên hệ gắn bó với vấn đề chung và cả với nam giới nữa. Cách tiếp cận giới và phát triển khi nhìn vào thực tế xã hội có cùng sự tồn tại, đó là nhìn vào sự chung sống của hai giới trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, những vấn đề riêng của từng giới chỉ được giải quyết trong cái chung dưới sự quan tâm của xã hội. Không chỉ riêng nữ giới mà cần có sự hợp tác chung của hai giới vì lợi ích của sự tiến bộ xã hội. Bởi lẽ :” một quốc gia muốn phát triển bền vững là một quốc gia ở đó sự tăng trưởng kinh tế không làm xấu đi mối quan hệ giữa con người với con người, không gây ra hoặc tăng thêmsự bất công, tệ nận xã hội, không kèm theo sự suy giảm đạo đức, sự xói mòn bản sắc dân tộc và hủy hoại môi trường.” I.2. Vai trò của phụ nữ, giới trong sự phát triển cộng đồng. Trên quan điểm tiếp cận giới trong sự phát triển và vai trò của nữ giới đã được chú trọng trong các dự án phát triển cộng đồng. Họ vừa là người quản lý lại vừa là người thực hiện, các hoạt động của dự án. Sự tham gia của họ là yếu tố cơ bản cho một sự phát triển cân bằng và bền vững, song thực tế những người nghèo và nhất là phụ nữ rất hay bị lãng quên trong các dự án phát triển cộng đồng. Chính vì vậy, việc giám sát giới trong dự án là việc luôn được đặt ra. Cũng như các phương pháp khác việc tiếp cận giới không phải là giải pháp dùng cho mọi vấn đề, nó luôn gặp khó khăn trong công tác thực hiện phát triển cộng đồng. Nó chỉ có thể thực sự có hiệu quả khi trở thành một phần của phương pháp tiếp cận toàn diện với việc phát triển bao gồm cả công tác vận động quần chugns tham gia và hoàn thành mạng lưới hoạt động. Nhìn chung, trong các dự án phát triển được thiết kế có sự 3tham gia của người dân trong cộng đồng – những người sẽ được hưởng lợi, các cán bộ phát triển hỗ trợ có thể bằng các hình thức khác nhau. Chẳng hạn như dạy nghề, tạo điều kiện phát triển hay cung cấp nguồn vốn để người dân có thể sử dụng tốt. Đó là phát triển từ dưới lên trên, từ nhu cầu và nỗ lực của quần chúng tạo ra sự phát triển cộng đồng. Khi lập kế hoạch phát triển làng xã, phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia ( PRA) thường được sử dụng để xem xét nhu cầu, theo dõi hoặc đánh giá các giai đoạncủa dự án, nâng cao chất lượng của chu trình, dự án đang được tiến hành – phương pháp này cần có nhiều thời gian và tạo điều kiện để khai thác chia sẻ thông tin giữa người dân địa phương và cán bộ phát triển một cách tối ưu. Tuy nhiên, cấc thành viên trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, thường là người nghèo và đặc biệt là phụ nữ. Họ có trình độ học vấn thấp, do đó họ thường khó tiếp cận với các kế hoạch phát triển ban đầu cũng như các chu trình cảu dự án. Nếu như những người làm công tác phát triển không khuyến khích họ tham gia thì khó thu hút được sự quan tâm của người dân đặc biệt là nữ giới. Thậm chí, hoạt động này có lợi cho họ nhưng nhận thức của họ có hạn cũng khó khăn trong tổ chức. Thực tế cho thấy, các dự án phát triển cộng đồng thường hướng tới phát triển các vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số. Trong số họ có nhiều người không biết chữ, thậm chí không nói được tiếng Kinh, nhiều cuộc họp thôn bản cũng như các lớp tập huấn cho phụ nữ, phải cử nam giới đi thay để về truyền đạt lại. Đặc biệt là các dự án cho vay vốn của Hội phụ nữ, người quản lý vốn lãi trong các nhóm tiết kiệm – tín dụng của phụ nữ đòi hỏi phải có trình độ đủ dể tính toán các loại lãi, vốn