Vai trò của môi trường giáo dục mầm non đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

Vai trò của trường mầm non trong việc giúp trẻ phát triển nhận thức là điều vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ hiện nay. Việc phát triển nhận thức sẽ giúp trẻ có đầy đủ các kỹ năng cảm nhận, suy nghĩ, lập luận và giải quyết các vấn đề xung quanh, vận động tư duy tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện mọi mặt trong tương lai. Hãy cùng với Sakura Montessori tìm hiểu chi tiết về vai trò của giáo dục phát triển nhận thức có tác động thế nào tới thế giới của trẻ ở bài viết này nhé.

1.    Nhận thức của trẻ được phát triển như thế nào?

Phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non là tập trung vào việc dạy cho trẻ cách xử lý các thông tin, hình ảnh, hình thành các khái niệm giúp trẻ tạo nên nhận thức riêng cho mình. Từ đó trẻ sẽ tăng cường sử dụng ngôn ngữ, vận động tối đa khả năng tư duy, trí tuệ để giải quyết vấn đề của trẻ gặp phải ở trong cuộc sống hàng ngày.

Quá trình phát triển nhận thức của trẻ sẽ được thực hiện theo một lộ trình nhất định, được hướng dẫn tận tình bởi các thầy cô cũng như cha mẹ giúp trẻ có để trẻ có thể tự hình thành nên quan điểm và nhận thức của riêng mình. Trẻ sẽ hiểu và biết cách ứng xử linh hoạt trong các tình huống mình gặp phải và có thể tự mình giải quyết được nó mà không cần phải nhờ đến bố mẹ hay người thân giúp đỡ.

2.    Vai trò của trường mầm non trong việc giúp trẻ phát triển nhận thức

Vai trò của trường mầm non trong quá trình phát triển nhận thức cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chương trình giáo dục mầm non khoa học giúp trẻ có thể cảm nhận và suy nghĩ được đầy đủ kiến thức về văn hóa, tự nhiên, xã hội,… trong tất cả các lĩnh vực đời sống.

Vì thế mục tiêu chính của giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non sẽ hướng đến các tiêu chí sau:

  • Giúp trẻ khơi gợi sự tò mò về thế giới xung quanh, yêu thích khám phá và đam mê học hỏi nghiên cứu mọi sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Giúp bé phát triển về khả năng quan sát, phán đoán , phân loại, so sánh, chú ý, ghi nhớ có chủ định về mọi vấn đề gặp phải ở cuộc sống.
  • Giúp bé có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản linh hoạt theo những cách khác nhau tùy vào từng tình huống.Từ đó trẻ có thể tự lập, học hỏi và phát triển kỹ năng mềm cho mình nhanh nhất.
  • Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau như: bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
  • Trang bị cho các bé được kiến thức hấp dẫn và cơ bản nhất về nhiều lĩnh vực như toán học, xã hội, văn hóa,..  biết tự khám phá tìm hiểu về con người và sự vật, hiện tượng xảy ra ở xung quanh bé.

Nhiệm vụ của trường mầm non trong việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là giúp và trang bị cho bé có thêm những kiến thức cần thiết, hỗ trợ bé trong quá trình phát triển hoàn thiện nhận thức và tư duy. Trẻ sẽ có những suy nghĩ và quan điểm về sự vật, sự việc của mình và trở nên mạnh mẽ, độc lập hơn, biết cách hành xử đúng mực với mọi người xung quanh.

3.    Cách giúp trẻ phát triển nhận thức tại các trường mầm non

Học tập theo một lộ trình nhất định

Ở các trường mầm non trẻ sẽ được học tập theo một lộ trình nhất định. Các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn vận động cảm giác bằng cách sử dụng những món đồ chơi hấp dẫn, màu sắc lạ mắt kích thích trẻ không ngừng phấn khích và vận động chân thay theo từng thời gian để có thể thưởng thức và giành được đồ vật đó.
  • Giai đoạn tiền thao tác sẽ đánh dấu quá trình nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
  • Giai đoạn thao tác cụ thể, trẻ sẽ khám phá và tìm hiểu thế giới thông qua con mắt quan sát và đưa ra những lý luận đơn giản qua ý hiểu của mình.
  • Giai đoạn tiến triển là thời điểm trẻ có thể nhận thức rõ ràng các khái niệm trừu tượng, khả năng tư duy logic và quyết định được một số hành vi cá nhân của mình.