và số tiền phải trả. Công việc này rất khó, đòi hỏi sự tỉ mi cẩn thận và phải biết cách làm, cách giải thích cụ thể cho người vay, vì không phải người vay nào cũng hiểu cách tính. Song, chính qua các hoạt động vay vốn này, cán bộ phụ nữ đã được bồi dưỡng về kiến thức tài chính nâng cao năng lực quản lý và kinnh doanh cho bản thân. Hơn nữa, đa số các dự án cho vay ddeuf quy định phụ nữ phải có phương án sử dụng có hiệu quả, hợp lý số tiền vay và mục đích sinh lời, vì thế họ pahir có các phương án trước khi nhận tiền, từ đó họ chủ động hơn trong tiếp cận vốn và sử dụng vốn. Chính cách này dã tạo cho chị em cách làm ăn và biết tính toán kinh tế. hoạt động của các dự án này không chỉ cung cấp lợi ích kinh tế mà thực sự đã tạo 4ra khả năng kĩ thuật cho phụ nữ. Vai trò của phụ nữ tron dự án được đẩy mạnh, vì họ ngày càng có khả năng, tự tin hơn vào công việc xác đinh và đưa ra giải pháp cho vấn đề riêng của mình mà không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế. Khi được tiếp cận với vốn và biết cách sử dụng vốn, người phụ nữ đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình. Giúp gia đình có cuộc sống tốt, ngoài ra họ còn nâng cao vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Người phụ nữ tự khẳng định được mình, không phải phụ thuộc vào nam giới nữa. Đồng thời họ còn giúp cho sự thúc đẩy của những người phụ nữ khác tham gia vào cộng đồng. Một yếu tố quan trọng khác là họ giúp cho cộng đồng đoàn kết hơn và nâng cao sự công bằng trongcộng đồng. Trong các dự án phát triển cộng đồng của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ ( NGO) thường có một số loại khác nhau. Các hoạt động có liên quan trực tiếp đến phụ nữ như: Tín dụng, chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt – ở đó vai trò cảu phụ nữ đã được khẳng định. Trong các dự án khác như kế hoạch hóa gia đình, quản lý rừng đầu nguồn, chương trình nước sạch, làm ruộng nương đã thu hút được cả nữ giới và nam giới tham gia. Trong nhiều trường hợp nữ giới đã vượt xa nam giới khi đảm nhận các công việc( làm giống lúa, vườn ươm, chăn nuôi, quản lý và phòng trừ dịch hại tổng hợp- IPM). Có thể nói, tuy còn một số nhóm phụ nữ còn thiếu kinh nghiệm và kĩ năng quản lý nhưng bù lại là sự nhiệt tình và tập trung trong công việc. Khi sử dụng phần thu nhập bổ sung của minh, phụ nữ có xu hướng dành nhiều ưu tiên cho con cái hơn là nam giới. Đồng thời họ cũng xây dựng tình đoàn kết xóm làng qua các haojt động hỗ trợ nhau trả nguồn vốn trong tiết kiệm của họ, khuyến khích con người gần gũi nhau hơn trong cuộc sống. Trước khi vay vốn, họ làm ăn tự phát mạnh ai nấy làm. Không có sự tác động qua lại. Khi có dự án vay vốn, họ được vay vốn cùng nhau, cùng nhau học kic thuật, cách quản lý vốn và cùng nhau trả vốn đúng lúc. Từ đó hình thành các mối quan hệ giữa chị em phụ nữ với nhau. Họbắt đầu biết liên kết nhau trong sự cố kết của cộng đồng và hợp tác cùng nhạu phát triển. Ngoài ra họ còn chia sẻ với nhau những kinh nghiệm chăm sóc con cái và gia đình…. Từ đó vị thế của họ được nâng cao, đồng thời tiếng nói của họ có trọng lượng hơn. Người ta cũng nhận thấy răng nữ giới có phẩm chất để tham gia phát triển cộng đồng. họ 5sẵn sàng đấu tranh vì sự công bằng, lẽ phải, luôn ủng hộ những ý kiến tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và ít tham nhũng, lãng phí. Như vậy, khi đầu tư cho phát triển cộng đồng thì cần pphair phát triển phụ nữ…I.3. Sự hòa nhập xã hội của phụ nữ Sự hòa nhập của phụ nữ( chiếm trên 50% dân sô) chính là điều quan trọng để xây dựng một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, sự hòa nhập của phụ nữ có nhiềukhó khăn. Do sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi giữa các thành phần kinh tế làm cho một bộ phận phụ nữ ít có điều kiện trham vào quá trình phát triển cộng đồng. Những phụ nữ ở vùng xâu, vùng xa, phụ nữ đông con thường không có đủ việc làm, không có điều kiện tham gia quản lý và không có sơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều phụ nữ nghèo không có điều kiện phải làm thuê hoặc tự kiếm việc làm và chấp nhận mọi việc làm không ổn định, tiền công thấp. Một bộ phận em bé gái đến tuổi đi học nhưng do điều kiện nhà nghèo không được đến trường, nhiều em phải bỏ học sớm để lao động giúp đỡ bố mẹ. Tất cả những vấn đề này đặt ra sự cần thiết phải xem xét và nâng cao điều kiện và hòa nhập của phụ nữ trong các hoạt động phát triển cộng đồng.II. Xu hướng biến đổi:- Ngày nay các dự án phát triển cộng đồng đã tập trung vào vấn đề phát triển giới. Các dựán không chỉ tập trung giải quyết các nhu cầu thực tiễn của giới mà còn tính đến lợi ích chiến lược, hướng tới sự bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng.- Các dự án về phát triển cộng đồng liên quan nhiều hơn với phát triển phụ nữ như: Đào tạo cán bộ nữ, vay vốn tín dụng của Hội phụ nữ, dự án chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em( đã được đưa vào mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ của Việt Nam). Ngày càng nhiều và góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ và tăng cường bình đẳng giới.- Phụ nữ đang tham gia vào quản lý cũng như thực hiện phát triển cộng đồng với số lượng đông đảo và ngày càng có chất lượng. Số lượng phụ nữ cán bộ tăng lên ở các cấp…- Nam giới cũng đã tham gia nhiều hơn vào các dự án mà trước đây mọi người cho rằng 6chỉ có phụ nữ tham gia như: chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em…III. Một số định hướng chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong phát triển cộng đồng:• Biện pháp chung và quan trọng nhất trong việc biến đổi và thực hiện chính sách phát triển cộng đồng là tuyên truyền giáo dục và mạnh dạn huy động nữ giới tham gia quản lý nhiều hơn ở các cấp, nhất là cấp cơ sở. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nữ giới và tất cả các khâu của quá trình quản lý sự phát triển của xã hội, bao gồm việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch, chương trình, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chính sách. Để làm tốt được điều này thì một mặt cần tiếp tục đấu tranh khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ, mặt khác cần quán triệt sâu rộng quan điểm xem sự tham giacủa phụ nữ là điều kiện quan trọng nhất để khai thác phát huy mạnh mẽ những tiềm năng to lớn của lực lượng chiếm ½ dân số thế giới.• Có chính sách bảo vệ, hỗ trợ một cách cụ thể, thiết thực đối với phụ nữ là nông dân• Mở rộng việc làm và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ• Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo• Xã hội hóa việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ và nâng cvao năng lực vai trò tổ chức xã hội của phụ nữ• Nâng cao nhận thức về giới của cán bộ quản lý và lãnh đạo các cấp• Kiện toàn bộ máy tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ củaphụ nữ từ TW, các bộ ngành đến các địa phương và cơ sở.7

Video liên quan

Chủ đề