Thực hành thực tế trong cuộc sống

Những hành động của trẻ trong đời sống hàng ngày như: tự mặc quần áo, tự buộc dây giày, tự chuẩn bị sách vở, đồ ăn,.. thậm chí là chăm sóc dọn dẹp vệ sinh lớp học, lau bụi bẩn trên bàn ghế,… đều là những hành động nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính tự lập ở trẻ. Vì vậy với cách phát triển nhận thức cho trẻ ở các trường mầm non, trẻ được học các bài học thực tế để áp dụng vào cuộc sống. Theo đó, các con được tự phục vụ và chăm sóc bản thân tốt nhất.

Học ngôn ngữ và toán học

Việc cho trẻ làm con quen với mặt chữ và các con số sẽ khích lệ và tiếp thêm niềm yêu thích cho trẻ về bộ môn toán học hơn. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức hoạt động ngoại khóa như: tổ chức các trò chơi, hoạt động múa hát giúp bé có thể giao lưu, làm quen với bạn bè và phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Xem chi tiết hơn về “Cách phát triển nhận thức cho trẻ toàn diện” tại: //sakuramontessori.edu.vn/phat-trien-nhan-thuc-cho-tre-toan-dien-tai-cac-truong-mam-non/

Trên đây là những chia sẻ về vai trò của trường mầm non trong việc giúp trẻ phát triển nhận thức hy vọng sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh nhé. Hiện nay, trường mầm non Sakura Montessori (SMIS) với phương pháp giáo dục Montessori chuẩn quốc tế hiện đại mang luôn đồng hành cùng các em học sinh trên chặng đường thu nạp kiến thức để phát triển toàn diện nhất về mọi mặt. Đây là ngôi trường được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình trong những năm đầu đời.

Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới.

Việc chăm sóc tốt cho trẻ từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Để trẻ có bước đệm tốt nhất trước khi bước vào giáo dục tiểu học cần có 5 lĩnh vực phát triển là kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung, sự trưởng thành tình cảm, năng lực xã hội, sức khỏe và thể chất.

Qua khảo sát của tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục cho thấy, trẻ được đi học mẫu giáo liên tục từ 3 – 5 tuổi có lợi nhiều hơn cho mức độ sẵn sàng đi học của trẻ và có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn trẻ không được đi học liên tục từ 3 – 5 tuổi, đặc biệt là ở lĩnh vực phát triển kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Vì vậy, những trẻ khi bắt đầu đi học giáo dục tiểu học  nhưng chưa được chuẩn bị thường bị thiệt thòi và thường khó có thể bắt kịp bạn bè.

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo tiền đề cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Để thực hiện được điều này giáo dục mầm non cần tập trung  ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Giáo viên mầm non cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Giáo viên được đào tạo sư phạm mầm non tốt sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh nhạy hơn, cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức ngôn ngữ phong phú hơn. Do vậy, cần phải xây dựng được các chương trình đào tạo giáo viên sư phạm mầm non tốt và các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đang giảng dạy để giúp họ có những kiến thức mới về sự phát triển của trẻ.

Liên thông Đại học Sư Phạm Hà Nội cho các giáo viên mầm non hoặc cho giáo viên mầm non đi du học nâng cao trình độ tại các nước phát triển về sư phạm mầm non là những phương pháp chúng ta cần lên áp dụng cho các giáo viên.

Giáo dục mầm non  có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát huy được các khả năng trong con người trẻ. Chính vì thế cần quan tâm chú trọng cấp học này hơn nữa.

Video liên quan

Chủ đề